TIN TỨC-SỰ KIỆN

Môi trường đầu tư: “Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục”

Ngày đăng: 06 | 12 | 2007

Bên lề Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức tại Hà Nội ngày 4/12, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã có cuộc trao đổi với báo giới về một số vấn đề “nóng”, đang được các nhà đầu tư quan tâm thảo luận.

Thưa Bộ trưởng, các nhà đầu tư vẫn đề cập đến những vấn đề vướng mắc cũ tại Diễn đàn này, dường như chưa có gì thay đổi?

Chúng ta vẫn đang cải thiện liên tục. Từ chỗ môi trường đầu tư không tốt nay đã tốt dần lên. Những vấn đề cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, đất đai không thể ngay một lúc có thể giải quyết được tất cả 100%. Năm nay là năm môi trường đầu tư tốt nhất, các nhà đầu tư đã ít phàn nàn.

Thực tế chỉ số cạnh tranh của Việt Nam qua điều tra của các tổ chức quốc tế đã khẳng định thực tế đó. Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong 10 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư nhất trên thế giới, theo đánh giá của Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc (UNCTAD).

Đâu là phương án giải quyết những vấn đề đang được các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm hiện nay?

Có 4 vấn đề lớn cần chú ý hoàn thiện trong môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Thứ nhất là vấn đề nguồn nhân lực. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của Việt Nam mới chỉ đạt 30%, đặc biệt một số cán bộ lành nghề, các kỹ sư phục vụ cho công nghệ cao hiện còn rất thiếu. Họ nói rất đúng, và Chính phủ cũng đã thấy. Trong quá trình phát triển chúng ta cần nâng dần tỉ lệ lao động được đào tạo ngày càng cao hơn.

Vấn đề thứ hai là cơ sở hạ tầng, đây là vấn đề các nhà đầu tư và Chính phủ cũng đã biết. Tuy nhiên, vấn đề này không phải một lúc chúng ta có thể giải quyết xong được. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có nhiều tiền vốn để chuẩn bị. Do đó, trong chương trình hành động của Chính phủ cũng như trong báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội cũng đã nhấn mạnh vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng. Coi đây là vấn đề ưu tiên trong thời gian tới để đảm bảo Việt Nam có một tốc độ tăng trưởng cao hơn.

Vấn đề thứ ba được các nhà đầu tư quan tâm liên quan đến đất đai. Quả thực đất đai đang là vấn đề lớn khi thị trường bất động sản đang lên giá và chi phí để có được mặt bằng trong đầu tư phát triển vẫn cao. Chính phủ đã dùng nhiều biện pháp để đảm bảo có đủ đất cho các nhà đầu tư bằng cách xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp trên cơ sở đó đảm bảo cung cấp giá đất ổn định cho nhà đầu tư.

Vấn đề thứ tư liên quan đến thủ tục hành chính. Hiện nay, thủ tục hành chính đã được Chính phủ chú ý rất nhiều và Chính phủ đã ra các quyết định mạnh mẽ trong vấn đề phân cấp, như đăng ký kinh doanh, chứng nhận đầu tư, cấp phép đầu tư cũng đang phân cấp cho địa phương. Hiện nay, vấn đề cần chú ý thêm là thời gian nộp thuế và cấp phép trong xây dựng.

Đây là những vấn đề đã được các nhà đầu tư và doanh nghiệp nêu, Chính phủ đang có những biện pháp để giải quyết.

Nhà đầu tư vẫn “kêu khổ” vì cơ sở hạ tầng hạn chế. Rất nhiều nhà đầu tư muốn được tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng nhưng thực tế không phải nhà đầu tư nào cũng được tham gia?

Đúng là vấn đề cơ sở hạ tầng được các nhà đầu tư quan tâm nhưng không phải nhà đầu tư nào cũng vào được. Cơ sở hạ tầng là những công trình đầu tư đòi hỏi thời gian thu hồi vốn lâu và để đảm bảo điều này lại đòi hỏi có nguồn vốn lớn cho nên không phải tất cả các nhà đầu tư đều có thể tham gia được vào tất cả các dự án.

Chính vì thế những dự án có khả năng thu hồi vốn sẽ khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân tham gia. Với những dự án không có khả năng thu hồi vốn thì Chính phủ phải sử dụng nguồn lực của mình để thực hiện.

Thưa Bộ trưởng, việc phân cấp trong quản lý như hiện nay đã giảm thiểu phiền hà về thủ tục đầu tư so với trước kia?

Phải nói đó là việc làm đúng đắn của Chính phủ, hợp với xu hướng cải cách hành chính của chúng ta. Chúng ta không nên tập trung quá nhiều vào trung ương mà nên phân cấp địa phương. Bởi vì địa phương sát người dân, doanh nghiệp hơn, họ lo giải quyết vấn đề cấp bách của địa phương mình.

Do đó mỗi địa phương họ có một trách nhiệm trong thu hút đầu tư, tạo khả năng cho các địa phương chủ động thu hút đầu tư và họ làm tốt việc này, thực tế đã đem lại kết quả như ngày hôm nay.

Nguồn: Vneconomy

NỘI DUNG KHÁC

Phải giải quyết vấn đề “tam nông” trong bối cảnh mới của đất nước

6-12-2007

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát trả lời báo chí về vấn đề tam nông. Dưới đây là một số trích lược của cuộc phỏng vấn xoay quanh vấn đề này.

Những điểm cần phải giải quyết trong việc xây dựng nông thôn mới

5-12-2007

Xung quanh vấn đề tam nông, AGROINFO xin trích đăng bài viết của tác giả Vương Thái, Tổng biên tập tờ "Nông dân Nhật báo" của Trung Quốc. Quan điểm về xây dựng nông thôn mới với việc cần phải giải quyết: 1 hạt nhân, 2 phương diện, 3 mấu chốt, 4 quan hệ.

Năm 2010 thương mại Việt- Trung đạt 15 tỷ USD sẽ trở thành hiện thực

4-12-2007

Phó Bộ trưởng Bộ Thương Mại Cao Hổ Thành phát biểu trong " Diễn đàn đầu tư kinh doanh Việt- Trung", dựa trên tình hình phát triển hợp tác kinh tế mậu dịch giữa hai nước, lãnh đạo hai nước đều khẳng định đến năm 2010 kim ngạch mậu dịch hai nước sẽ đạt mức 15 tỷ USD.

Đối thoại về "Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2008" của Ngân hàng Thế giới

10-12-2007

Hội thảo do Trung tâm nghiên cứu Phát triển Kinh tế (CEDS) và Tổ chức ActionAid quốc tế (AAI) phối hợp tổ chức

Sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh

2-12-2007

Mấy năm gần đây, trên địa bàn cả nước, các nông, lâm trường quốc doanh thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, và bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn nhiều khó khăn, vướng mắc chậm được tháo gỡ.

Quốc tế hóa quá trình quản lý khoa học

30-11-2007

Hiện nay nhiều nhà khoa học trẻ (trên dưới 40) trong và ngoài nước, hiện đang nghiên cứu khoa học rất tích cực ủng hộ đòi hỏi phải có yếu tố “công bố quốc tế” trong việc đánh giá các đề tài khoa học.

Những mong ước của một cô bé 13 tuổi ở nông thôn Trung Quốc

30-11-2007

Tâm sự cảm động thế giới của một bé gái Trung Quốc 13 tuổi đã làm xôn xao cả thế giới xuất bản. Mã Yến, một cô bé người dân tộc Hồi 13 tuổi, được làm khách mời tại Hội chợ sách Paris 2004. Nhật ký Mã Yến đã trở thành best-seller với lượng tiêu thụ hơn 45.000 bản. Cuốn sách lập tức được dịch ra 8 thứ tiếng và trở thành một hiện tượng. Đến nay, ngoài Pháp và Trung Quốc, Nhật ký Mã Yến đã được in ở Italia, Thụy Điển, Hà Lan, Nhật Bản, Hy Lạp, Đài Loan, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Anh và sắp tới là Mỹ. Báo chí phương Tây viết về em như một tiếng nói đặc sắc của Trung Quốc. Ngay tại đại lục, Nhật ký Mã Yến cũng khiến em trở nên nổi tiếng: hàng loạt tờ báo viết về em, truyền hình Trung ương Trung Quốc 3 lần mời em làm khách mời. Nhật ký Mã Yến thực sự là một câu chuyện cổ tích của thế giới xuất bản.

Phân tích rủi ro: Thông lệ quốc tế và vận dụng cho Việt Nam

30-11-2007

Sáng ngày 21/11/2007, Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP), Bộ Công thương đã tổ chức buổi tọa đàm về “phân tích rủi ro”. Đây là hoạt động trong hợp phần SPS/TBT nhằm đề xuất một cơ cấu tổ chức phù hợp cho Việt Nam trong việc thực hiện một trong các quy định của Hiệp định kiểm dịch động thực vật (SPS) của Tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nông dân Trung Quốc đang thu lợi nhờ thị trường giao dịch nông sản kỳ hạn

26-11-2007

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường kỳ hạn ở Trung Quốc không chỉ thể hiện ở sự tăng trưởng về chủng loại sản phẩm. Số lượng và kim ngạch giao dịch kỳ hạn năm 2000 đạt 3,9 nghìn tỷ (tương đương 8697 tỷ VND), 1390 vạn lượt. Từ tháng 1-9 năm 2007, số lượng giao dịch giao hàng kỳ hạn đạt 4600 vạn lượt, kim ngạch giao dịch đạt 26 nghìn tỷ NDT (57,2 nghìn tỷ).

Trung Quốc xét giảm diện tích xin cấp đất sử dụng của địa phương

22-11-2007

Năm 2007 Chính phủ Trung Quốc đã xét giảm 30% tổng diện tích xin cấp đất sử dụng của các địa phương. Diện tích đất canh tác bị chiếm dụng đã giảm 17% so với năm 2006.

100 nghìn "Hộ trung tâm" trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới

20-11-2007

Tỉnh Hắc Long Giang có một số "Hộ trung tâm" nông thôn tuyên truyền thời sự, hòa giải mâu thuẫn, phổ biến kỹ thuật, tổ chức các hoạt động văn nghệ và thể thao, họ dẫn dắt bà con học và làm, đã trở thành lực lượng chủ chốt xây dựng nông thôn mới.