TIN TỨC-SỰ KIỆN

Những mong ước của một cô bé 13 tuổi ở nông thôn Trung Quốc

Ngày đăng: 30 | 11 | 2007

Tâm sự cảm động thế giới của một bé gái Trung Quốc 13 tuổi đã làm xôn xao cả thế giới xuất bản. Mã Yến, một cô bé người dân tộc Hồi 13 tuổi, được làm khách mời tại Hội chợ sách Paris 2004. Nhật ký Mã Yến đã trở thành best-seller với lượng tiêu thụ hơn 45.000 bản. Cuốn sách lập tức được dịch ra 8 thứ tiếng và trở thành một hiện tượng. Đến nay, ngoài Pháp và Trung Quốc, Nhật ký Mã Yến đã được in ở Italia, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hy Lạp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và sắp tới là Mỹ. Báo chí phương Tây viết về em như một tiếng nói đặc sắc của Trung Quốc. Ngay tại đại lục, Nhật ký Mã Yến cũng khiến em trở nên nổi tiếng: hàng loạt tờ báo viết về em, truyền hình Trung ương Trung Quốc 3 lần mời em làm khách mời. Nhật ký Mã Yến thực sự là một câu chuyện cổ tích của thế giới xuất bản.

Trích đoạn Nhật ký Mã Yến

Thứ sáu, ngày 22-9-2000

Trời quang.

Chiều nay tan học, chúng tôi về nhà ăn cơm. Ăn tối xong, mẹ bảo hai chị em tôi lên nương trồng mạch ba góc để vác những bó đã cắt về nhà. Lúc này tôi gần như không cất nổi bước, nhưng mẹ nói nhất định phải đi. Mẹ đã cắt bao nhiêu là lúa, chúng tôi chỉ có việc chuyển về mà còn không giúp mẹ ư, nhất là bây giờ bố lại đi vắng, tìm việc ở mãi tận Nội Mông?

Mẹ vì cái ăn, cái mặc của chúng tôi mà phải lam lũ vất vả, nếu không mẹ chẳng phải cắt lúa mạch làm gì. Mẹ bảo chúng tôi đi làm là phải lắm, và chúng tôi cũng phải đi thôi. Nếu không thì không xứng công sức của mẹ! Mẹ đã kiệt sức kiếm miếng ăn cho chúng tôi, khi nhà chẳng còn gì, mẹ còn vắt kiệt sức hơn nữa, chẳng biết sống sung sướng là gì. Mẹ không muốn chúng tôi sau này phải khổ sở. Không có ăn thì khổ lắm! Vì vậy còn phải học thật tốt, để không phải khổ như bố mẹ.

Thứ sáu 24-11-2000

Trước trưa hôm nay, bố và mẹ đến trường thăm hai chị em chúng tôi. Còn mang theo một ít gạo và bảo chúng tôi nộp cho thầy giáo chủ nhiệm.

Chuông báo tới giờ học đã vang lên. Chúng tôi lên lớp. Khi tan học, vào buổi chiều, tôi và em trai chạy luôn ra phố. Khi chúng tôi xuống phố thì bố và mẹ đã chuẩn bị đi thăm ông bà ngoại. Bố mẹ nghe nói bà ngoại ốm, cho nên muốn đi thăm bà. Bố mẹ đưa cho tôi một đồng để mua táo, để ăn với bánh bao.

Ngày hôm nay tôi cảm thấy rất buồn. Bạn muốn biết tại sao tôi buồn chứ? Bởi vì buổi sáng tới thăm, bố mẹ nói với tôi: “Khi con về nhà thì hãy cho bò ăn”… Tôi đã từ chối. Lúc về đến nhà, tôi vẫn cho bò ăn. Vì phải cho bò ăn, nên cả hai tay tôi đều bị cứa nứt hết, trông rất đáng sợ. Vậy là, tôi suy nghĩ: tôi chỉ cho bò ăn có một lần, hai tay tôi đã nứt nẻ ra thế này. Còn mẹ, mẹ ngày nào cũng cho bò ăn, thế cho nên tay mẹ mới sưng phồng ra như vậy. Tất cả những gì mẹ làm, thực ra chỉ vì tương lai của các em tôi, của tôi.

Càng nghĩ, tôi càng xúc động, đến mức phát khóc, không nói được nên lời. Bố mẹ hãy về nhanh lên, con cần tình thương yêu của bố mẹ. Con biết sai rồi, được chưa? Hãy về nhanh lên, con nhớ bố mẹ! Về nhanh lên, bố mẹ ơi!

Thứ bảy, 28-7-2001

Trời quang.

Chiều nay, chừng ba bốn giờ gì đó, mẹ ốm đến nỗi không dậy được. Tôi và em trai phải đi tìm thuốc để chữa cho mẹ. Chúng tôi xoa bụng cho mẹ bằng thuốc cao. Chúng tôi còn chưa xoa xong thì anh Mã Nghĩa Vũ, con trai của bác là anh ruột bố tôi đã đến. Ông anh 20 tuổi này vừa mới tốt nghiệp trường kỹ thuật nhưng không kiếm được việc làm. Anh khẳng định rằng muốn có một công việc tốt trong một cơ quan thì phải chạy chọt bằng tiền bạc.

Anh vào nhà ngồi lên giường, có vẻ như đang phiền muộn. Mẹ hỏi:” Cháu đã tìm được việc làm chưa?”. Anh họ nói: ”Tìm được việc thì dễ nhưng phải lo lót. Nếu cháu có hai nghìn đồng, cháu có thể vào làm trong một công ty ngay. Vấn đề là chỉ cần có tiền. Nhưng nhà cháu làm gì có tiền. Mấy ngày nữa cháu sẽ đi kiếm bất cứ việc gì để làm. Khi cháu đã có tiền rồi thì tìm được một công việc tốt cũng không khó”.

Tôi ngồi trên ghế, nhìn thấy nước mắt như sắp trào ra khỏi mắt anh. Khi tôi nhìn mái đầu đã có tóc trắng và khuôn mặt đau khổ của anh, lòng tôi như tan nát. Vì sao con cháu của gia đình có hai đời là quân nhân mà không có việc để làm? Ngày hôm nay, người cháu của một quân nhân đã tốt nghiệp, nhưng không có tiền, không tìm được việc. Xem ra ông trời có mắt mà như mù, chỉ giúp những kẻ độc ác, không hề để ý tới sự sống chết của người lương thiện. Sao lại bất công đến như vậy!

Tôi không biết anh họ phải đi đến tận đâu. Tôi mong sao anh sớm kiếm được một công việc tốt, chỉ thế là tôi đã mừng cho anh ấy.

Thứ hai, 30-7-2001

Chiều nay, khi tôi muốn viết nhật ký thì tìm không thấy bút. Tôi hỏi hai đứa em thì chúng cũng đều nói không thấy. Tôi đến chỗ ngồi viết nhật ký chiều hôm qua tìm, cũng không thấy. Tôi bèn hỏi mẹ xem có thấy bút không. Mẹ nói rằng hôm qua thấy tôi để sách bút trên giường sợ rơi mất, mẹ đã cất vào trong ngăn kéo. Nhưng khi tìm ở đó vẫn không thấy, lòng tôi gần như tan nát.

Hẳn các bạn sẽ bật cười: “Một cái bút có gì là ghê gớm! Làm sao chỉ vì một cây bút mà mi đã xót xa đến như vậy?”. Các bạn chưa thấy hết nỗi khổ mà tôi phải chịu để có được cái bút này. Trong suốt cả hai học kỳ tôi đã không tiêu đồng tiền nào mới mua được nó! Các bạn khác trong lớp đều có đến hai, ba cái bút, tôi thì một cái cũng không có, nên tôi phải chắt bóp mãi mới mua được nó.

Nỗi khổ sở mãi mới có được bút của tôi cũng xuất phát từ chính nỗi khổ của nhà tôi. Số tiền mẹ cho tôi là để mua bánh ăn. Nhưng suốt ngày tôi chỉ ăn cơm hẩm. Tôi quyết nhịn đói, không ăn bánh, để tiết kiệm tiền mua được nó. Vì chiếc bút máy đó, tôi đã khổ sở biết bao nhiêu!

Sau đó, tôi được một cái bút khác. Tôi được tặng vào dịp Tết thiếu nhi 1-6. Vì tôi là “học sinh ba tốt”. Từ đó, tôi không thiếu bút nữa.

Nhưng chiếc bút thân thiết kia mới là chiếc bút để lại cho tôi ấn tượng sâu sắc nhất. Qua nó, tôi hiểu thế nào là cuộc sống khổ ải, thế nào là cuộc sống hạnh phúc. Mỗi lần thấy nó, tôi như thấy bóng dáng của mẹ. Như là mẹ vẫn động viên tôi chăm chỉ học tập để có thể thi vào trường nữ sinh trung học. Nhưng tôi đã làm mẹ phải thất vọng. Tôi thật vô dụng. Ở trường tôi đã sống một cuộc sống không xứng đáng. Ngay trường nữ sinh trung học cũng không vào được. Sống như vậy còn có ích gì?

Có điều tôi vẫn còn lòng tin. Tôi nhất định phải thành công. Tôi sẽ tìm được một công việc lý tưởng, thỏa lòng tôi mong đợi.

 

Theo Nhật ký Mã Yến - NXB Hội nhà văn

NỘI DUNG KHÁC

Phân tích rủi ro: Thông lệ quốc tế và vận dụng cho Việt Nam

30-11-2007

Sáng ngày 21/11/2007, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), Bộ Công thương đã tổ chức buổi tọa đàm về “phân tích rủi ro”. Đây là hoạt động trong hợp phần SPS/TBT nhằm đề xuất một cơ cấu tổ chức phù hợp cho Việt Nam trong việc thực hiện một trong các quy định của Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nông dân Trung Quốc đang thu lợi nhờ thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn

26-11-2007

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).

Trung Quốc xét giảm diện tích xin cấp đất sử dụng của địa phương

22-11-2007

Năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã xét giảm 30% tổng diện tích xin cấp đất sử dụng của các địa phương. Diện tích đất canh tác bị chiếm dụng đã giảm 17% so với năm 2006.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Hợp tác kinh tế Trung Quốc - Asian từ giới hạn ba lĩnh vực chuyển sang đa lĩnh vực

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.

Báo cáo của Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 17

12-11-2007

Chủ đề của Đại hội là: Dương cao ngọn cờ vĩ đãi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng ’ba đại diện’ làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, xúc tiến xã hội hài hoà, phấn đấu giành thắng lợi mới xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Doanh nghiệp Vân Nam không mặn mà với thị trường máy móc nông nghiệp Việt Nam

9-11-2007

Vân Nam là một tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, có diện tích 380.000 km2, nằm trên cao nguyên Vân Quý với dân số trên 40 triệu người thuộc 24 dân tộc. Phía đông nam của Vân Nam, Trung Quốc giáp với biên giới Lào Cai Việt Nam, vì thế nên vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, địa hình để phát triển nông nghiệp ở Vân Nam và Việt Nam rất giống nhau.

11 thành phố hấp dẫn khoe sắc khoe mầu của Trung Quốc-ASEAN

8-11-2007

Bắt đầu từ Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ tư , Hội chợ hàng năm đều sẽ lựa chọn một lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và ASEAN làm chủ đề, hợp tác cảng biển đã trở thành chủ đề hợp tác của Hội chợ năm nay. Để phối hợp với chủ đề này, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đều đã chọn một thành phố cảng trong nước mình làm "thành phố hấp dẫn " để giới thiệu với mọi người diện mạo tràn đầy sức sống và những nét độc đáo của thành phố này.

Kinh tế Quảng Tây tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây

2-11-2007

Cuộc họp báo ngày 26 tháng 10 vừa qua Cục Thống kê tỉnh Quảng Tây đã công bố tình hình phát triển của toàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm nay nhìn chung thu nhập của nhân dân Quảng Tây đều tăng, những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về công nghiệp, đầu tư, chi phí tiêu dùng, xuất nhập khẩu, thu nhập tài chính... đều tăng nhanh, tổng quan phát triển kinh tế của toàn tỉnh tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán phát triển trong năm nay.

Rau Trung Quốc sang Nhật giảm mạnh: Cơ hội cho rau Việt Nam

29-10-2007

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay lượng rau củ Trung Quốc xuất sang Nhật Bản đang ngày càng giảm mạnh. Đây được coi là cơ hội tốt cho rau củ Việt Nam tranh thủ xâm nhập vào thị trường này.

Trung Quốc-Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử

24-10-2007

Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng

Trung Quốc đưa ra 8 chính sách phát triển ngành sữa

18-10-2007

Với 8 biện pháp như tăng mức tiền trợ cấp cho chăn nuôi, giống dự phòng, mua máy móc thiết bị sản xuất, điều chỉnh phạm vi giết mổ... Chính phủ Trung Quốc hi vọng sẽ thúc đẩy ngành sữa phát triển đi lên