ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Chính sách bảo đảm an ninh tài nguyên nước

Ngày đăng: 06 | 02 | 2023

Sau nhiều năm thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản quy định chi tiết được ban hành, công tác quản lý tài nguyên nước đã đạt được một số thành tựu nhất định trong thể chế, chính sách, trong quản lý khai thác, bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống khắc phục tác hại do nước gây ra, đảm bảo anh ninh quốc phòng và đã tạo được những quan hệ ngoai giao về nguồn nước và có thể đánh giá là tương đối đầy đủ. Các quy định trong Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản dưới luật cũng có thể được xem là một trong các giải pháp bảo đảm an ninh tài nguyên nước ở một góc độ nào đó. Tuy nhiên, trong nội dung không có các định nghĩa, nguyên tắc, quy định nào đề cập đến bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia.

Trong các năm 2013, 2016, 2020, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đã thực hiện đánh giá an ninh nguồn nước cho các quốc gia khu vực Châu Á - Thái Bình Dương thông qua 5 khía cạnh, gồm: (1) An ninh nguồn nước hộ gia đình; (2) An ninh nguồn nước đô thị; (3) An ninh nước cho ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, năng lượng); (4) An ninh nước cho môi trường; (5) Ứng phó với các thảm họa (hạn hán, thiếu nước, lũ lụt). Đối với Việt Nam, ADB đánh giá an ninh nguồn nước quốc gia của Việt Nam trong các năm 2013, 2016 và 2020 chỉ đạt mức bảo đảm 2/5 và ở mức thấp, trong khi đó ở Indonesia đạt mức 3/5, Hàn Quốc và Úc đạt 4/5.

Ủy ban KHCNMT của Quốc hội (10/2020) cũng đã chỉ ra 09 thách thức đối với an ninh nguồn nước: (1) thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; (2) tác động của biến đổi khí hậu; (3) ô nhiễm nguồn nước; (4) nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài; (5) mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; (6) khả năng tiếp cận nước sạch an toàn chưa cao; (7) bảo vệ rừng, nguồn sinh thủy lưu vực sông; (8) hiệu quả sử dụng nước thấp; (9) vấn đề nguồn lực và cũng khẳng định việc bảo đảm an ninh nguồn nước là vấn đề hệ trọng có tính chiến lược trong phát triển của các quốc gia và ở Việt Nam và phải có giải pháp tổng thể và nguồn lực đủ mạnh cho vấn đề này.

Thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng và trình Chính phủ Đề án đảm bảo an ninh tài nguyên nước quốc gia vào tháng 8 năm 2020, nội dung đề án đã đề xuất các giải pháp về tăng cường hoàn thiện, đổi mới thể chế, chính sách, cơ chế tài chính ngành nước và thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình để nâng cao khả năng bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia. Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, vấn đề bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia trong thời gian tới cần phải được xem xét, và quy định cụ thể trong Luật Tài nguyên nước, trong đó nghiên cứu, bổ sung và luật hóa các quy định về thể chế, bao hàm cả các nguyên tắc thực thi, ứng xử và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương một cách đồng bộ, tổng thể trong khai thác tài nguyên nước, trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung ứng nước sạch. Các nguyên tắc thực thi, ứng sử nhằm bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia theo đúng nghĩa là an ninh nguồn và an ninh nước cấp cho các mục đích sử dụng nước, an ninh nước cho môi trường. Các nguyên tắc, ứng xử không thay thế, trồng lấn các quy định trong đầu tư, quản lý sau đầu tư, quản lý công trình được quy định trong các luật có liên quan như Luật Xây dựng, Luật Thủy lợi…

Việc quy định các nguyên tắc, nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng trồng chéo trong quản lý, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng Bộ, ngành, địa phương trong quản lý nguồn nước, quản lý hoạt động khai thác, quản lý hệ thống cấp nước, xử lý nước thải... và cũng có thể hiểu là quản lý tài nguyên nước sẽ quản lý nước từ “nguồn” tới “vòi” để bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, bảo vệ nguồn nước, giảm tối đa sự phụ thuộc vào nguồn nước nước ngoài và chủ động về nước trong mọi tình huống.

Với việc bổ sung các chính sách liên quan đến bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, trong đó sẽ nghiên cứu, quy định các cơ chế, chính sách liên quan điều hòa phân bổ tài nguyên nước trong điều kiện xảy ra hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng; điều chỉnh nhu cầu sử dụng nước theo hiệu quả sử dụng nước; quy định các cơ chế tài chính liên quan đến việc huy động tham gia điều tiết, cấp nước cho các mục đích sử dụng của các hồ chứa trên các lưu vực (hiện nay cả nước có trên 7.000 hồ chứa thủy lợi và khoảng 800 hồ chứa thủy điện với tổng dung tích khoảng 70 tỷ m3 ); quy định các cơ chế, giải pháp công trình và phi công trình… sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, bảo đảm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả ở tất cả các ngành, lĩnh vực và các địa phương, đặc biệt là bảo đảm an ninh nước cấp cho sinh hoạt.

Vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt cho nhân dân trong thời gian qua ở các đô thị lớn và các khu vực tập trung dân cư đang bộc lộc rất nhiều bất cập như: nguồn nước khai thác không bảo đảm cả về số lượng, chất lượng do bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; chất lượng nước cấp đến người dân bị ô nhiễm, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm lý của người dân do việc khai thác, xử lý, cấp nước chưa được quản lý chặt chẽ và chưa có các chính sách, chế tài để xử lý tổng thể các vấn đề trong việc cấp nước sinh hoạt (hiện nay mới chỉ được điều chỉnh bằng Nghị định và Thông tư). Các vấn đề này là vấn đề quan trọng, cấp bách, phải được giải quyết đồng bộ và cần phải được Luật hóa.

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Chính phủ có giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là cơ quan chủ trì, theo dõi Nhiệm vụ “Đề án An ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang trình Quốc hội để thông qua Đề án. Trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp: (i) triển khai các Chương trình, nhiệm vụ liên quan đến quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, phục hồi các sông bị suy thoái, ô nhiễm; quy hoạch, điều tra cơ bản, dự báo khí tượng thủy văn, bảo vệ môi trường chất lượng nước; (ii) Xây dựng, vận hành, cập nhật thường xuyên, định kỳ theo dõi, đánh giá biến động nguồn nước trên các sông liên quốc gia, mức độ đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia, đảm bảo kết nối với các chỉ tiêu an ninh nguồn nước của các Bộ, ngành. Các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước sẽ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện. Trong quá trình hoàn thiện, sửa đổi Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ vẫn thường xuyên phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và thực hiện các nhiệm vụ trong Đề án nêu trên và để nghiên cứu, cụ thể hóa các chính sách, quy định trong Luật.

Trong Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã giao Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước và giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên nước, quản lý lưu vực sông trong phạm vi cả nước. Đồng thời, giao Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của tổ chức lưu vực sông, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc điều hòa, phân phối tài nguyên nước, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên các lưu vực sông... Các nhiệm vụ nêu trên cũng đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 36/2017/NĐ-CP ngày 04/4/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị bổ sung 1 Chương về bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia, đồng thời chỉnh sửa, bổ sung một số quy định có liên quan trong các chương cho phù hợp. Việc bổ sung này hướng tới quản lý, kiểm soát, điều tiết toàn diện các vấn đề về nước trên cơ sở thống nhất quản lý về tài nguyên nước, nâng chỉ số bảo đảm an ninh tài nguyên nước quốc gia ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới; chủ động nguồn nước trong mọi tình huống, nâng cao khả năng tiếp cận số lượng, chất lượng nước để duy trì sinh kế, đời sống con người, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả, phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước, phòng chống thảm họa thiên tai liên quan đến nước, bảo tồn hệ sinh thái, đảm bảo quốc phòng và an ninh với chi phí hợp lý thông qua việc thực hiện đổi mới thể chế, chính sách có tính chất then chốt.

 (Theo monre.gov.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Chính sách xã hội hóa ngành nước

6-2-2023

Theo quy định tại các Điều 10, Điều 13 thì kinh phí điều tra cơ bản tài nguyên nước được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước và trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản do Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra cơ bản; Điều 26, Điều 27 chỉ đưa ra các yêu cầu về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và trách nhiệm phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm cạn kiệt là do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện.

Chính sách tài chính về tài nguyên nước

6-2-2023

Gồm: Bổ sung quy định liên quan đến tính đúng, tính đủ giá trị của nước; Bổ sung quy định liên quan đến phân bổ nguồn thu cho các đối tượng thụ hưởng từ hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy.

Chính sách về bảo vệ tài nguyên nước

7-2-2023

Để có biện pháp, chính sách quản lý, bảo vệ tài nguyên nước hiệu quả đối với các vùng hạn chế khai thác; hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả trong các hoạt động bảo vệ nguồn sinh thủy và phát triển nguồn nước, cũng như nhằm tăng cường chức năng, tính hiệu lực, hiệu quả về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, phù hợp với yêu cầu thực tế. Đề xuất một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến nội dung bảo vệ tài nguyên nước quy định tại Chương 3 của Luật Tài nguyên nước năm 2012.

Chính sách về phòng chống tác hại do nước gây ra

7-2-2023

Trong những năm qua, dưới sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu đã xuất hiện nhiều hình thế thời tiết cực đoan, trong đó mưa, lũ thất thường với quy mô và mức độ ngày càng gia tăng đã và đang gây thiệt hại nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội, trong đó nghiêm trọng hơn là gây ra tình trạng ngập lụt ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và cả các đô thị ở khu vực trung du và miền núi như Hà Giang, Lào Cai… Một trong những nguyên nhân chính là việc xuất hiện ngày càng nhiều đô thị mới, chung cư, nhà cao tầng dẫn đến quá trình thấm tự nhiên suy giảm nên dòng chảy mặt sinh ra thường lớn hơn so với lưu vực tự nhiên.

Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

7-2-2023

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu (NKPL). Tuy nhiên, khi thực hiện đã có không ít tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) khi NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhất là lợi dụng NKPL để đưa rác thải vào nước ta.

Đề xuất các nội dung chính sách mới trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

7-2-2023

Trên cơ sở tổng kết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, rà soát những bất cập, chồng chéo với các luật khác có liên quan, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và để bảo đảm việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước có tính đột phá, hiệu quả, hiệu lực trong thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên nước với các chính sách, nội dung chính.

Luật hoá quy định liên quan đến chế độ sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển

8-2-2023

​​​​​​​Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất luật hoá một số quy định liên quan đến chế độ sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển.

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Tập trung giải quyết 5 chính sách lớn

9-2-2023

Tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 27/9/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 9 năm 2022, Chính phủ đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) và thống nhất với đề xuất đổi tên dự án Luật này thành Luật Địa chất và Khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện đề nghị xây dựng luật với 5 chính sách lớn.

Góp ý những quy định về giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

24-2-2023

Các quy định về giá đất trong Luật Đất đai luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội bởi nó liên quan thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về giá đất và định giá đất cần phải có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Hydro xanh - Nguồn năng lượng sạch cho tương lai

3-3-2023

Trong những năm gần đây, hydro đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu như một nguồn năng lượng sạch tiềm năng vì nó cháy mà không tạo ra khí thải gây hại cho khí hậu. Tuy nhiên, các phương pháp sản xuất hydro truyền thống có lượng khí thải carbon đáng kể, trong khi những phương pháp sạch hơn rất tốn kém cũng như phức tạp về mặt kỹ thuật.

Quyền bề mặt - một nội dung cần hoàn thiện trong pháp luật đất đai

15-3-2023

Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng gia tăng trong khi quỹ đất là cố định, đòi hỏi việc khai thác đất đai không chỉ dừng lại ở trên mặt đất mà cần mở rộng ra các khoảng không gian phía trên mặt đất cũng như dưới lòng đất. Ra đời từ thời kì La Mã, chế định quyền bề mặt được duy trì, hoàn thiện theo thời gian, được kế thừa và ghi nhận vào pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới bởi ý nghĩa quan trọng của nó trong việc điều chỉnh quan hệ của chủ thể có quyền đối với bề mặt đất, mặt nước đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác. Cùng với sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 đã lần đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền bề mặt với tư cách là một quyền khác đối với tài sản.