TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phân tích rủi ro: Thông lệ quốc tế và vận dụng cho Việt Nam

Ngày đăng: 30 | 11 | 2007

Sáng ngày 21/11/2007, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), Bộ Công thương đã tổ chức buổi tọa đàm về “phân tích rủi ro”. Đây là hoạt động trong hợp phần SPS/TBT nhằm đề xuất một cơ cấu tổ chức phù hợp cho Việt Nam trong việc thực hiện một trong các quy định của Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Phân tích rủi ro (Risk Analysis) là một trong những nội dung quan trọng nhất của Hiệp định SPS. Mục đích của quy định về phân tích rủi ro, cũng như các quy định khác trong hiệp định, là nhằm bảo vệ sức khỏe của vật nuôi, cây trồng và con người trên cơ sở các bằng chứng khoa học mà không làm bóp méo quan hệ thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để có thể vận dụng được quy định này vào thực tiễn, nhất là với thành viên mới gia nhập WTO và là nước đang phát triển như Việt Nam, là điều không hề dễ dàng.

Về cơ bản, phân tích rủi ro đối với hàng hóa nói chung gồm 4 nội dung chính: (i) Xác định nguy cơ (ii) Đánh giá nguy cơ (iii) Quản lý nguy cơ (iv) Truyền thông nguy cơ. Khung phân tích rủi ro về dịch hại đối với cây trồng dựa trên các hướng dẫn của Công ước Bảo vệ Thực vật Quốc tế (IPPC), phân tích rủi ro về dịch bệnh đối với động vật và sản phẩm động vật dựa trên các hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới (OIE), phân tích rủi ro về nguy cơ đối với an toàn thực phẩm dựa trên các hướng dẫn của Ủy ban Codex.

Trên cơ sở các thông lệ quốc tế và kinh nghiệm làm việc tại nhiều nước, và đặc điểm riêng của Việt Nam, hai chuyên gia quốc tế của dự án là Ulrich Kilm (Thụy Sĩ) và Ralf Lopian (Phần Lan) cho rằng, cấu trúc tổ chức cho hoạt động phân tích rủi ro của Việt Nam có thể có các bộ phận với các chức năng cụ thể là:

(i) Cơ quan quản lý nhà nước của từng lĩnh vực (Cục Bảo vệ thực vật, Cục Thú y và Cục An toàn vệ sinh thú y thủy sản của Bộ NN&PTNT, Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm của Bộ Y tế). Trách nhiệm của cơ qua quản lý là lựa chọn các biện pháp quản lý nguy cơ, triển khai việc thực hiện và giám sát có hiệu quả.

(ii) Ban chỉ đạo cho từng lĩnh vực (thực vật, thú y, VSATTP) với sự tham gia của các thành viên có tính chuyên môn cao, thuộc nhiều cơ quan và tổ chức quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp; có nhiệm vụ giám sát, đánh giá về mặt chuyên môn cho hoạt động phân tích rủi ro, đóng vai trò là vùng đệm giữa cấp lập pháp/hành pháp và cấp khoa học, và quan trọng nhất là để đảm bảo tính độc lập, khách quan về khoa học trong phân tích rủi ro.

(iii) Các đơn vị thực hiện phân tích rủi ro. Đây là những đơn vị chuyên môn thuần túy thực hiện các nội dung khoa học của hoạt động phân tích rủi ro, hoạt động trên cơ sở chương trình mà Ban chỉ đạo xây dựng, thực hiện tòan bộ hoặc một phần công việc phân tích rủi ro và có thể hợp tác với các đơn vị nghiên cứu bên ngoài. Nội dung công việc của các đơn vị này tập trung vào xác định, đánh giá và quản lý nguy cơ. Trong giai đoạn quản lý nguy cơ, phải đưa ra được các giải pháp kiểm soát nguy cơ khác nhau để cơ quan quản lý lựa chọn.

(iv) Đội ngũ chuyên gia bên ngoài. Mục đích là nhằm huy động tri thức, kinh nghiệm từ bên ngoài do các đơn vị thực hiện phân tích rủi ro không thể đảm đương hết công việc phân tích rủi ro. Ngoài ra, đội ngũ chuyên gia bên ngoài cũng có thể là một nguồn đánh giá độc lập, song song với hoạt động phân tích rủi ro của các đơn vị phân tích rủi ro, do vậy tăng tính khách quan của các biện pháp quản lý được đưa ra cho cơ quan quản lý lựa chọn.

Theo các đại biểu từ các Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, Bộ Y tế, Tổng cục đo lường chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ), việc vận dụng được các quy định, hướng dẫn, thông lệ và kinh nghiệm quốc tế vào điều kiện của Việt Nam là không hề đơn giản.

Về tổ chức, ba lĩnh vực bảo vệ thực vật, thú y (bao gồm cả động vật trên cạn và dưới nước) và vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay được giao cho hai bộ quản lý là Bộ NN&PTNT (mới nhập thêm lĩnh vực thủy sản) và Bộ Y tế. Ngoài hai bộ này, các Bộ Công Thương, cơ quan hải quan cũng có liên hệ chặt chẽ. Nhưng thực tế sự liên kết về mặt chức năng giữa các cơ quan này trong việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa từ khâu sản xuất tới tiêu dùng trong nước, cũng như đối với hàng hóa xuất-nhập khẩu vẫn chưa được thực hiện tốt. Hiện nay cũng đã có một số hình thức tổ chức liên ngành được thành lập như Tổ liên ngành về VSATTP nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao. Bản thân trong các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã có các tổ chức, đơn vị và hoạt động gần tương tự với nội dung phân tích rủi ro, nhưng còn phân tán và đặc biệt chưa đảm bảo tính chất độc lập, khách quan cũng như chất lượng về mặt khoa học. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị còn nhiều hạn chế, v.v….

Như vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể là thực hiện các quy định trong các Hiệp định của WTO, trong đó có Hiệp định SPS và quy định về phân tích rủi ro sẽ vẫn chưa được thực hiện một cách hiệu quả nếu không có những thay đổi căn bản về cấu trúc tổ chức của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan, và kèm theo đó là thay đổi về chức năng-nhiệm vụ của các cơ quan này; nếu như không có sự đầu tư dài hạn và tập trung về con người và trang thiết bị nghiên cứu khoa học, nghiên cứu chính sách, v.v…

NỘI DUNG KHÁC

Nông dân Trung Quốc đang thu lợi nhờ thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn

26-11-2007

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).

Trung Quốc xét giảm diện tích xin cấp đất sử dụng của địa phương

22-11-2007

Năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã xét giảm 30% tổng diện tích xin cấp đất sử dụng của các địa phương. Diện tích đất canh tác bị chiếm dụng đã giảm 17% so với năm 2006.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Hợp tác kinh tế Trung Quốc - Asian từ giới hạn ba lĩnh vực chuyển sang đa lĩnh vực

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.

Báo cáo của Hồ Cẩm Đào tại Đại hội 17

12-11-2007

Chủ đề của Đại hội là: Dương cao ngọn cờ vĩ đãi chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng quan trọng ’ba đại diện’ làm chỉ đạo, đi sâu quán triệt thực hiện quan điểm phát triển khoa học, tiếp tục giải phóng tư tưởng, kiên trì cải cách mở cửa, thúc đẩy phát triển khoa học, xúc tiến xã hội hài hoà, phấn đấu giành thắng lợi mới xây dựng toàn diện xã hội khá giả.

Doanh nghiệp Vân Nam không mặn mà với thị trường máy móc nông nghiệp Việt Nam

9-11-2007

Vân Nam là một tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, có diện tích 380.000 km2, nằm trên cao nguyên Vân Quý với dân số trên 40 triệu người thuộc 24 dân tộc. Phía đông nam của Vân Nam, Trung Quốc giáp với biên giới Lào Cai Việt Nam, vì thế nên vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, địa hình để phát triển nông nghiệp ở Vân Nam và Việt Nam rất giống nhau.

11 thành phố hấp dẫn khoe sắc khoe mầu của Trung Quốc-ASEAN

8-11-2007

Bắt đầu từ Hội chợ Trung Quốc-ASEAN lần thứ tư , Hội chợ hàng năm đều sẽ lựa chọn một lĩnh vực hợp tác trọng điểm giữa Trung Quốc và ASEAN làm chủ đề, hợp tác cảng biển đã trở thành chủ đề hợp tác của Hội chợ năm nay. Để phối hợp với chủ đề này, Trung Quốc và 10 nước ASEAN đều đã chọn một thành phố cảng trong nước mình làm "thành phố hấp dẫn " để giới thiệu với mọi người diện mạo tràn đầy sức sống và những nét độc đáo của thành phố này.

Kinh tế Quảng Tây tăng trưởng cao nhất trong 10 năm trở lại đây

2-11-2007

Cuộc họp báo ngày 26 tháng 10 vừa qua Cục Thống kê tỉnh Quảng Tây đã công bố tình hình phát triển của toàn tỉnh trong 3 tháng đầu năm nay nhìn chung thu nhập của nhân dân Quảng Tây đều tăng, những chỉ tiêu kinh tế chủ yếu về công nghiệp, đầu tư, chi phí tiêu dùng, xuất nhập khẩu, thu nhập tài chính... đều tăng nhanh, tổng quan phát triển kinh tế của toàn tỉnh tốt hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và dự đoán phát triển trong năm nay.

Rau Trung Quốc sang Nhật giảm mạnh: Cơ hội cho rau Việt Nam

29-10-2007

Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, hiện nay lượng rau củ Trung Quốc xuất sang Nhật Bản đang ngày càng giảm mạnh. Đây được coi là cơ hội tốt cho rau củ Việt Nam tranh thủ xâm nhập vào thị trường này.

Trung Quốc-Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử

24-10-2007

Chính sách “Tam nông ”bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử, sản xuất lương thực tăng hàng năm, thu nhập của nông dân tăng, nông thôn phát triển toàn diện. Ngân sách Trung ương dành hỗ trợ các dự án “Tam nông ” không ngừng tăng, năm nay đạt 3917 tỷ NDT (tương đương 861.7 tỷ đồng). Cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn (NNNT) không ngừng cải thiện, các hạng mục xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa đã đạt được những bước đột phá quan trọng

Trung Quốc đưa ra 8 chính sách phát triển ngành sữa

18-10-2007

Với 8 biện pháp như tăng mức tiền trợ cấp cho chăn nuôi, giống dự phòng, mua máy móc thiết bị sản xuất, điều chỉnh phạm vi giết mổ... Chính phủ Trung Quốc hi vọng sẽ thúc đẩy ngành sữa phát triển đi lên

Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ mở rộng thêm một bước dân chủ trong Đảng

18-10-2007

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc hiện nay đang họp tại Bắc Kinh, Trung tâm báo chí Đại hội ngày 17 tổ chức họp báo, mời Phó trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Âu Dương Tùng giới thiệu tình hình xây dựng Đảng Cộng sản và xây dựng đội ngũ cán bộ Trung Quốc.