ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Kiểm soát chặt hoạt động nhập khẩu phế liệu

Ngày đăng: 07 | 02 | 2023

Để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Việt Nam đã đưa ra chủ trương cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu (NKPL). Tuy nhiên, khi thực hiện đã có không ít tổ chức, cá nhân không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường (BVMT) khi NKPL làm nguyên liệu sản xuất, nhất là lợi dụng NKPL để đưa rác thải vào nước ta.

Việc NKPL nhằm bù đắp những mặt hàng, những nguyên vật liệu còn thiếu mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất không đủ để đáp ứng nhu cầu. Xuất phát từ quan điểm nêu trên, những năm qua Nhà nước đã ban hành cơ chế, chính sách cho phép các doanh nghiệp NKPL phục vụ sản xuất trong nước. Luật BVMT năm 2014 quy định chỉ được phép NKPL làm nguyên liệu sản xuất và không được mua bán, kinh doanh phế liệu nhập khẩu; đồng thời, phải ký quỹ bảo đảm đối với phế liệu nhập khẩu. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg quy định Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất, bao gồm 36 chủng loại phế liệu được phép nhập khẩu, chia thành các nhóm như: thạch cao, sắt, thép, nhựa, giấy, thủy tinh, tơ tằm, điện tử… Đây là căn cứ pháp lý cụ thể để Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục xây dựng các quy định về quản lý phế liệu nhập khẩu trong đó có hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu…

Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong hai năm 2011 và 2012, cả nước có khoảng 400 doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất, chủ yếu là nhóm phế liệu sắt, thép (khoảng từ 2,2 triệu tấn đến 2,5 triệu tấn/năm); phế liệu nhựa (khoảng 800 nghìn tấn/năm); phế liệu giấy (khoảng 700 nghìn tấn/năm). Tuy nhiên, đến giai đoạn 2013 - 2015, số lượng doanh nghiệp NKPL giảm xuống còn từ 200 đến 250 doanh nghiệp, tập trung vào nhóm phế liệu sắt (khoảng 2,5 triệu tấn/năm); phế liệu giấy, nhựa (khoảng từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn/năm) và tổng các phế liệu khác khoảng 1,1 triệu tấn/năm. Các địa phương có cơ sở NKPL lớn như: Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… Nguồn phế liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Xin-ga-po, Ca-na-đa…

Đáng chú ý, bên cạnh một số đơn vị sử dụng phế liệu nhập khẩu thực hiện tốt công tác BVMT như bố trí kho bãi dành riêng cho việc tập kết, bảo đảm không để thất thoát phế liệu và không gây phát tán tạp chất đi kèm ra môi trường xung quanh, thực hiện đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại, ký hợp đồng xử lý chất thải nguy hại và chất thải kèm theo trong quá trình NKPL; thực hiện giám sát môi trường định kỳ… thì còn không ít tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách của Nhà nước về NKPL để đưa các chất thải vào nước ta. Theo quy định của Luật BVMT, các doanh nghiệp NKPL làm nguyên liệu sản xuất phải có kho bãi bảo đảm đúng quy định. Nhưng thực tế cho thấy, một số doanh nghiệp dù đã có kho bãi riêng nhưng kho bãi được xây dựng không đúng quy định, không có hệ thống thoát nước mưa và không có mái che cho nên chất thải vẫn bị phát tán ra môi trường. Công tác kiểm soát ô nhiễm trong quá trình sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất chưa tốt, vẫn có một số doanh nghiệp để xảy ra sự cố môi trường, xả khí thải, bụi vượt quá quy chuẩn cho phép, chuyển giao chất thải chưa đúng quy định. Trong quản lý chất thải nguy hại, các doanh nghiệp kê khai, lưu giữ, làm hồ sơ rất sơ sài và không đúng quy định, nhất là chưa thật sự đánh giá đúng hiện trạng môi trường trong khu vực hoạt động của doanh nghiệp, đã ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe người dân trên địa bàn.

Trước thực trạng nêu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công thương đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan hải quan, sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình nhập khẩu, sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về BVMT, phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đồng thời, tập trung xử lý dứt điểm các công-ten-nơ phế liệu, rác thải không đáp ứng yêu cầu về BVMT đang tồn đọng tại các cảng trên cả nước. Tuy nhiên, để tăng cường kiểm soát hoạt động NKPL, máy móc, phương tiện, thiết bị đã qua sử dụng, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, nhất là lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trong kiểm tra, giám sát việc NKPL làm nguyên liệu sản xuất. Chấm dứt tình trạng NKPL làm nguyên liệu sản xuất, hoặc vận chuyển chất thải qua biên giới không đúng quy định; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn việc đưa công nghệ, máy móc, phương tiện, thiết bị cũ, lạc hậu gây ô nhiễm môi trường vào sử dụng… Cần tiếp tục hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phế liệu được nhập khẩu; xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành trong việc kiểm soát hoạt động NKPL, tránh nguy cơ nước ta trở thành bãi thải công nghiệp của thế giới.

Các chuyên gia lĩnh vực tài nguyên và môi trường cũng đề nghị: Bên cạnh việc hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BVMT năm 2014, ngành tài nguyên và môi trường cần tăng cường tập huấn, phổ biến quy định về quản lý và BVMT đối với phế liệu nhập khẩu cho các đối tượng là cán bộ quản lý môi trường của các bộ, ngành; cán bộ quản lý môi trường địa phương; cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất, hoặc NKPL. Đồng thời, Việt Nam cần phải thực thi đầy đủ các nội dung của Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên biên giới và việc tiêu hủy chúng, mà nước ta là một bên tham gia Công ước này; đẩy mạnh trao đổi thông tin và chủ động ngăn ngừa có hiệu quả việc vận chuyển chất thải vào Việt Nam...

ThS. Trịnh Thị Hải Yến

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường

(Theo nhandan.vn)

NỘI DUNG KHÁC

Đề xuất các nội dung chính sách mới trong sửa đổi Luật Tài nguyên nước

7-2-2023

Trên cơ sở tổng kết thi hành Luật Tài nguyên nước năm 2012, rà soát những bất cập, chồng chéo với các luật khác có liên quan, nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế và để bảo đảm việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước có tính đột phá, hiệu quả, hiệu lực trong thi hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi Luật Tài nguyên nước với các chính sách, nội dung chính.

Luật hoá quy định liên quan đến chế độ sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển

8-2-2023

​​​​​​​Tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất luật hoá một số quy định liên quan đến chế độ sử dụng đất bãi bồi ven sông, ven biển.

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Tập trung giải quyết 5 chính sách lớn

9-2-2023

Tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 27/9/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 9 năm 2022, Chính phủ đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) và thống nhất với đề xuất đổi tên dự án Luật này thành Luật Địa chất và Khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện đề nghị xây dựng luật với 5 chính sách lớn.

Góp ý những quy định về giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

24-2-2023

Các quy định về giá đất trong Luật Đất đai luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội bởi nó liên quan thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về giá đất và định giá đất cần phải có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Hydro xanh - Nguồn năng lượng sạch cho tương lai

3-3-2023

Trong những năm gần đây, hydro đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu như một nguồn năng lượng sạch tiềm năng vì nó cháy mà không tạo ra khí thải gây hại cho khí hậu. Tuy nhiên, các phương pháp sản xuất hydro truyền thống có lượng khí thải carbon đáng kể, trong khi những phương pháp sạch hơn rất tốn kém cũng như phức tạp về mặt kỹ thuật.

Quyền bề mặt - một nội dung cần hoàn thiện trong pháp luật đất đai

15-3-2023

Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng gia tăng trong khi quỹ đất là cố định, đòi hỏi việc khai thác đất đai không chỉ dừng lại ở trên mặt đất mà cần mở rộng ra các khoảng không gian phía trên mặt đất cũng như dưới lòng đất. Ra đời từ thời kì La Mã, chế định quyền bề mặt được duy trì, hoàn thiện theo thời gian, được kế thừa và ghi nhận vào pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới bởi ý nghĩa quan trọng của nó trong việc điều chỉnh quan hệ của chủ thể có quyền đối với bề mặt đất, mặt nước đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác. Cùng với sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 đã lần đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền bề mặt với tư cách là một quyền khác đối với tài sản.

Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản

20-3-2023

​​​​​​​Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.

Vấn đề liên kết sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong xây dựng các quy hoạch vùng

6-4-2023

Để có thể phát huy và thực thi các chiến lược, chính sách một cách hiệu quả, cần phải có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Luật Quy hoạch 2017 được ban hành nhằm đảm bảo tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân; đảm bảo tính khoa học, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

Đề xuất mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển tại các xã ven biển tỉnh Thái Bình

19-4-2023

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi này đều ở cuối nguồn không chỉ tiếp nhận toàn bộ chất thải từ đồng ruộng, dân cư, đô thị của tỉnh mà còn tiếp nhận chất thải của các tỉnh từ thượng nguồn sông Hồng và sông Thái Bình gây ô nhiễm vùng ven biển cửa sông. Bên cạnh đó, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng của địa phương đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể chất thải nhựa, gây áp lực không nhỏ lên môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Theo IUCN (2020), Thái Bình nằm trong khu vực được ước tính có lượng rác thải rò rỉ mỗi năm từ 1,9-9 tấn/km2/năm, trong đó lượng rác thải nhựa rò rỉ mỗi năm của tỉnh là 8%. Trong khi đó, công tác quản lý chất thải lại chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển tại các xã ven biển của tỉnh Thái Bình là rất cần thiết, nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Thử nghiệm áp dụng một số chỉ số sinh học để đánh giá suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

25-4-2023

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng cửa sông ven biển Châu thổ sông Hồng, cung cấp nhiều giá trị đa dạng sinh học và hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương thông qua khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch, duy trì cảnh quan thiên nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại VQG Xuân Thủy, đã xác định được một số nhóm chỉ thị cho việc đánh giá suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước theo 04 nhóm chỉ số: chỉ số đa dạng sinh học ShannonWeiner và chỉ số phong phú loài Margalef; Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) và hệ thống thang điểm BMWPVIET đối với nhóm động vật KXS cỡ lớn và nhóm côn trùng nước. Chỉ số phong phú Margalef (d) vào mùa mưa cao, mức ô nhiễm của môi trường nước thuộc loại không nhiễm bẩn, chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Weiner (H’) tại một số điểm tại cồn Lu có chất lượng môi trường từ nhiễm bẩn đến nhiễm bẩn nhẹ, thể hiện có sự suy thoái của hệ sinh thái đất ngập nước. Theo hệ thống thang điểm BMWPVIET thì chỉ số ASPT = 5,07 thể hiện nước ô nhiễm vừa và sự có sự suy thoái nhẹ của hệ sinh thái đất ngập nước. Theo chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) với hệ thống thang điểm tính 12 chỉ số của Karr. (1981) cho thấy cấu trúc dinh dưỡng có dấu hiệu bị ức chế, thể hiện có sự suy thoái nhẹ của hệ sinh thái nước tại VQG Xuân Thủy. Đặc biệt là chỉ số tổ hợp sinh học cá đã cho thấy sự giàu có thành phần loài dưới mức mong đợi, đặc biệt là mất đi những loài nhạy cảm nhất với môi trường thay đổi.

Một số đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề

28-4-2023

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện các làng nghề phát triển đang theo hình thức tự phát. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân. Khoản 1 Điều 56 Luật BVMT năm 2020 quy định, làng nghề phải có phương án BVMT và UBND cấp xã có trách nhiệm lập, triển khai thực hiện phương án BVMT cho làng nghề trên địa bàn. Việc hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là vấn đề cấp thiết hiện nay.