TIN TỨC-SỰ KIỆN

Rau Trung Quốc sang Nhật giảm mạnh: Cơ hội cho rau Việt Nam

Ngày đăng: 29 | 10 | 2007

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay lượng rau củ Trung Quốc xuất sang Nhật Bản đang ngày càng giảm mạnh. Đây được coi là cơ hội tốt cho rau củ Việt Nam tranh thủ xâm nhập vào thị trường này.

Lượng nhập khẩu rau, củ tươi từ Trung Quốc vào Nhật Bản đang giảm rất mạnh. Nguyên nhân chủ yếu là do Nhật Bản liên tục phát hiện dư lượng hóa chất trong sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc quá mức cho phép theo Luật an toàn vệ sinh thực phẩm, khiến người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng lo ngại hơn.

Trung Quốc xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 30-50%

Trong nửa đầu năm 2007, lượng nhập khẩu các loại rau chủ yếu từ Trung Quốc vào Nhật Bản giảm từ 30% đến 50%. Đặc biệt, trong tháng 7/2007, thông tin về việc sử dụng nguyên liệu giấy bao bì làm nhân bánh bao ở Trung Quốc đã làm hình ảnh thực phẩm nói chung nhập khẩu từ Trung Quốc trong mắt người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng xấu đi. Các cửa hàng bán lẻ ở Nhật Bản ngày càng thay nhiều mặt hàng rau nhập khẩu từ Trung Quốc bằng mặt hàng rau sản xuất nội địa.

Rau nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 60% tổng lượng rau nhập khẩu từ các nước của Nhật Bản. Tuy nhiên, mặt hàng này đang có chiều hướng giảm ngày càng mạnh.

Theo thống kê, so với cùng kỳ năm ngoái, trong 6 tháng đầu năm 2007 lượng rau nhập khẩu từ Trung Quốc là 241.500 tấn, giảm 21%. Trong đó cà rốt giảm 52%, nấm giảm 31%, hành giảm 29%. Bắt đầu từ năm 2003, với ưu thế giá rẻ, lượng rau sản xuất tại Trung Quốc nhập khẩu vào Nhật đã tăng rất mạnh.

Tuy nhiên, vào năm 2006, do phát hiện dư lượng hóa chất trong rau từ Trung Quốc vi phạm Luật an toàn vệ sinh thực phẩm Nhật Bản nên Nhật Bản đã áp dụng qui chế chặt chẽ hơn. Đặc biệt là mặt hàng nấm đã từng có thời gian bị cấm nhập khẩu vào Nhật Bản. Từ sau thời điểm này, lượng nhập khẩu nhiều loại rau từ Trung Quốc bắt đầu giảm xuống.

Phản ứng của người tiêu dùng Nhật Bản

Hiện nay, nhiều cửa hàng bán lẻ rau của Nhật Bản đã tạm dừng bán rau sản xuất tại Trung Quốc vì người tiêu dùng đang có ấn tượng xấu đối với rau Trung Quốc. Theo thống kê tại một số cửa hàng bán lẻ, dù giá tỏi nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ rẻ bằng 1/10 nhưng doanh số bán không bằng 1/5 so với tỏi sản xuất nội địa.

Đặc biệt, đối với mặt hàng lạc (đậu phộng), mặc dù lượng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 90% tổng tiêu dùng trong nước của Nhật, tuy vậy, mới đây đã xuất hiện nhiều ý kiến cho rằng nên tìm nguồn nhập khẩu lạc từ nước khác.

Chính vì vậy, ngày 16/8/2007 vừa qua, Liên hiệp Hội lạc Nhật Bản đã phải cùng với phía Trung Quốc tổ chức Hội nghị An toàn lạc thực phẩm Nhật Bản - Trung Quốc nhằm trấn an người tiêu dùng Nhật Bản và nỗ lực tìm biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn lạc nhập khẩu từ Trung Quốc. Ngoài ra, các sản phẩm rau, thịt chế biến để dùng làm đồ hộp hay thực phẩm cho các nhà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng giảm gần 50%.

Trong bối cảnh liên tục phát hiện vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm của rau, thực phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc và hiện tượng dán mác giả của thực phẩm nội địa, đã có tới 92% số người tiêu dùng Nhật Bản cho rằng rất chú ý đến sự an toàn của thực phẩm khi mua hàng.

Theo điều tra mới nhất về sự quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm của người Nhật Bản, số người sẵn sàng chi ra số tiền nhiều hơn để được mua thực phẩm có nguồn gốc chứng minh được là sạch tăng so với kết quả điều tra năm 2005. Điều này chứng tỏ người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng lo ngại về hiện tượng vi phạm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của thực phẩm nhập khẩu hiện nay.

Cũng theo kết quả điều tra này, có 68,5% số người tiêu dùng chấp nhận mua với giá cao hơn từ 10% đến 20% rau thông thường nếu mặt hàng rau đó được chứng minh là có nguồn gốc sạch (chẳng hạn, trên bao bì ghi rõ là rau trồng bằng phân hữu cơ...). Đặc biệt, có tới 17,4% số người tiêu dùng chấp nhận mua nếu giá tăng từ 30 đến 50%. Tỷ lệ này cao gấp đôi tỷ lệ tương ứng của kết quả điều tra vào tháng 4 năm 2005.

Cơ hội và thách thức

Việc người tiêu dùng Nhật Bản rất lo ngại về vệ sinh thực phẩm nhập khẩu hiện nay, đặc biệt đối với rau có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã tạo cơ hội cho một số nước có thể xuất khẩu thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng vào thị trường này. Tuy nhiên, cũng chính vì tình trạng này mà người tiêu dùng Nhật Bản ngày càng thận trọng hơn trong việc tiêu dùng thực phẩm nhập khẩu.

Vì vậy, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức đối với thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế cho thấy, các thị trường nhập khẩu mới (thay thế một phần nhập khẩu từ Trung Quốc hiện nay) đều là các nước có trình độ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm cao như Australia, Canada, Hàn Quốc...

Đứng trước tình hình này, Vụ châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương đã chỉ đạo Thương vụ Việt Nam tại Tokyo và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka nhanh chóng tìm và giới thiệu các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu thực phẩm, rau củ từ Việt Nam, đồng thời tích cực tìm kiếm các đối tác có khả năng hợp tác với Việt Nam về mặt công nghệ để sản xuất được sản phẩm đạt yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và đúng thị hiếu tiêu dùng Nhật Bản.

Để Thương vụ có thể tư vấn hiệu quả hơn cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần chủ động liên hệ với Thương vụ (theo địa chỉ email: vntrade.osaka@violin.ocn.ne.jp hoặc vntrade@dream.ocn.ne.jp) để được cung cấp thông tin cập nhật về doanh nghiệp mình và các mặt hàng có khả năng cung cấp sang Nhật Bản hoặc nhu cầu hợp tác với đối tác Nhật Bản để Thương vụ chắp mối tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu hàng thực phẩm nói chung và rau củ nói riêng của Việt Nam sang thị trường Nhật.

Liên hệ với người gửi tin này:
Dương Thùy Linh - duongthuylinh@agro.gov.vn

Xem thông tin gốc tại đây:
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=0901&id=41f7ca610571d1&pageid=1853

NỘI DUNG KHÁC

Trung Quốc-Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử

24-10-2007

Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng

Trung Quốc đưa ra 8 chính sách phát triển ngành sữa

18-10-2007

Với 8 biện pháp như tăng mức tiền trợ cấp cho chăn nuôi, giống dự phòng, mua máy móc thiết bị sản xuất, điều chỉnh phạm vi giết mổ... Chính phủ Trung Quốc hi vọng sẽ thúc đẩy ngành sữa phát triển đi lên

Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ mở rộng thêm một bước dân chủ trong Đảng

18-10-2007

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay đang họp tại Bắc Kinh, Trung tâm báo chí Đại hội ngày 17 tổ chức họp báo, mời Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Âu Dương Tùng giới thiệu tình hình xây dựng Đảng Cộng sản và xây dựng đội ngũ cán bộ Trung Quốc.

Trung Quốc phản đối áp dụng chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch với lý do chất lượng sản phẩm

18-10-2007

Trung Quốc kiên quyết phản đối có một số nước thi hành chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch với cái cớ vấn đề chất lượng sản phẩm, như vậy không những có ảnh hưởng đối với Trung Quốc, cũng không có lợi đối với bản thân những nước này.

Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc quản lý nghiêm ngặt chất lượng hàng xuất khẩu

18-10-2007

Hội chợ Xuất nhập khẩu Trung Quốc lần thứ 102 đang diễn ra tại Quảng Châu, thành phố miền nam Trung Quốc, nhà tổ chức hội chợ cho biết, kiên quyết cấm doanh nghiệp tồn tại vấn đề chất lượng hàng hóa tham gia hội chợ, doanh nghiệp xuất hiện vấn đề chất lượng hàng hóa sẽ bị loại trừ khỏi hội chợ.

Trung Quốc sẽ đưa ra 11 chính sách thúc đẩy ngành sản xuất nguyên liệu dầu thực vật phục hồi và phát triển

15-10-2007

Tin ngày 23 tháng 9 của Tân Hoa Xã từ Bắc Kinh cho biết, Trung Quốc sẽ áp dụng các biện pháp chính sách hiệu quả, cố gắng hết sức tăng động lực, khuyến khích trồng cây nguyên liệu dầu trong nông dân , phục hồi diện tích gieo trồng, nỗ lực nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng, tích cực tìm ra nguyên liệu dầu thực vật đặc trủng, thúc đẩy ngành sản xuất cây lấy dầu nhanh chóng khôi phục và phát triển.

Bộ Nông nghiệp Trung Quốc gửi thư tới nông dân toàn quốc về việc mua và sử dụng vật tư nông nghiệp.

10-10-2007

Vụ thu đông sắp tới để nhân dân đặc biệt là nông dân cảnh giác khi mua thuốc trừ sâu và thuốc thú y Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã trực tiếp gửi thư nhắc nhở nông dân toàn quốc bốn điểm nên và không nên khi mua vật tư nông nghiệp

Tình hình giá rau, quả, thịt tại các chợ đầu mối nông sản Trung Quốc (tuần từ 17-21/9/2007)

9-10-2007

Rau xanh và hoa quả: Trong tuần này (17-21/9/2007) bình quân giá 19 loại rau của 286 nhà cung cấp trên toàn quốc là 1,51 nhân dân tệ/ kg ( tương đương 3,200 đồng ) tăng 7.9 % so với thời gian cùng kỳ. Giá rau hẹ, ớt xanh, hành tây, hành củ có phần tăng, giá khoai tây ổn định, các loại rau khác giá giảm, trong đó giá rau chân vịt, rau cải, cải thảo giảm nhanh, với mức độ phân biệt là 16.6%,13.4% và 10.5%. So với tuần trước giá lê, chuối tiêu và dưa hấu tăng 4%, 2.6%, 6.3% giá táo phú sĩ ổn định.

Trung Quốc tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho nông nghiệp, nông thôn

9-10-2007

Ngân sách nhà nước Trung Quốc đặt việc ủng hộ giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân lên hàng đầu nhằm thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển nông nghiệp hiện đại

Quan niệm bảo vệ tài sản của người dân Trung Quốc có sự thay đổi to lớn kể từ khi thực thi "Luật quyền sở hữu tài sản"

5-10-2007

Trung Quốc (TQ) bắt đầu thực thi "Luật quyền sở hữu tài sản", đây cũng là bộ luật đầu tiên của TQ nhằm bảo vệ chu đáo tài sản cá nhân của nhân dân nước này.

Trung Quốc tăng cường thanh tra hàng nông sản

28-9-2007

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Cao Hồng Tân cho biết khoảng 10 người đã bị bắt giữ và khoảng 100 công ty vi phạm đã phải đóng cửa hoạt động kể từ tháng 8 năm nay. Ông Cao nói rằng Bộ Nông nghiệp đang đặt mục tiêu thanh sát 100% các thành phố vừa và nhỏ nhằm phát hiện những sai phạm về sử dụng thuốc trừ sâu và chất phụ gia chăn nuôi.

Trung Quốc sẽ có biện pháp thúc đẩy ngành sữa phát triển

25-9-2007

Bộ trưởng Tôn Chính Tài cho rằng quốc gia đang triển khai chương trình hành động chỉnh đốn chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng sữa cần chú ý đặt chất lượng lên hàng đầu