TIN TỨC-SỰ KIỆN

Phải giải quyết vấn đề “tam nông” trong bối cảnh mới của đất nước

Ngày đăng: 06 | 12 | 2007

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí về vấn đề tam nông. Dưới đây là một số trích lược của cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề này.

Thưa Bộ trưởng, Đề án quan trọng này gồm những nội dung gì?

Hiện nay chúng tôi đang trong quá trình soạn thảo. Nói gì ngay bây giờ là hơi sớm. Nhưng chúng tôi sẽ cố gắng nêu đúng những vấn đề bức xúc đang đặt ra hiện nay và đề xuất những giải pháp để giải quyết. Đề án này được đặt ra trong bối cảnh mới của đất nước. Nổi bật nhất là quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tiếp đến là vai trò, vị trí mới của nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việc thu hồi đất của nông dân , di dân từ nông thôn ra thành thị đang diễn ra. Bộ trưởng có đánh giá gì trước thực tế này?

Việc thu hồi đất nông nghiệp là thực tế ở nông thôn hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cần có sự điều chỉnh cho phù hợp. Làm sao giải quyết hài hòa, vừa phát triển công nghiệp vừa đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của bà con nông dân. Việc di dân từ nông thôn ra thành thị là một quá trình tất yếu. Nếu kinh tế nông thôn phát triển chậm và chúng ta chỉ tập trung đầu tư vào đô thị thì quá trình di dân sẽ diễn ra ồ ạt, dẫn đến những khó khăn cho khu vực đô thị như tắc nghẽn giao thông, áp lực đối với các dịch vụ công tại đô thị. Chúng ta mong muốn quá trình di dân phù hợp với tiến trình phát triển của cả nông thôn và thành thị. Do vậy, chiến lược tốt nhất là phải tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn để tạo điều kiện cho bà con nông dân có việc làm, thu nhập ngay tại quê nhà. Khi việc di dân có kiểm soát thì sẽ bền vững hơn.

Việc tích tụ ruộng đất đang diễn ra tại nông thôn nhưng chưa phát triển mạnh bởi thiếu chính sách thúc đẩy. Tới đây, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề ra sao, thưa Bộ trưởng?

Tích tụ ruộng đất là một quá trình tất yếu, nhưng phải diễn ra phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tức là chúng ta phát triển công nghiệp, tạo việc làm, thu hút lao động từ nông thôn. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện việc tích tụ ruộng đất. Chúng ta không thể “đốt cháy giai đoạn”, tích tụ ruộng đất bằng mọi cách trong khi số bà con nông dân đang còn sống chủ yếu từ làm nông nghiệp.

Chúng ta cần tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn nhưng ngân sách dành cho khu vực này trong năm tới lại không gia tăng. Bộ trưởng nghĩ sao về vấn đề này?

Đây là vấn đề đã được nhiều đại biểu QH lưu ý trong phần thảo luận. Chính phủ đang cố gắng cân đối, bổ sung nguồn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn bằng nhiều nguồn từ vốn ngân sách, trái phiếu, chính phủ, ODA… Theo tôi có một nguồn rất quan trọng là đầu tư của doanh nghiệp và chính người nông dân. Chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh cơ chế chính sách để thu hút nhiều hơn nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước vào khu vực nông thôn. Phải coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Vừa qua, Bộ Tài chính đưa ra số liệu hiện có tới 301 loại phí và lệ phí trong khi đời sống nhân dân cải thiện rất chậm, đây là một gánh nặng rất lớn với nông dân, thưa Bộ trưởng?

Chúng tôi đã phối hợp với Bộ Tài chính tiến hành điều tra về vấn đề này và đã có báo cáo lên Thủ tướng và đề xuất miễn giảm một số loại phí, lệ phí.

Đề án “tam nông” sẽ tổng kết lại việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thời gian qua. Vậy theo Bộ trưởng, nông thôn hiện nay có gì biến chuyển so với trước?

Rõ ràng so với năm 2002, thu nhập và đời sống của đa số bà con nông dân được cải thiện. Bộ mặt của nông thôn nhiều vùng đã đổi khác. Tất nhiên là còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Thậm chí còn xuất hiện những vấn đề mới trong quá trình phát triển như: Thách thức về cạnh tranh; yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Cùng với đó, những tồn tại cũ như nghèo đói, việc làm, môi trường vẫn đang bức xúc. Chúng ta cần giải quyết tốt hơn tất cả những thách thức này…

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

                                                                      (Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)

NỘI DUNG KHÁC

Những điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

5-12-2007

Xung quanh vấn đề tam nông, AGROINFO xin trích đăng bài viết của tác giả Vương Thái, Tổng biên tập tờ "Nông dân Nhật báo" của Trung Quốc. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới với việc cần phải giải quyết: 1 hạt nhân, 2 phương diện, 3 mấu chốt, 4 quan hệ.

Năm 2010 thương mại Việt- Trung đạt 15 tỷ USD sẽ trở thành hiện thực

4-12-2007

Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành phát biểu trong " Diễn đàn đầu tư kinh doanh Việt- Trung", dựa trên tình hình phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch giữa hai nước, lãnh đạo hai nước đều khẳng định đến năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai nước sẽ đạt mức 15 tỷ USD.

Đối thoại về "Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2008" của Ngân hàng Thế giới

10-12-2007

Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Phát triển Kinh tế (CEDS) và Tổ chức ActionAid quốc tế (AAI) phối hợp tổ chức

Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh

2-12-2007

Mấy năm gần đây, trên địa bàn cả nước, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học

30-11-2007

Hiện nay nhiều nhà khoa học trẻ (trên dưới 40) trong và ngoài nước, hiện đang nghiên cứu khoa học rất tích cực ủng hộ đòi hỏi phải có yếu tố “công bố quốc tế” trong việc đánh giá các đề tài khoa học.

Những mong ước của một cô bé 13 tuổi ở nông thôn Trung Quốc

30-11-2007

Tâm sự cảm động thế giới của một bé gái Trung Quốc 13 tuổi đã làm xôn xao cả thế giới xuất bản. Mã Yến, một cô bé người dân tộc Hồi 13 tuổi, được làm khách mời tại Hội chợ sách Paris 2004. Nhật ký Mã Yến đã trở thành best-seller với lượng tiêu thụ hơn 45.000 bản. Cuốn sách lập tức được dịch ra 8 thứ tiếng và trở thành một hiện tượng. Đến nay, ngoài Pháp và Trung Quốc, Nhật ký Mã Yến đã được in ở Italia, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hy Lạp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và sắp tới là Mỹ. Báo chí phương Tây viết về em như một tiếng nói đặc sắc của Trung Quốc. Ngay tại đại lục, Nhật ký Mã Yến cũng khiến em trở nên nổi tiếng: hàng loạt tờ báo viết về em, truyền hình Trung ương Trung Quốc 3 lần mời em làm khách mời. Nhật ký Mã Yến thực sự là một câu chuyện cổ tích của thế giới xuất bản.

Phân tích rủi ro: Thông lệ quốc tế và vận dụng cho Việt Nam

30-11-2007

Sáng ngày 21/11/2007, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), Bộ Công thương đã tổ chức buổi tọa đàm về “phân tích rủi ro”. Đây là hoạt động trong hợp phần SPS/TBT nhằm đề xuất một cơ cấu tổ chức phù hợp cho Việt Nam trong việc thực hiện một trong các quy định của Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nông dân Trung Quốc đang thu lợi nhờ thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn

26-11-2007

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).

Trung Quốc xét giảm diện tích xin cấp đất sử dụng của địa phương

22-11-2007

Năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã xét giảm 30% tổng diện tích xin cấp đất sử dụng của các địa phương. Diện tích đất canh tác bị chiếm dụng đã giảm 17% so với năm 2006.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.

Hợp tác kinh tế Trung Quốc - Asian từ giới hạn ba lĩnh vực chuyển sang đa lĩnh vực

15-11-2007

Hội thảo trong thời gian diễn ra Hội chợ Trung Quốc - ASEAN lần thứ tư tại Nam Ninh, thủ phủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành đã chỉ rõ, kết cấu xuất nhập khẩu thương phẩm đang không ngừng thay đổi, các sản phẩm sơ cấp dần dần chuyển hướng sang phát triển các sản phẩm chế tạo công nghiệp như: sản phẩm cơ điện và sản phẩm kỹ thuật cao.