ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Tập trung giải quyết 5 chính sách lớn

Ngày đăng: 09 | 02 | 2023

Tại Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 27/9/2022 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ chuyên đề tháng 9 năm 2022, Chính phủ đã cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) và thống nhất với đề xuất đổi tên dự án Luật này thành Luật Địa chất và Khoáng sản. Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan tập trung hoàn thiện đề nghị xây dựng luật với 5 chính sách lớn.

          Chính sách 1: Về tài nguyên địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản.

Chính sách 2: Về hoàn thiện chính sách về bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản; chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản.

Chính sách 3: Về hoàn thiện chính sách khu vực khoáng sản.

Chính sách 4: Về hoàn thiện chính sách trong quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản.

Chính sách 5: Tài chính về địa chất, khoáng sản.

Luật Khoáng sản được ban hành năm 2010, là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản, là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản; đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và công nghiệp khai khoáng phát triển theo hướng bền vững; nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, đáp ứng nhu cầu khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thực hiện, Luật khoáng sản năm 2010 còn có một số nội dung bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tế, đòi hỏi phải có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình mới. Việc xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản là cần thiết, nhằm xử lý những tồn tại, hạn chế, vưỡng mắc trong thực tiễn; tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; góp phần thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Góp ý những quy định về giá đất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

24-2-2023

Các quy định về giá đất trong Luật Đất đai luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội bởi nó liên quan thiết thực đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Vì vậy các vấn đề pháp lý điều chỉnh về giá đất và định giá đất cần phải có cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Hydro xanh - Nguồn năng lượng sạch cho tương lai

3-3-2023

Trong những năm gần đây, hydro đã thu hút sự chú ý trên toàn cầu như một nguồn năng lượng sạch tiềm năng vì nó cháy mà không tạo ra khí thải gây hại cho khí hậu. Tuy nhiên, các phương pháp sản xuất hydro truyền thống có lượng khí thải carbon đáng kể, trong khi những phương pháp sạch hơn rất tốn kém cũng như phức tạp về mặt kỹ thuật.

Quyền bề mặt - một nội dung cần hoàn thiện trong pháp luật đất đai

15-3-2023

Sự gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa cao dẫn đến nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích ngày càng gia tăng trong khi quỹ đất là cố định, đòi hỏi việc khai thác đất đai không chỉ dừng lại ở trên mặt đất mà cần mở rộng ra các khoảng không gian phía trên mặt đất cũng như dưới lòng đất. Ra đời từ thời kì La Mã, chế định quyền bề mặt được duy trì, hoàn thiện theo thời gian, được kế thừa và ghi nhận vào pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới bởi ý nghĩa quan trọng của nó trong việc điều chỉnh quan hệ của chủ thể có quyền đối với bề mặt đất, mặt nước đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác. Cùng với sự tiến bộ trong lịch sử lập pháp, Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2015 đã lần đầu tiên ghi nhận và bảo vệ quyền bề mặt với tư cách là một quyền khác đối với tài sản.

Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản 2010: Rà soát nội dung về chiến lược, quy hoạch khoáng sản

20-3-2023

​​​​​​​Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Cục Khoáng sản Việt Nam vừa rà soát và tổng hợp các nội dung đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan đến chiến lược, quy hoạch khoáng sản.

Vấn đề liên kết sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trong xây dựng các quy hoạch vùng

6-4-2023

Để có thể phát huy và thực thi các chiến lược, chính sách một cách hiệu quả, cần phải có những quy hoạch, kế hoạch cụ thể. Luật Quy hoạch 2017 được ban hành nhằm đảm bảo tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch, hài hòa lợi ích của quốc gia, các vùng, các địa phương và lợi ích của người dân; đảm bảo tính khoa học, khả thi, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực của đất nước, tính khách quan, công khai, minh bạch, tính bảo tồn.

Đề xuất mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển tại các xã ven biển tỉnh Thái Bình

19-4-2023

Thái Bình là một tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc hạ lưu của đồng bằng châu thổ sông Hồng, có mạng lưới sông ngòi dày đặc. Mạng lưới sông ngòi này đều ở cuối nguồn không chỉ tiếp nhận toàn bộ chất thải từ đồng ruộng, dân cư, đô thị của tỉnh mà còn tiếp nhận chất thải của các tỉnh từ thượng nguồn sông Hồng và sông Thái Bình gây ô nhiễm vùng ven biển cửa sông. Bên cạnh đó, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng của địa phương đã dẫn tới sự gia tăng đáng kể chất thải nhựa, gây áp lực không nhỏ lên môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hệ sinh thái. Theo IUCN (2020), Thái Bình nằm trong khu vực được ước tính có lượng rác thải rò rỉ mỗi năm từ 1,9-9 tấn/km2/năm, trong đó lượng rác thải nhựa rò rỉ mỗi năm của tỉnh là 8%. Trong khi đó, công tác quản lý chất thải lại chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay. Vì vậy, việc xây dựng mô hình kiểm soát rác thải nhựa ra biển tại các xã ven biển của tỉnh Thái Bình là rất cần thiết, nhằm giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa đại dương, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Thử nghiệm áp dụng một số chỉ số sinh học để đánh giá suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc gia Xuân Thủy, tỉnh Nam Định

25-4-2023

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Thủy là một vùng đất ngập nước tiêu biểu cho vùng cửa sông ven biển Châu thổ sông Hồng, cung cấp nhiều giá trị đa dạng sinh học và hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương thông qua khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, phát triển du lịch, duy trì cảnh quan thiên nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy tại VQG Xuân Thủy, đã xác định được một số nhóm chỉ thị cho việc đánh giá suy thoái hệ sinh thái đất ngập nước theo 04 nhóm chỉ số: chỉ số đa dạng sinh học ShannonWeiner và chỉ số phong phú loài Margalef; Chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) và hệ thống thang điểm BMWPVIET đối với nhóm động vật KXS cỡ lớn và nhóm côn trùng nước. Chỉ số phong phú Margalef (d) vào mùa mưa cao, mức ô nhiễm của môi trường nước thuộc loại không nhiễm bẩn, chỉ số đa dạng sinh học Shannon-Weiner (H’) tại một số điểm tại cồn Lu có chất lượng môi trường từ nhiễm bẩn đến nhiễm bẩn nhẹ, thể hiện có sự suy thoái của hệ sinh thái đất ngập nước. Theo hệ thống thang điểm BMWPVIET thì chỉ số ASPT = 5,07 thể hiện nước ô nhiễm vừa và sự có sự suy thoái nhẹ của hệ sinh thái đất ngập nước. Theo chỉ số tổ hợp sinh học cá (IBI) với hệ thống thang điểm tính 12 chỉ số của Karr. (1981) cho thấy cấu trúc dinh dưỡng có dấu hiệu bị ức chế, thể hiện có sự suy thoái nhẹ của hệ sinh thái nước tại VQG Xuân Thủy. Đặc biệt là chỉ số tổ hợp sinh học cá đã cho thấy sự giàu có thành phần loài dưới mức mong đợi, đặc biệt là mất đi những loài nhạy cảm nhất với môi trường thay đổi.

Một số đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng, thực hiện phương án bảo vệ môi trường làng nghề

28-4-2023

Theo Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện các làng nghề phát triển đang theo hình thức tự phát. Đây được coi là nguyên nhân chính khiến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân. Khoản 1 Điều 56 Luật BVMT năm 2020 quy định, làng nghề phải có phương án BVMT và UBND cấp xã có trách nhiệm lập, triển khai thực hiện phương án BVMT cho làng nghề trên địa bàn. Việc hoàn thiện cơ chế huy động các nguồn lực tài chính để xây dựng, thực hiện phương án BVMT làng nghề nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là vấn đề cấp thiết hiện nay.

Doanh nghiệp tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn để giảm thiểu chất thải

4-5-2023

   Tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) dựa vào lợi ích kinh tế để giải quyết ba vấn đề chính đối với chất thải, đó là: (i) Giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên đầu vào; (ii) kéo dài vòng đời sản phẩm; (iii) giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường. Như vậy, đối với chất thải nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là những ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu thô từ tài nguyên thiên nhiên đầu vào và thải trực tiếp ra môi trường theo mô hình kinh tế tuyến tính (KTTT) (line economy-LE) trước đây chuyển sang mô hình KTTH (circular economy-CE) sẽ đạt hiệu quả cao không chỉ về kinh tế mà còn BVMT thông qua giảm khai thác tài nguyên đầu vào và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường. Tuy nhiên, để chuyển đổi từ mô hình KTTT sang mô hình KTTH, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp (DN) sẽ gặp những khó khăn nhất định.

Các vấn đề môi trường của Việt Nam trong bộ chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2022

8-5-2023

Trong kết quả công bố Chỉ số Đổi mới Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index, gọi tắt là GII) năm 2022, Việt Nam xếp hạng 48/132 quốc gia và được ghi nhận trong nhóm các quốc gia đạt được những tiến bộ lớn nhất trong thập kỷ. Tuy nhiên, kết quả xếp hạng các vấn đề về môi trường trong GII lại xếp trong nhóm các quốc gia đạt kết quả thấp so với trình độ phát triển của đất nước. Bài viết này phân tích phương pháp tính toán và kết quả đánh giá của GII cho Việt Nam về các vấn đề môi trường. Từ đó nhằm đưa ra một số đề xuất để cải thiện chỉ số trong thời gian tới.

Khung pháp lý thị trường tín dụng xanh, trái phiếu xanh trong pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam

10-5-2023

 Phát triển thị trường tín dụng xanh (TDX), trái phiếu xanh (TPX) đang là xu hướng nổi lên mạnh mẽ ở phạm vi toàn cầu, với sự tham gia ngày càng nhiều các quốc gia phát triển cũng như tổ chức tài chính quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)... [1] Hai kênh huy động vốn này đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các mục tiêu về môi trường, khí hậu.