ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Thực hành giảm rác thải nhựa cho công ty du lịch

Ngày đăng: 20 | 06 | 2023

​​​​​​​Nhựa là một loại vật liệu hữu ích đã đóng góp rất nhiều trong việc cải thiện và thay đổi nhiều lĩnh vực, xuất hiện trong những vật dụng hàng ngày, từ bao bì bao gói sản phẩm, đồ bảo hộ lao động, đến những ứng dụng ít được biết đến hơn như các thiết bị công nghệ, điện tử, dụng cụ phòng thí nghiệm, dụng cụ y tế và các ứng dụng kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nhựa cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro và hệ lụy nặng nề cho môi trường và sức khỏe con người khi không được sử dụng đúng, thải bỏ không kiểm soát và xử lý không hợp vệ sinh.

Hoạt động kinh doanh du lịch ngày nay có xu hướng sử dụng rất nhiều sản phẩm nhựa dùng một lần như chai nước nhựa một lần, túi ni-lông, khăn ướt, cốc nhựa, ống hút nhựa... vì sự tiện lợi và chi phí đầu tư ban đầu thấp. Điều này làm gia tăng nhanh chóng các loại rác nhựa bị thải bỏ ở các điểm đến du lịch.

Trong Sổ tay hướng dẫn Giảm nhựa dành cho công ty du lịch (2020), các chuyên gia thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, WWF và đối tác đã đưa ra những hướng dẫn thực hành giảm rác thải nhựa phù hợp cho các công ty du lịch. Trong đó có khuyến cáo việc luôn nhớ nguyên tắc 5T (bao gồm: Từ chối những thứ không cần thiết; Tiết giảm những thứ bạn cần dùng; Tái sử dụng mọi thứ bạn có thể; Tái chế/Thu gom những thứ bạn không thể từ chối, không thể giảm hay tái sử dụng) và tuân thủ các biện pháp cụ thể sau:

Đối với văn phòng, công ty:

- Thay thế đồ nhựa sử dụng một lần bằng đồ có thể tái sử dụng nhiều lần hoặc có thể phân hủy;

- Sử dụng bình nước to thay chai nước nhỏ và biến văn phòng công ty thành trạm Refill nước;

- Mời khách đồ uống đựng trong cốc/ly thủy tinh;

- Mua trà, cà phê, đường... trong chai lọ lớn thay vì gói nhỏ;

- Tái sử dụng chai, lọ thủy tinh để đựng nước uống, cắm hoa, cắm bút...;

- Sử dụng giấy không cán bóng;

- Tối ưu hóa quy trình làm việc online để tránh hồ sơ giấy;

- Thực hiện phân loại rác;

- Xây dựng văn hóa giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong nhân viên;

- Đề cập đến hoạt động giảm rác thải của công ty trong các thư từ liên hệ;

- Đặt các thông điệp giảm rác thải nhựa trong văn phòng;

- Đưa ra các yêu cầu về tránh mua đồ nhựa dùng một lần trong quy định mua sắm.

Đối với bộ phận phát triển sản phẩm:

- Đưa các sáng kiến giảm rác thải nhựa vào quá trình phát triển và điều hành các tour và chương trình tham quan;

- Xây dựng các chương trình tham quan không rác thải nhựa hoặc có các lựa chọn giảm rác thải nhựa;

- Xây dựng các chương trình tham quan có hoạt động nhặt rác, dọn dẹp bãi biển, dọn dẹp rác tại các nguồn nước (sông, suối, hồ...);

- Cung cấp lựa chọn chai nước tái sử dụng nhiều lần trong tour;

- Xây dựng điểm tiếp nước thay vì cung cấp cho khách các chai nước nhựa dùng một lần;

- Ngừng cung cấp khăn ướt trong tour;

- Sử dụng hộp đựng thức ăn tái sử dụng có nắp hoặc ưu tiên sử dụng chất liệu tự nhiên để đậy/bọc thức ăn trong tour.

Đối với các đối tác trong chuỗi cung ứng dịch vụ:

- Hỗ trợ và khuyến khích các đối tác giảm sử dụng nhựa;

- Bàn bạc với các đối tác để loại bỏ các sản phẩm nhựa dùng một lần không cần thiết;

- Chia sẻ các ví dụ hay và thực hành hiệu quả;

- Ưu tiên giới thiệu các đơn vị cung cấp dịch vụ lưu trú, nhà hàng ăn uống có chương trình/hoạt động giảm rác thải nhựa tới khách hàng;

- Khuyến khích các khách sạn và nhà hàng hợp tác để cung cấp chai nước thủy tinh cho khách;

- Khuyến khích các khách sạn hợp tác để hạn chế tiến tới loại bỏ các đồ vệ sinh dùng một lần và thay bằng các lọ đựng dầu gội đầu, gel rửa tay tái sử dụng, xà phòng không bao bì ni-lông...;

- Ủng hộ các tiêu chuẩn của ngành về giảm sử dụng nhựa trong hoạt động kinh doanh;

Hợp tác với các điểm đến:

- Ủng hộ các bên liên quan ở các điểm đến để giải quyết các vấn đề về rác nhựa;

- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động làm sạch bãi biển, sông hồ...;

- Hỗ trợ hoặc hợp tác với các nền tảng cung cấp giải pháp giảm rác thải nhựa tại các điểm đến nơi công ty có hoạt động;

- Ủng hộ kinh phí cho các dự án nghiên cứu hoặc dự án giảm rác nhựa (dự án cơ sở hạ tầng, dự án giáo dục môi trường, chiến dịch nâng cao nhận thức...) tại các điểm đến.

Đối với khách hàng:

- Tạo các lựa chọn có trách nhiệm cho khách hàng về việc giảm sử dụng nhựa, đặc biệt là đồ nhựa dùng một lần từ đó nâng cao nhận thức của họ (ví dụ lựa chọn không sử dụng chai nước nhỏ trong tour);

- Chủ động trao đổi với khách hàng về cam kết/chương trình giảm rác thải nhựa của công ty;

- Thúc đẩy phong cách du lịch không rác nhựa thông qua các kênh truyền thông khác nhau;

- Tặng/cho mượn túi vải có thể tái sử dụng cho khách du lịch để mua sắm;

- Tặng/cho mượn bình đựng nước tái sử dụng nhiều lần để khách đựng đồ uống thay cho việc cung cấp chai nước nhựa dùng một lần hàng ngày;

- Tặng/cho mượn mũ làm từ chất liệu tự nhiên như mũ cói, nón lá... thay cho mũ lưỡi trai;

- Khuyến khích khách và lưu ý khách mang theo mũ, ô/dù cá nhân;

- Đưa ra thông tin từ sớm để khuyến khích khách hàng tự chuẩn bị bình nước cá nhân, túi đựng, mũ nón...

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Chỉ số Đổi mới sinh thái và đề xuất áp dụng ở Việt Nam

21-6-2023

Chỉ số Đổi mới sinh thái (ĐMST) là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến ở châu Âu và từng bước được giới thiệu áp dụng tại các nước đang phát triển ở châu Á những năm gần đây. Bài viết đề cập đến sự cần thiết của chỉ số ĐMST; các tiêu chí, các trụ cột, khung bộ chỉ số và phương pháp tính toán bộ chỉ số ĐMST cho các tỉnh, thành phố ở Việt Nam để bạn đọc tham khảo.

Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam về áp dụng phương pháp phân tích đánh đổi (trade-offs analysis) trong xây dựng chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên

22-6-2023

 Bài viết trình bày về kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới, bài học cho Việt Nam về áp dụng công cụ InVEST trong phân tích đánh đổi (trade-offs analysis) phục vụ xây dựng chính sách quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Cơ sở khoa học, xu hướng thế giới và bối cảnh của Việt Nam về thuế các bon

23-6-2023

Định giá các bon đang được xem là cách tiếp cận dựa vào thị trường hứa hẹn nhất thông qua một trong hai công cụ là thị trường giảm phát thải và thuế các bon. Thuế các bon là một loại thuế áp dụng đối với lượng khí các bon phát thải của quá trình đốt cháy nhiên liệu tạo ra khí CO2 - một trong những tác nhân gây ra hiện tượng nóng lên của Trái đất và biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu.

Thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không (Net zero emission): Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

26-6-2023

Trong những năm gần đây, cụm từ “phát thải ròng bằng không” hay “net zero emission - NZE” đã trở thành chủ đề quen thuộc tại nhiều diễn đàn về biến đổi khí hậu (BĐKH) và phát triển bền vững. Năm 2015, Thỏa thuận Paris về BĐKH được 192 quốc gia thông qua, tại điểm 4.1 nhấn mạnh “các bên tham gia hướng đến đỉnh phát thải khí nhà kính (KNK) càng sớm càng tốt… như vậy sẽ đạt được cân bằng giữa các nguồn phát thải và loại bỏ bởi các bể hấp thụ KNK vào giữa thế kỷ 21”.

Đa dạng các hình thức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

27-6-2023

(Theo monre.gov.vn) - Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi có thể nhận bồi thường với nhiều hình thức, như bằng đất, bằng tiền hoặc bằng nhà ở…

Quan hệ giữa chuyển đổi số, quản lý chất thải và kinh tế tuần hoàn

28-6-2023

  Kinh tế tuần hoàn (KTTH) thúc đẩy quá trình chuyển đổi từ mô hình kinh tế tuyến tính - chỉ quan tâm đến việc khai thác tài nguyên, sản xuất và vứt bỏ sau tiêu thụ, hệ quả là tạo ra một lượng phế thải khổng lồ sang mô hình chú trọng việc quản lý, tái tạo tài nguyên theo một vòng khép kín, tránh tạo ra phế thải, giảm tác động xấu đến môi trường.

Các loại hình công nghệ cơ bản sử dụng trong hoạt động điều tra cơ bản, quan trắc và dự báo tài nguyên và môi trường

29-6-2023

Công nghệ đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động điều tra cơ bản (ĐTCB), quan trắc và dự báo (QT&DB) TN&MT.

Mối quan hệ giữa quyền bề mặt với quyền sở hữu, quyền sử dụng đất

30-6-2023

Ở Việt Nam, theo quy định của Hiến pháp và Luật Đất đai thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Các cá nhân, tổ chức không có quyền sở hữu đối với đất đai mà chỉ có QSDĐ.

Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất ven biển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu

3-7-2023

Nhằm thúc đẩy việc sử dụng hiệu quả, tăng cường quản lý đất ven biển, ngày 27/7/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 20/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và quản lý đất đai các dự án ven biển.

Cách tiếp cận của một số quốc gia trong đánh giá thực hiện Quy hoạch môi trường và đề xuất áp dụng cho Việt Nam

5-7-2023

Đánh giá thực hiện quy hoạch đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định sự thành công của quy hoạch, cũng như đối với công tác lập quy hoạch trong tương lai.

Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc quy định và thực hiện quyền bề mặt trong quản lý đất đai

6-7-2023

Trên thế giới, thuật ngữ quyền bề mặt đã ra đời từ khá sớm và được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận đến ngày nay.

Phân tích đánh đổi dịch vụ hệ sinh thái và chất lượng cảnh quan phục vụ phân bổ nguồn lực đất đai trong xây dựng quy hoạch tại vùng Tây Nghệ An

11-7-2023

Các hệ sinh thái trong cảnh quan cung cấp một số dịch vụ quan trọng cho con người, chẳng hạn như cung cấp nước, thực phẩm và khả năng chống chịu với khí hậu. Các dịch vụ này được gọi là dịch vụ hệ sinh thái. Việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái là kết quả của các quá trình sinh thái phức tạp, với sự đánh đổi không thể tránh khỏi giữa các dịch vụ hệ sinh thái khác nhau.