ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu tính toán độ ẩm của đất khu vực Bắc Tây Nguyên sử dụng ảnh Landsat 8

Ngày đăng: 11 | 10 | 2018

Tính toán độ ẩm của đất sử dụng dữ liệu vệ tinh là một trong những ứng dụng cơ bản. Giám sát độ ẩm của đất giúp chúng ta quan trắc được hạn hán xảy ra tại khu vực Bắc Tây Nguyên. Nghiên cứu này sử dụng các kết quả đo, tính toán độ ẩm của đất trong phòng thí nghiệm và phân tích ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI thu được trong tháng 3 năm 2015 để xây dựng phương trình tính toán độ ẩm của đất tại khu vực Bắc Tây Nguyên. Kết quả phân tích cho thấy độ ẩm của đất có quan hệ chặt chẽ với tỷ số kênh 5 trên kênh 7 của ảnh Landsat 8 bằng phương trình hàm số logarit (r2=0.73, SE = 0.07). Độ ẩm của đất nhỏ hơn 90% có độ tương quan cao với khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán và điều kiện khí hậu tại khu vực Bắc Tây Nguyên.

1. Mở đầu

Những tiến bộ trong công nghệ viễn thám về sự phát triển chức năng bộ cảm và độ phân giải hình ảnh theo không gian và thời gian đã mang lại nhiều kỹ thuật để tính toán các tính chất của đất như độ ẩm (Soil Moisture), hàm lượng hữu cơ, thành phần cơ giới, vv. Thông tin về độ ẩm của đất đóng vai trò quan trọng trong dự đoán thiên tai (lũ lụt và hạn hán), giám sát sự thay đổi môi trường (bão cát và xói mòn) và ứng dụng trong thủy văn [1-3]. Việc đo chính xác độ ẩm của đất tại vị trí xác định cần chi phí cao do lặp lại quá trình lấy mẫu để phân tích những thay đổi định kỳ về độ ẩm của đất. Trong khi, các nghiên cứu độ ẩm của đất bằng công nghệ viễn thám dựa trên sự phản xạ của đất trong dải phổ từ 0.4-2.5µm có khả năng thu thập thông tin từ nhiều mẫu đất khác nhau trên một khu vực quy mô lớn với độ phân giải cao. Bên cạnh những ưu điểm trên, ứng dụng công nghệ viễn thám để tính toán độ ẩm còn tồn tại một số hạn chế như bị nhiễu loạn do mây gây ra và bị nhiễu bởi các đối tượng khác trên mặt đất như nhà cửa và cây cối [1]. Do đó, ứng dụng viễn thám tính toán độ ẩm của đất áp dụng hiệu quả và chính xác cao với những khu vực đất trống hoặc ít cây cối với độ sâu từ 5 cm lên đến bề mặt đất [1-2].

Phương pháp sử dụng bộ cảm biến từ xa để tính độ ẩm của đất dựa trên cơ sở ảnh vệ tinh chụp và ghi nhận được tính chất bề mặt đất và thực vật. Một số nghiên cứu sử dụng viễn thám siêu cao tần chủ động hoặc viễn thám siêu cao tần thụ động để trực tiếp tính toán hàm lượng nước trong lớp đất bề mặt [4]. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu khác đã sử dụng viễn thám quang học, nhiệt học và viễn thám quang học kết hợp với nhiệt học để gián tiếp tính toán độ ẩm của đất từ các chỉ số [1-3]. Kết quả từ các nghiên cứu khác nhau cho thấy có thể áp dụng viễn thám quang học vào tính toán độ ẩm của đất [4]. Tính toán độ ẩm của đất dựa trên độ phát xạ hoặc phản xạ che phủ của đất. Độ ẩm của đất trong viễn thám quang học được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu bằng cách sử dụng các tỷ số các kênh phổ phản xạ từ các dữ liệu vệ tinh đa phổ khác nhau. Năm 1986, Musick và Pelltier đã chỉ ra độ ẩm của đất có thể tính từ tỷ số băng phổ kênh 5 trên kênh 7 đối với ảnh Landsat TM [5]. Năm 1989, Hunt và nnk đã đề xuất sử dụng những thay đổi hàm lượng nước trong lá để tính toán độ ẩm của đất [6].

Theo đó, độ ẩm của đất ở các mức độ sâu khác nhau được tính bằng cách sử dụng tỷ lệ kênh hồng ngoại trung (1.3-2.5 µm) trên cận hồng ngoại (0.7-1.3 µm) của ảnh Landsat 5 TM và Landsat 8 OLI trong nghiên cứu của Welikhe và nnk năm 2017 [4]. Tiếp đó, ZhiMing và nnk [2] đã phát triển mô hình quan trắc độ ẩm của đất sử dụng phổ phản xạ kênh cận hồng ngoại và kênh đỏ vào năm 2007 để áp dụng cho ảnh Landsat ETM+. Theo hướng dẫn chỉ số phổ Landsat (2017), chỉ số độ ẩm được tính theo tỷ lệ giữa cận hồng ngoại và hồng ngoại sóng ngắn 2 cho ảnh Landsat 8. Độ ẩm của đất liên quan chặt chẽ với chỉ số nước nên Wang và nkk đã đưa ra chỉ số hạn hán đa băng (Normalized Multi-band Drought Index - NMDI) sử dụng kênh phổ với bước sóng là 1.64 µm (nhạy cảm với đất) và 2.13 µm (nhạy cảm với thực vật) để tính toán sự thay đổi độ ẩm của đất [2].

Vệ tinh Landsat 8 được Mỹ phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 11/02/2013 với tên gốc là Landsat Data Continuity Mission (LDCM) được sử dụng để tính độ ẩm của đất ở trên thế giới [1, 2] và hầu như chưa được sử dụng cho khu vực Tây Nguyên. Với bộ cảm OLI và TIRS đã được thiết kế cải tiến để giảm tối đa nhiễu khí quyển (SNR), ảnh Landsat 8 có chất lượng rõ nét hơn so với các phiên bản trước và phù hợp để tính toán độ ẩm đất. Bắc Tây Nguyên bao gồm tỉnh Kon Tum và tỉnh Gia Lai. Theo báo cáo khủng hoảng hạn hán ở khu vực Tây Nguyên, Việt Nam năm 2015 thì Kon Tum và Gia Lai là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán [7]. Bài báo này tiến hành xây dựng phương trình tính toán độ ẩm của đất sử dụng dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI để từ đó giám sát hạn hán tại khu vực Bắc Tây Nguyên – khu vực thường xuyên xảy ra hạn hán đặc biệt vào các năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Niño.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Khu vực nghiên cứu

Bắc Tây Nguyên là một trong ba tiểu vùng địa hình và tiểu vùng khí hậu ở khu vực Tây Nguyên. Gia Lai có diện tích nông nghiệp và đất rừng lớn nhất Tây Nguyên với diện tích là 1,3 nghìn ha và Kon Tum là 0,86 nghìn ha vào năm 2013 [7]. Các mẫu đất thu thập trong khu vực Bắc Tây Nguyên có thành phần chủ yếu là cát, bột và sét được lấy ở độ sâu từ 0 đến 15 cm. Hình 1 thể hiện vị trí của các mẫu đất được thu thập trong nghiên cứu.

 

2.2. Phương pháp nghiên cứu

a) Phương pháp tính toán độ ẩm của đất trong phòng thí nghiệm

Độ ẩm của đất (Soil Moisture) được định nghĩa theo TCVN 4196:2012 là lượng nước chứa trong đất, được tính bằng phần trăm so với khối lượng đất khô [8]. Mẫu đất chuẩn bị cho phương pháp này là dạng mẫu bột với kích thước nhỏ hơn 0.1 mm được sấy khô ở nhiệt độ 105oC (đưa các mẫu về cùng một điều kiện ban đầu). Các mẫu đất được cho vào cốc nhỏ bằng thủy tinh có nắp đã được đánh số, biết khối lượng (g) và sấy khô. Mỗi mẫu đất được chia làm 10 mẫu nhỏ với khối lượng 20g và nước được thêm vào các mẫu theo mức độ từ khô đến bão hòa. Sau đó được cân trên cân kỹ thuật với độ chính xác đến 0.01 g để xác định khối lượng của cốc thủy tinh và mẫu đất. Sau khi sấy đủ thời gian từ 8h-12h, lấy cốc ra khỏi tủ sấy rồi đem cân. Lấy khối lượng nhỏ nhất của cốc (hoặc hộp) có đựng mẫu trong các lần cân của quá trình sấy khô đến khối lượng không đổi làm kết quả cân.

Độ ẩm của đất được tính theo công thức 1:

với m: khối lượng cốc thủy tinh (g), mo: khối lượng cốc thủy tinh có đất sau khi sấy (g), m1: khối lượng cốc thủy tinh có đất trước khi sấy (g).

b) Phương pháp đo phổ trong phòng thí nghiệm

Phổ phản xạ đất được đo bằng máy đo phổ hiện trường ASD (Analytical Spectral Devices) – FieldSpec®3 của PTN Environmental Geosphere Engineering – trường Đại học Kyoto University. Máy đo phổ FieldSpec®3 có khả năng ghi thu phổ phản xạ từ cận hồng ngoại nhìn thấy (NIR) đến hồng ngoại sóng ngắn 2 (SWIR) của đối tượng, bao gồm dải phổ từ 350 đến 2500 nm. Phần mềm RS3 được sử dụng để ghi nhận phổ phản xạ của máy bức xạ hiện trường ASD.

c) Phương pháp xử lý ảnh vệ tinh

Trong nghiên cứu này, dữ liệu ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI với độ phân giải 30x30 m được sử dụng để xây dựng phương trình tính toán độ ẩm của đất chiết xuất từ phổ phản xạ của đất trong phòng thí nghiệm theo các mức độ ẩm khác nhau. Sau đó, phương trình này được áp dụng vào ảnh Landsat 8 để mô tả sự biến đổi độ ẩm của đất theo không gian và thời gian. Các ảnh Landsat 8 được thu thập tại địa chỉ của Cục Địa chất Hoa Kỳ là https://earthexplorer.usgs.gov/. Vị trí ảnh thu thập Path/Row lần lượt là 124/50 (mã ảnh LC81240502015065LGN01),124/51 (mã ảnh LC81240512015065LGN01) và 125/50(mã ảnh LC81250502015088LGN01). Các ảnh đều nằm trong hệ quy chiếu UTM, múi 48N, định dạng GEOTIFF. Ảnh thu được đều có độ che phủ của mây thấp và được hiệu chỉnh hình học, khí quyển.

Ảnh Landsat 8 OLI được hiệu chỉnh bức xạ theo quy trình hướng dẫn trong Landsat Users Handbook (2016) [9] bằng phần mềm ENVI 5.3. Giá trị phản xạ của các kênh được đưa về giá trị phản xạ phổ bề mặt thông qua phép hiệu chỉnh khí quyển (TOA). Nghiên cứu này, sử dụng thuật toán “trừ đối tượng tối” DOS (Dark Object Subtract) dựa vào “đối tượng đen” trong ảnh để ước tính từ giá trị thấp nhất của histogram trích dẫn từ mỗi kênh ảnh từ đó loại bỏ những ảnh hưởng của điều kiện khí quyển đến chất lượng ảnh [10, 11].

Giá trị bức xạ phổ được sử dụng để xác định giá trị phản xạ (reflectance). Đối với ảnh Landsat 8, giá trị bức xạ phổ được xác định theo công thức (2) sau:

trong đó d: khoảng cách thiên văn giữa Trái đất và Mặt trời, được xác định theo công thức: d = (1,0 – 0,01674.cos(0,9856(D-4)), ở đây D là thứ tự ngày trong năm; ESUN - giá trị trung bình bức xạ quang phổ mặt trời (W/m2.sr.µm); θs – góc thiên đỉnh (được lấy trong file metadata ảnh LANDSAT) [9].

d) Phương pháp phân tích thống kê

Phần mềm IBM SPSS Statistic 20 được sử dụng để thực hiện các phép phân tích hồi quy, thống kê cơ bản, tính toán độ lệch, độ sai số trong nghiên cứu. Các phép phân tích đều dựa trên 95% phân bố của các chuỗi số.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Mối quan hệ giữa độ ẩm và phổ phản xạ

Kết quả tính toán độ ẩm của đất tại khu vực Bắc Tây Nguyên nằm trong khoảng từ 0% đến 58,8%. Mối quan hệ giữa tỷ lệ phản xạ với độ ẩm phụ thuộc vào từng loại đất. Thêm vào đó, mức độ phản xạ đối với các loại đất với độ ẩm từ khô đến bão hòa là khác nhau. Tuy nhiên, từ kết quả độ phản xạ của đất cho thấy đất khô có độ phản xạ cao hơn so với đất bão hòa và phổ của đất tại bước sóng có giá trị là 970 nm, 1400 nm và 2200 nm chịu ảnh hưởng của nước nên bị nhiễu (Hình 2).

3.2. Phân bố độ ẩm của đất tính toán từ ảnh Landsat 8 OLI

Kết quả cho thấy độ ẩm của đất tương quan cao nhất với tỷ số phản xạ của kênh phổ cận hồng ngoại/hồng ngoại sóng ngắn 2 (B5/B7) của ảnh Landsat 8 với hệ số xác định lên đến 0,73 với SE=0,07 (hình 3a), tương quan cao với chỉ số NMDI, kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 2 và kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 2 trừ kênh 1 với hệ số xác định lần lượt là 0,68; 0,62 và 0,5 (hình 3b, 3c, 3d). Nhìn chung, độ ẩm của đất có tương quan cao với kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 2 của ảnh Landsat 8 OLI.

Như vậy, từ mối quan hệ giữa tỷ số kênh phổ của ảnh Landsat và phổ phản xạ của đất, độ ẩm của đất có thể được tính tương đối chính xác bằng tỷ số phổ phản xạ của kênh phổ cận hồng ngoại/hồng ngoại sóng ngắn 2 của ảnh Landsat 8 OLI theo phương trình (3):

với x là giá trị điểm ảnh tương ứng với tỷ số kênh phổ cận hồng ngoại/hồng ngoại sóng ngắn 2; y là độ ẩm của đất (%).

Thông tin về độ ẩm của đất là chìa khóa quan trọng trong việc giám sát hạn hán. Độ ẩm của đất cung cấp bằng chứng trực tiếp về các khu vực thiếu mưa [12]. Dựa trên chỉ số hạn hán (Normal Difference Drought Index - NDDI) có thể tính toán mức độ hạn hán ở khu vực Tây Nguyên [13]. Theo Gu và nkk (2007), hạn hán được chia thành khô hạn bất thường tương ứng với NDDI lớn hơn 0,1; hạn trung bình tương ứng với NDDI có giá trị trong khoảng từ 0,2 đến 0,3; hạn nặng tương ứng với NDDI lớn hơn 0,3 và hạn hán nghiêm trọng tương ứng với NDDI lớn hơn 0,4 [14]. Diện tích hạn hán mở rộng rất nhiều so với các năm trước và đạt kỷ lục sự khô hạn vào tháng 3 năm 2015 [8, 15] do khu vực Tây Nguyên chịu ảnh hưởng bởi hiện tượng El Niño. Do đó, nghiên cứu đã tiến hành đối sánh khu vực có độ ẩm thấp với khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán trong tháng 3 năm 2015. Hình 4 thể hiện sự tương quan giữa độ ẩm của đất và hạn hán một cách rõ ràng với sự giống nhau, tương đồng của khu vực bị hạn hán trung bình và nghiêm trọng với khu vực có độ ẩm thấp. Từ bản đồ độ ẩm cho thấy khu vực phía nam Gia Lai có độ ẩm thấp (SM<40%) tương ứng với khu vực hạn nặng (0,380%) tương ứng với NDDI<0,1. Như vậy, thông qua giám sát độ ẩm của đất có thể quan trắc được tình trạng hạn hán xảy ra tại khu vực Bắc Tây Nguyên dựa trên tỷ số kênh phổ cận hồng ngoại trên hồng ngoại sóng ngắn 2 (B5/B7) bằng phương trình hàm số logarit.

Lượng mưa và nhiệt độ không khí trung bình ngày có sự tương quan cao nhất với độ ẩm nhỏ hơn 90%, hệ số tương quan lần lượt là 0,988 và 0,958. Trong khi đó, độ ẩm không khí trung bình ngày và diện tích khu vực không chịu ảnh hưởng của hạn hán lại tương quan cao nhất với độ ẩm của đất nhỏ hơn 70% với hệ số tương quan là 0,997 và 1. Độ ẩm của đất có tương quan nghịch với diện tích khu vực hạn hán trung bình và diện tích khu vực hạn nặng và độ ẩm của đất nhỏ hơn 80% có tương quan cao nhất với 2 khu vực nêu trên. Nhìn chung, độ ẩm của đất có sự tương quan rất cao với các yếu tố khí hậu và các khu vực không chịu ảnh hưởng của hạn hán cũng như các khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán tại khu vực Bắc Tây Nguyên (bảng 1).

4. Kết luận

Thông tin về độ ẩm của đất là một trong những yếu tố cơ bản để quan trắc hạn hán. Kết quả phân tích và tính toán cho thấy độ ẩm của đất của các mẫu đất tại Tây Nguyên nằm trong khoảng từ 0% đến 58,8%. Nhìn chung, phổ phản xạ của đất giảm dần từ khô đến bão hòa. Phương trình tính toán độ ẩm của đất tại khu vực Bắc Tây Nguyên được xây dưng dựa trên tính toán độ ẩm trong phòng thí nghiệm và phân tích ảnh vệ tinh Landsat 8 OLI. Kết quả phân tích cho thấy độ ẩm của đất có quan hệ chặt chẽ với tỷ số kênh phổ cận hồng ngoại trên kênh phổ hồng ngoại sóng ngắn 2 của ảnh Landsat 8 bằng phương trình hàm số logarit (r2=0.73). Độ ẩm của đất có độ tương quan cao với khu vực chịu ảnh hưởng của hạn hán và điều kiện khí hậu tại khu vực Tây Nguyên với hệ số tương quan trên 0.64.

Nguyễn Thị Thu Hà
(Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội)
Đặng Trung Tú
(Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)

Bài viết đã được đăng trên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Số 10(288)/5-2018


Tài liệu tham khảo


 

 



NỘI DUNG KHÁC

Liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - nhìn từ vai trò của cơ quan chính quyền địa phương

19-10-2018

Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã chỉ rõ quan điểm: “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng”. Giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay không còn là vấn đề chung của Chính phủ, của từng địa phương, mà các địa phương cần phải bắt tay, hợp nhất cùng giải quyết vấn đề chung mà xã hội đang phải đối mặt. Bài viết này nhằm phân tích vai trò và đưa ra một số đề xuất khuyến khích chính quyền cấp tỉnh tham gia liên kết địa phương trong sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nghiên cứu giám sát độ trong của nước biển vịnh Hạ Long sử dụng ảnh vệ tinh Landsat 8

24-10-2018

Nghiên cứu này nhằm trình bày phương pháp tính toán độ trong của nước vịnh Hạ Long sử dụng dữ liệu thu được từ ảnh Landsat 8. Trong đó, các phép phân tích tuyến tính giữa phổ phản xạ đo được thực tế trên bề mặt nước hoặc phổ phản xạ của ảnh Landsat 8 và độ trong của nước vịnh đo cùng thời kỳ đều cho giá trị tương quan cao giữa giá trị độ sâu thấu quang đo bằng đĩa Secchi (thông số hiển thị độ trong của nước) của nước vịnh với phổ phản xạ của dải sóng đỏ ứng với phổ phản xạ thu được ở kênh 4 ảnh Landsat 8. Dựa vào mối quan hệ này, độ trong nước vịnh Hạ Long có thể tính toán sử dụng hàm số mũ của phổ phản xạ của kênh 4 của ảnh. Kết quả tính toán thử nghiệm thu được ở các ảnh vào các thời điểm khác nhau đều cho giá trị có độ chính xác cao so với thông số đo đạc thực tế được tiến hành bởi Ban Quản lý vịnh Hạ Long. Nghiên cứu cho thấy việc sử dụng ảnh vệ tinh Landsat trong giám sát các thông số chất lượng môi trường nước vịnh Hạ Long, đặc biệt là độ trong của nước vịnh cho hiệu quả cao cả về chất lượng và kinh tế trong giám sát quản lý môi trường vịnh.

Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ nhằm thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường”

27-10-2018

Nghị quyết 24-NQ/TW sau khi ban hành đã được triển khai sâu rộng từ Trung ương đến địa phương; các chủ trương, chính sách của Nghị quyết đã được thể chế hóa; vai trò của khoa học và công nghệ (KHCN) trong việc triển khai Nghị quyết đã được khẳng định; nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), quản lý tài nguyên (QLTN) và bảo vệ môi trường (BVMT) đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận, tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định xét trong bối cảnh mới đối với phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Chính vì lý do đó, sau 5 năm triển khai Nghị quyết cần có sự đánh giá đầy đủ và toàn diện vai trò của KHCN trong việc thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn, nhất là xét trong bối cảnh mới của cách mạng 4.0 và những biến đổi trên thế giới, những ứng dụng của KHCN cho phát triển kinh tế-xã hội.

Nâng cao hiệu quả chính sách khai thác khoáng sản trong hội nhập kinh tế quốc tế: Nhìn từ cộng đồng kinh tế ASEAN

2-11-2018

Tài nguyên khoáng sản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của con người. Trong tiến trình hội nhập kinh tế, ASEAN luôn tăng cường, đề cao vai trò hợp tác trong lĩnh vực khoáng sản. AEC ra đời sẽ hứa hẹn tương lai ngành khai khoáng ở khu vực ngày càng trở nên bùng nổ, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ sản xuất hàng hóa... Điều này sẽ tác động đến hoạt động khoáng sản của Việt Nam, đòi hỏi Việt Nam cần phải thích ứng, nâng cao hiệu quả các chính sách khoáng sản.

Đề xuất Khung chương trình bồi dưỡng, nâng cao năng lực phân tích chính sách quản lý tài nguyên và môi trường

8-11-2018

Ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường thông qua các chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là một loại chính sách công. Để có cơ sở cho việc xây dựng Khung chương trình phân tích chính sách quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường nhằm phục vụ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ ngành quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chúng tôi đã nghiên cứu, so sánh các chương trình phân tích chính sách công của một số cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. 

Đảm bảo an ninh môi trường ở Việt Nam: Vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết

13-11-2018

Hiện nay, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, vấn đề đảm bảo an ninh môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu, cần có sự hợp tác, chia sẻ giữa các quốc gia. Các thách thức an ninh môi trường không chỉ đe dọa an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh lương thực…, mà còn là một trong những nguy cơ lớn đe dọa an ninh quốc gia và sự tồn vong của nhân loại. Có thể thấy, chưa bao giờ vấn đề môi trường lại được đặt ra cấp bách đối với Việt Nam như hiện nay. Sự khan hiếm tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường ngày càng gia tăng có thể gây suy yếu nền kinh tế, làm trầm trọng thêm vấn đề đói nghèo, làm bất ổn chính trị, thậm chí trở thành ngòi nổ cho các cuộc xung đột. Nhiều học giả trong nước và trên thế giới đều thống nhất quan điểm về mối quan hệ giữa an ninh quốc gia và an ninh môi trường có tính hữu cơ, chặt chẽ, bởi vì về thực chất, an ninh môi trường là một thành tố thuộc an ninh phi truyền thống, một bộ phận cấu thành an ninh quốc gia. Vì vậy, đảm bảo an ninh môi trường chính là một phần quan trọng nhằm đảm bảo an ninh quốc gia trong thời đại mới.

Chiến lược tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu - Yêu cầu bức thiết của công tác quản lý nhà nước

14-11-2018

Biến đổi khí hậu cùng với suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường là những thách thức lớn của nhân loại trong thế kỷ 21. Nhiều Điều ước quốc tế đã được Việt Nam cam kết thực hiện nhằm ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên, môi trường. Trong đó, phần lớn các văn bản đều có đề cập đến công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và thúc đẩy hành động thực tiễn trong vấn đề này.

Tiếp cận quá trình trong phân tích chính sách tài nguyên và môi trường

14-11-2018

Trên thế giới, khoa học nghiên cứu về chính sách công và phân tích chính sách với tư cách là một lĩnh vực khoa học xã hội, dựa trên những nguyên tắc kinh tế học, xã hội học, luật học và những chuyên ngành hàn lâm đã được hình thành từ lâu. Việc nghiên cứu các phương pháp phân tích chính sách và áp dụng trong ngành tài nguyên và môi trường có ý nghĩa rất quan trọng, tuy nhiên câu hỏi tiếp cận và sử dụng các công cụ/phương pháp phân tích chính sách trong quá trình phân tích chính sách ngành tài nguyên và môi trường như thế nào chưa được làm rõ trên cơ sở tiếp cận hoạch định chính sách như một quá trình. Việc xác định các phương pháp phân tích hay công cụ phù hợp có thể sử dụng hiệu quả cho từng khâu trong quá trình hoạch định chính sách cần được xem xét như một hướng tiếp cận mới. Bài viết xem xét các phương pháp phân tích chính sách định lượng và định tính và đánh giá sự phù hợp trong công tác hoạch định chính sách ngành tài nguyên và môi trường.Cách tiếp cận theo quá trình giúp khả năng ứng dụng của các phân tích chính sách được rõ ràng và sử dụng hiệu quả, phù hợp cho từng giai đoạn.

Ứng dụng cách tiếp cận foresight trong xây dựng chính sách quản lý tài nguyên và môi trường của Việt Nam

7-12-2018

Việt Nam đang phải đối mặt với những vấn đề môi trường và tài nguyên nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng trực tiếp tới cộng đồng. Vì vậy, trước bối cảnh như hiện nay, công tác quản lý cần phải có những định hướng trước mắt cũng như dài hạn trong xây dựng chiến lược, chính sách, muốn vậy cần phải làm tốt công tác dự báo. Khác với cách tiếp cận khép kín của dự báo truyền thống, cách tiếp cận dự báo dài hạn (foresight) được xem như là cách thức giao tiếp, trao đổi và thỏa thuận giữa các thành phần khác nhau trong xã hội, từ đó phát hiện ra những giá trị khoa học, kinh tế, văn hóa và xã hội có đóng góp lớn cho xã hội chung trong tương lai, đồng thời tích hợp được trong quá trình dự báo các vấn đề cần thảo luận, đánh giá, phân tích, đề xuất chính sách thành một quá trình tổng hợp, liên ngành. Hiện nay, công tác dự báo chính sách của Việt Nam chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Do vậy, đây có thể được coi là cách tiếp cận mới hỗ trợ công tác dự báo trong xây dựng chiến lược ngành tài nguyên và môi trường.

Quản lý chất thải rắn ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp

3-9-2019

Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát sinh chất thải rắn (CTR) ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, trở thành vấn đề môi trường bức xúc. Gần đây, Chính phủ đã yêu cầu giao Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) làm cơ quan đầu mối thống nhất quản lý về chất thải rắn. Bài báo này giới thiệu tổng quan về công tác quản lý chất thải rắn ở nước ta và đề xuất một số định hướng giải pháp trong thời gian tới.

Chiến lược, chính sách biển của một số nước trong khu vực Biển Đông và tác động đối với Việt Nam

11-9-2019

Mở đầu Khi loài người bước vào thế kỉ 21, thực tế cho thấy rằng các chiến lược, chính sách quản lý tổng hợp biển ngày càng trở nên cần thiết để sử dụng, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên môi trường biển. Hầu hết các quốc gia đã có những chính sách cụ thể để quản lý hiệu quả, sử dụng bền vững biển. Trong đó tập trung các hướng phổ biến: một là xây dựng tầm nhìn tổng hợp, toàn diện trong công tác quản lý biển, đại dương và khu vực đới bờ trong quyền tài phán quốc gia, hai là phát triển hài hòa với các luật, chính sách liên quan đến biển đã có, ba là thúc đẩy phát triển bền vững biển và đới bờ, bảo vệ đa dạng sinh học và các hệ sinh thái và bốn là đưa ra các định hướng hướng dẫn để điều phối, giúp gắn kết hài hòa quyết định, hành động của các cơ quan ban ngành liên quan đến biển… mới thực sự phát triển trong những năm gần đây.

Các mô hình kinh tế tuần hoàn Việt Nam: Cơ hội định hướng phát triển

4-10-2019

1. Mở đầu Các mô hình phát triển kinh tế truyền thống - kinh tế tuyến tính (Linear Economy), dựa trên nguyên lý khai thác tài nguyên từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế, thông qua quá trình sản xuất, tiêu dùng và cuối cùng thải loại ra môi trường, với các mô hình này dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gia tăng chất thải và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. Để giải quyết nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm và suy thoái môi trường cần phải thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình “ kinh tế tuyến tính” sang “kinh tế tuần hoàn”, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một nền kinh tế phát thải bằng không.