ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Diễn biến môi trường trong bối cảnh bùng phát quy hoạch phát triển và mở rộng Hà Nội 15 - 20 năm qua và đề xuất các giải pháp cải thiện

Ngày đăng: 05 | 03 | 2024

Với diện tích gần 3,4 nghìn km2 và dân số gần 9 triệu người, Hà Nội là thành phố (TP) trực thuộc Trung ương đông dân thứ hai cả nước. Trong bài báo này, tác giả chỉ bàn đến ô nhiễm của 3 thành phần môi trường chính: Môi trường không khí, môi trường nước mặt và chất thải rắn (CTR), trong bối cảnh quy hoạch phát triển TP. Hà Nội bùng phát trong thời gian 15-20 năm qua. Đó là những thành phần môi trường quan trọng nhất, có tác động trực tiếp và nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến phát triển ngành du lịch, kinh tế đối ngoại và quan hệ quốc tế.

    Để đánh giá một cách công bằng và khách quan về diễn biến ô nhiễm môi trường TP. Hà Nội nặng hay nhẹ, diễn biến môi trường theo hướng tốt hay xấu, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tốt hay yếu kém, cần xét đến bối cảnh quy hoạch mở rộng TP. Hà Nội rất nhanh trong vòng 40-50 năm, đặc biệt là trong vòng 15 - 20 năm qua. Theo đó, quy hoạch mở rộng Hà Nội quá nhanh đã tạo ra các nguồn thải ô nhiễm môi trường lớn, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi trường tự nhiên nhiều lần và cũng vượt quá nhiều lần khả năng đầu tư công nghệ xử lý nhân tạo đối với ô nhiễm môi trường, gây ra xu thế suy thoái môi trường khó lường và không dễ ngăn ngừa được. Từ đánh giá tổng quát về diễn biến môi trường theo quy hoạch phát triển và mở rộng TP. Hà Nội, bài báo kiến nghị một số giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường TP. Hà Nội.

1. Quy hoạch phát triển Hà Nội bùng phát đã tạo ra các nguồn thải ô nhiễm môi trường lớn và vượt quá khả năng kiểm soát

Khu đô thị Royal City, Hà Nội, được xây dựng trên khu đất của Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã được di chuyển ra ngoại thành

      Trong thời kỳ Pháp thuộc, với vai trò là Thủ phủ của Liên bang Đông Dương, Hà Nội đã thu hút một lượng đáng kể người Pháp, người Hoa và người Việt từ những vùng lân cận đến nhập cư. Vào năm 1940, dân số TP được thống kê khoảng 132.145 người, nhưng đến năm 1954, khi hòa bình lập lại sau 9 năm chiến tranh chống Pháp, thì giảm xuống chỉ còn 53.000 dân với diện tích 152 km². Đến năm 1961 Hà Nội sáp nhập thêm một số xã của Hà ĐôngBắc NinhVĩnh Phúc và Hưng Yên, TP mở rộng diện tích lên 584 km² với dân số 910.000 người. Ngày 21/12/1978, Quốc hội Việt Nam phê chuẩn mở rộng địa giới Hà Nội, sáp nhập thêm 5 huyện Ba VìThạch ThấtPhúc ThọĐan PhượngHoài Đức và thị xã Sơn Tây của tỉnh Hà Sơn Bình, cùng hai huyện của tỉnh Vĩnh Phú là Mê LinhSóc Sơn. Dân số Hà Nội lúc đó lên tới 2,5 triệu người, với diện tích đất tự nhiên là 2.136 km². Ngày 12/8/1991, ranh giới Hà Nội lại được điều chỉnh, chuyển lại 5 huyện và 1 thị xã đã lấy của Hà Sơn Bình năm 1978 cho Hà Tây và Mê Linh cũng được nhập lại vào tỉnh Vĩnh Phúc. Hà Nội còn lại 4 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành, với diện tích đất tự nhiên 924 km². Ngày 29/5/2008, Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết điều chỉnh địa giới hành chính thủ đô Hà Nội và các tỉnh, có hiệu lực từ 1 tháng 8 cùng năm. Theo Nghị quyết, toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã Đông XuânTiến XuânYên BìnhYên Trung thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, được sáp nhập về Hà Nội. Từ diện tích gần 1.000 km² và dân số khoảng 3,4 triệu người, Hà Nội sau khi mở rộng có diện tích 3.324,92 km² và dân số 6.232.940 người, là 1 trong 17 thủ đô các nước có diện tích lớn nhất thế giới. Theo kết quả của cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số toàn Hà Nội là 6.451.909 người. Tính đến hết năm 2015, dân số Hà Nội là 7.558.956 người. Theo con số thống kê, dân số của TP. Hà Nội năm 2020 là khoảng 8,3 triệu người, năm 2021 là khoảng 8,34 triệu người và năm 2022 là khoảng 8,4 triệu người. Tính đến hết quý I năm 2023, dân số của Thủ đô đạt khoảng 8,5 triệu người, nếu cộng thêm số người từ nông thôn ra Hà Nội học tập và lao động kiếm sống, cùng với dân sống vãng lai, ước tính tổng dân số sống ở Hà Nội hiện nay đã vượt quá con số 10 triệu người, như vậy Hà Nội đã gia nhập nhóm các đô thị lớn của thế giới. Dân số Hà Nội năm 2023 sau 55 năm phát triển đã cao hơn dân số năm 1968 tới 10 lần và sau 45 năm đã cao hơn dân số năm 1978 tới 4 lần.

    Gia tăng CTR theo cấp số nhân so với gia tăng dân số: Tổng nguồn CTR đô thị phát sinh ở các đô thị không chỉ phụ thuộc vào gia tăng dân số mà còn phụ thuộc vào mức sống của người dân được nâng cao. Khi mức sồng còn nghèo khó thì người ta thường sử dụng cả rau già hay kém chất lượng, quần áo cũ bị hỏng thì cố sửa chữa để tiếp tục sử dụng, hoặc mua hàng “secon hand” để sử dụng, mỗi ngày mỗi người dân chỉ thải ra khoảng 0,4 - 0,5 kg CTR. Ngày nay người dân đã có mức sống cao hơn, quần áo, đồ dùng cá nhân dù còn dùng được nhưng “mất mốt”, không hợp thời trang, cũng đều bị thải bỏ. Vì vậy, lượng CTR đô thị thải ra đã tăng lên từ 1,5 kg đến 2,0 kg mỗi người mỗi ngày, gấp 4 lần trước đây.  Từ số liệu gia tăng dân số và thay đổi mức sống, ta có thể tính ra sự gia tăng tổng nguồn thải CTR của Hà Nội ngày nay (2023) gấp 16 lần so với năm 1978, gấp 40 lần so với năm 1968. Thực tế số liệu tổng lượng CTR phát sinh ở Hà Nội mỗi ngày hiện nay là khoảng 9.000 tấn.

    Phương tiện giao thông cơ giới tăng nhanh: Trước năm 1975 người dân Hà Nội đi lại bằng phương tiện xe đạp là chủ yếu, ngày nay người dân Hà Nội đi lại chủ yếu bằng phương tiện xe máy và ô tô cá nhân. Theo số liệu thống kê hiện nay Hà Nội đã có khoảng 7 triệu xe máy và khoảng 1,1 triệu xe ô tô các loại. Rất nhiều người sở hữu cùng 1 lúc 2 xe máy hoặc vừa có xe máy vừa có xe ô-tô riêng. Dù rằng hệ thống giao thông đường bộ của Hà Nội trong những năm qua đã được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới rất nhiều. Đã xây dựng xong đường vành đai 1, đường vành đai 2, đường vành đai 3, đang xây dựng đường vành đai 4, và dự kiến khởi công xây dựng đường vành đai 5 vào năm 2025. Dù vậy, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu giao thông vận tải thực tế, tắc nghẽn giao thông vẫn còn thường xuyên xảy ra và gây ra ô nhiễm môi trường không khí đáng kể đối với Hà Nội.

    Nguồn thải ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất của Hà Nội lớn và chưa kiểm soát được: Cho đến nay, Hà Nội có 10 khu công nghiệp (KCN) mới, 9 KCN cũ và 29 cụm công nghiệp (CCN). Khoảng 100% các KCN có các trạm xử lý nước thải (XLNT) đạt tiêu chuẩn môi trường (TCMT), nhưng chỉ có khoảng 60% các CCN có các trạm XLNT tập trung. Gần như 100% các cơ sở sản xuất ở các KCN cũ và ở 24 CCN đều tồn tại các thiết bị và công nghệ sản xuất lạc hậu, thải ra nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm về CTR.

2. Một số thành tựu nổi bật về BVMT của Hà Nội

    Trong vòng 30 năm qua, đặc biệt là 15-20 năm gần đây, Hà Nội đã đẩy mạnh các hoạt động BVMT nhằm ngăn chặn sự suy thoái môi trường theo sau sự phát triển quy hoạch đô thị bùng phát và từng bước cải thiện chất lượng môi trường sống của mọi người dân. Trong đó có thể nêu ra một số thành tựu đáng tự hào về công tác BVMT của Hà Nội như sau:

- Đã hoàn thành di chuyển 100% các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nằm xen kẽ trong các khu dân cư nội thành đưa ra ngoại thành. Phần lớn các khu đất của các cơ sở sản xuất bị di chuyển này đã được đầu tư xây dựng thành các khu đô thị hiện đại, cao tầng (Hình 1);

- Về cơ bản đã cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hiện đại hóa hệ thống giao thông đường bộ, tạo điều kiện cơ bản để giảm thiểu ô nhiễm môi trường do giao thông gây ra;

- Xây dựng và vận hành sử dụng 6 trạm XLNT sinh hoạt tập trung; 100% các KCN và khoảng 60% các CCN đã xây dựng xong và vận hành đạt tiêu chuẩn môi trường; đã xử lý được khoảng 30% tổng lượng nước thải của TP. Hà Nội;

- Duy trì ổn định việc thu gom và xử lý (chủ yếu là chôn lấp hợp vệ sinh môi trường) khoảng 85% - 90% tổng lượng CTR. Có một số khu đô thị đã thu gom và xử lý hợp vệ sinh 100% CTR;

- Đầu tư xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2023 hai Nhà máy điện Rác (đó là Nhà máy Điện rác Thiên Lý ở Sóc Sơn với công suất đốt khoảng 5.000 tấn CTR ướt mỗi ngày, công suất phát điện là 75 MW (Hình 2) và Nhà máy Điện rác Seraphin ở Xuân Sơn với công suất đốt khoảng 1.500 tấn CTR mỗi ngày, công suất phát điện là 37 MW;

- Đã xóa sổ 96% số lượng bếp đun than tổ ong ở các gia đình trong TP và gần đây hầu như không để xảy ra hiện tượng đốt rơm rạ gây khói mù ở các xã ngoại thành vào mùa thu hoạch lúa;

- Xây dựng hoàn thiện và vận hành thường xuyên hệ thống quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí tự động trên phạm vi toàn TP.

3. Đánh giá tổng quát về diễn biến môi trường theo quy hoạch phát triển Hà Nội

    Như phân tích ở trên, từ quy hoạch phát triển Hà Nội quá nhanh đã gây ra áp lực nguồn thải ô nhiễm môi trường vô cùng lớn, vượt quá khả năng kiểm soát, gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường đối với TP. Hà Nội. Tuy vậy, với nỗ lực và quyết tâm cao của Thành ủy, UBND, các tổ chức quản lý môi trường và tất cả các phường, xã, quận, huyện của Hà Nội trong các hoạt động BVMT, đã ngăn chặn được sự suy thoái môi trường nghiêm trọng, tuy chất lượng môi trường Hà Nội ngày nay vẫn thuộc loại yếu kém, nói chung chưa đạt quy chuẩn môi trường quy định, nhưng đã được cải thiện đôi chút so với 15-20 năm trước đây.

    Về đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí Hà Nội: Tuy môi trường không khí Hà Nội vẫn chưa đạt quy chuẩn môi trường quốc gia, phần lớn thời gian trong năm thuộc loại ô nhiễm nhẹ và rất nhẹ, nhưng so với thời gian trước đây 15 năm chất lượng môi trường không khí Hà Nội đã được cải thiện đáng kể. Cách đây khoảng 15 năm về trước, các tổ chức và nhiều chuyên gia môi trường quốc tế đánh giá “Môi trường không khí Hà Nội là 1 trong 10 đô thị bị ô nhiễm nhất trên thế giới”. Nhưng đến nay theo Báo cáo môi trường không khí thế giới của UNEP năm 2022 (được trích dẫn ở Bảng 1 dưới đây) đã đánh giá chất lượng không khí Hà Nội ở mức thứ 30 trong 108 đô thị có số liệu trên thế giới. Chất lượng môi trường không khí Hà Nội còn tốt hơn chất lượng môi trường không khí của các TP như: Delhi (Ấn Độ) (bị ô nhiễm nhất thế giới, xếp ở thứ tự số 1), Tasken ( xếp thứ 7), Vũ Hán (xếp thứ 21), Quảng Châu (xếp thứ 23), Thượng Hải (xếp thứ 24). TP Sydney, Ôxtrâylia, (xếp thứ 108) là TP có chất lượng môi trường không khí tốt nhất trong 108 TP có số liệu của thế giới (Bảng 1).

Bảng 1. Trích  Báo cáo của UNEP năm 2022 về xếp hạng ô nhiễm môi trường không khí từ cao xuống thấp của 108 TP có số liệu trên thế giới

 Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước mặt Hà Nội: Cách đây khoảng 15 năm môi trường nước mặt các sông hồ nội thành Hà Nội, như là sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Nhuệ…; các hồ Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ 3 mẫu, hồ 7 mẫu… đều bị ô nhiễm rất nặng. Hiện nay, nước mặt ở các sông hồ này tuy vẫn còn bị ô nhiễm, nhưng so với trước đây cũng đã giảm ô nhiễm hơn, chất lượng nước mặt đã được cải thiện đôi chút. Tuy nhiên vẫn tồn tại có lúc có nơi nước các sông hồ nội thành Hà Nội bị ô nhiễm rất nặng. Như là trong tháng 11/2023 vừa qua nước hồ Tây đã xảy ra hiện tượng ô nhiễm cạn kiệt ôxy trong nước, dẫn đến tình trạng hàng tấn cá chết trôi nổi trên mặt hồ. TP. Hà Nội đã xây dựng 6 nhà máy XLNT sinh hoat tập trung, thời gian tới có kế hoạch xây dựng thêm 8 nhà máy nữa. Nói chung, các nhà máy XLNT mới được xây dựng đều hoạt động tốt, có hiệu quả rõ rệt, trừ Nhà máy XLNT Yên Sở là Nhà máy lớn nhất, nhưng có sai lầm đặt vị trí ở cuối dòng sông Kim Ngưu (cuối nguồn nước thải), nên chưa phát huy hết  hiệu quả XLNT. Khó khăn và trở ngại lớn nhất đối với XLNT ở TP. Hà Nội là hệ thống thoát nước chung (thoát nước thải lẫn lộn với thoát nước mưa).

    Đánh giá diễn biến môi trường CTR ở Hà Nội: Theo số liệu thống kê năm 1991, diện tích Hà Nội là 921,8 km2, dân số là 2.052 nghìn người, hiện nay diện tích Hà Nội là 3.344.700 km2, dân số là khoảng 10 triệu người. Như vậy, so với năm 1991 diện tích Hà Nội tăng lên 3,63 lần, dân số tăng lên 4,87 lần. Hà Nội vẫn duy trì được công tác thu gom rác đạt 85 -90% tính trên toàn TP, còn lại khoảng 10% đến 15 % rác thải chưa được thu gom, bị thải ra sông hồ, kênh rạch và các bãi đất trống, gây ra ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và làm giảm mỹ quan TP. Việc thu gom CTR tại nguồn đã được Hà Nội phát động áp dụng thí điểm nhiều lần, nhưng đều thất bại.

    Như các phân tích cho thấy, thành tích nổi bật nhất về xử lý CTR Hà Nội là đã đầu tư xây dựng 2 Nhà máy điện rác, đây là hướng giải quyết ô nhiễm CTR tốt nhất. Tương lai, nếu 2 Nhà máy này vận hành tốt thì sẽ xử lý được tới 72% tổng lượng CTR phát sinh hàng ngày của Hà Nội.

4. Kiến nghị một số giải pháp cơ bản để cải thiện môi trường Hà Nội

    Thứ nhất, nâng cao năng lực và trách nhiệm của các tổ chức quản lý môi trường từ xã, phường, quận/huyện đến toàn TP, đặc biệt là bảo đảm công tác kiểm tra, kiểm soát các nguồn thải, xử lý nghiêm khắc và kịp thời ở mọi nơi, mọi lúc đối với tất cả các hành vi vi phạm quy định BVMT. Thực thi một cách nghiêm minh các chính sách và quy định của Nhà nước về BVMT.

    Thứ hai, huy động toàn bộ hệ thống tổ chức chính trị - xã hội tích cực tham gia công tác BVNT. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho toàn dân, toàn xã hội tự giác tham gia công tác BVMT, rèn luyện thói quen sống theo phong cách sống xanh, sống thân thiện với môi trường.

    Thứ ba, giải quyết hài hòa giữa phát triển đô thị, phát triển KT - XH thành phố với công tác BVMT. Kiên quyết thực hiện đường lối phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước là “Không đánh đổi môi trường với phát triển kinh tế”.

    Thứ tư, ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây mới hoàn thiện các công trình hệ thống hạ tầng kỹ thuật BVMT của Hà Nội, cụ thể (hạ tầng kỹ thuật xử lý 100% các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp; xử lý 100% các nguồn khí thải, thu gom và xử lý đúng yêu cầu vệ sinh môi trường; xử lý 100% CTR phát sinh của Hà Nội).

    Thứ năm, kiên quyết bảo tồn diện tích các mặt nước sông, hồ, ao trong nội thành Hà Nội hiện nay. Mở rộng phát triển các không gian xanh của Hà Nội tối đa cho phép.

    Thứ sáu, kiểm soát giảm thiểu các nguồn thải ô nhiễm môi trường xây dựng ở Hà Nội (đây là vấn đề rất đặc thù của Việt Nam vì đang trong giai đoạn xây dựng hiện đại hóa và đô thị hóa mạnh mẽ). Kiểm soát môi trường chặt chẽ đối với các xe vận tải đất cát, vật liệu xây dựng, bắt buộc áp dụng các công nghệ xây dựng để giảm thiểm ô nhiễm môi trường trong các hoạt động thi công xây dựng. Đặc biệt, cần quan tâm kiểm tra, kiểm soát môi trường đối với thi công sửa chữa, cải tạo, nâng cấp vỉa hè, hệ thống các đường giao thông, các hệ thống đường ống ngầm dưới mặt đất, như là hệ thống đường ống cấp thoát nước, hê thống đường điện, cáp quang, hệ thống cấp xăng dầu, khí đốt đặt ở dưới mặt đất.

    Thứ bảy, kiểm soát các nguồn khí thải của các loại xe theo tiêu chuẩn EURO 4. Tiếp tục phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đặt ra là 100% không sử dụng bếp đun than tổ ong trong TP, 100% không đốt rơm rạ trong mùa thu hoạch lúa ở ngoại thành Hà Nội.

GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng

Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE)

Trần Thị Minh Nguyệt

Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE)

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường số 1/2024)

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Ngọc Đăng. Áp dụng giải pháp ngăn chặn triệt để nước thải chảy vào Hồ Tây và các sông hồ Hà Nội. Tạp chí Môi trường”, số 9/2014.

2. Phạm Ngọc Đăng. Bàn về các tiêu chí TP xanh, bền vững môi trường ở nước ta. Tuyển tập công trình Hội thảo “Giải pháp công nghệ và kỹ thuật phát triển công trình xanh và đô thị xanh tại Việt Nam”. Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam và Hội Khoa học Kỹ thuật Lạnh và Điều hòa không khí Việt Nam, ngày 14/2/2019.

3. Phạm Ngọc Đăng. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí một số đô thị nước ta và đề xuất giải pháp cải thiện. Tạp chí Môi trường số 2/2020, ISS.2615-9597.

4. Nguyễn Thủy. Ô nhiễm môi trường ở Hà Nội: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Cộng sản, tháng 10/2022.

5. Vũ Văn Hạnh, Nguyễn Thu Hiền. Nghiên cứu quản lý CTR xây dựng tại Hà Nội theo định hướng kinh tế tuần hoàn. Tạp chí Môi trường số chuyên đề tiếng Việt, số I/2022.

 

NỘI DUNG KHÁC

Liên kết đối tác thực hiện kinh tế tuần hoàn rác tại địa phương

5-3-2024

  Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, tổ chức, các cấp, các ngành trong việc thu gom, phân loại, vận chuyển rác thải, nhất là rác thải nhựa (RTN) đến nơi xử lý theo đúng quy định, góp phần BVMT, từ năm 2018 - 2023, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) đã thực hiện một số mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH) rác thải sinh hoạt (RTSH), tập trung vào rác thải nhựa giá trị thấp (RTNGTT) tại Hà Nội và Đà Nẵng. Sau 5 năm triển khai thực hiện, đến nay, các mô hình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong việc phát hiện những vấn đề liên quan đến RTNGT.

Công nghệ sinh học xanh - Xu thế tất yếu của tương lai

7-3-2024

 Công nghệ sinh học xanh là xu thế tất yếu của tương lai để giải quyết các thách thức về môi trường, năng lượng, thực phẩm và y tế cho nhân loại. So với công nghệ sinh học truyền thống, công nghệ sinh học xanh có mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; nghiên cứu giảm ô nhiễm môi trường; ứng dụng trong các lĩnh vực năng lượng sạch, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Trên thế giới, công nghệ sinh học xanh đang được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như năng lượng sinh học, xử lý ô nhiễm, bảo tồn đa dạng sinh học, nông nghiệp bền vững, y sinh học...

Một số giải pháp xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải

7-3-2024

Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) đối với các lưu vực sông đã được Đảng, Quốc hội, Chính phủ quan tâm, trong đó có công tác BVMT hệ thống công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (hệ thống Bắc Hưng Hải). Hệ thống Bắc Hưng Hải là công trình thủy lợi có vai trò quan trọng, phục vụ đa mục tiêu (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, kinh doanh, dân sinh) cho 4 tỉnh, TP: Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương, nhưng do tình trạng chất thải, nước thải xả vào các hệ thống công trình thủy lợi ngày càng gia tăng dẫn đễn tình trạng ô nhiễm nguồn nước trầm trọng.

Luật Đất đai năm 2024: Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng minh bạch và đơn giản hóa

8-3-2024

Tại Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã nhấn mạnh: “Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thống nhất quản lý theo hướng nâng cao trách nhiệm của địa phương và kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ của Trung ương; giảm đầu mối, giảm trung gian, gắn với cải cách hành chính (CCHC), giảm phiền hà, tiêu cực. 

Luật Đất đai năm 2024 và cơ hội hiện thực hóa các chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

12-3-2024

Trong hai thập kỷ qua, nhiều Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội và văn bản thực thi chính sách của Chính phủ về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đã được ban hành và triển khai. Luật Đất đai năm 2024 là khuôn khổ pháp lý quan trọng nhằm thể chế hóa các chủ trương, định hướng của Đảng và góp phần hiện thực hóa các chính sách về đất đai đối với đồng bào DTTS. Bài viết này tập trung phân tích một số điểm nổi bật liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS được thể hiện trong Luật Đất đai năm 2024 và một số vấn đề cần làm rõ hơn nhằm đưa những quy định này vào thực tế cuộc sống.

Một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong thời gian tới

12-3-2024

Từ sau khi Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và BVMT (Nghị quyết số 24-NQ/TW) được ban hành, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn thiên nhiên (BTTN) và đa dạng sinh học (ĐDSH) tiếp tục được rà soát, bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế.

Đổi mới quy trình, nội dung, phương pháp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

13-3-2024

Luật Đất đai 2024 đã dành 1 Chương là Chương V gồm 18 điều, từ Điều 60 đến Điều 77 quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Đề xuất hệ số K cho xác định giá trị dịch vụ môi trường trong định giá rừng tại Việt Nam

15-3-2024

  Các hệ sinh thái rừng trên thế giới bao phủ 30% diện tích bề mặt Trái đất, đóng vai trò là nguồn cung cấp các giá trị và dịch vụ quan trọng, đa dạng cho xã hội loài người. Là môi sinh sống của hơn 80% các loài sinh vật trên cạn, các hệ sinh thái rừng hỗ trợ cho việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng hấp thụ và lưu trữ các-bon từ khí quyển, góp phần điều chỉnh chu trình các-bon toàn cầu và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các hệ sinh thái rừng khỏe mạnh tạo ra và bảo tồn đất, ổn định dòng chảy, ngăn ngừa suy thoái đất và sa mạc hóa, đồng thời giảm thiểu rủi ro do thiên tai như hạn hán, lũ lụt và lở đất. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái rừng còn là nơi có giá trị thẩm mỹ, giải trí, tinh thần cao trong nhiều bối cảnh văn hóa và xã hội. Ngoài ra, rừng còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bằng cách cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu hàng ngày và tạo thu nhập cho hàng triệu người (Micheal J. and Brian S., 2018).

Giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu lĩnh vực Giao thông vận tải

25-3-2024

 Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (được ban hành tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 và Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/1/2021), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng và ban hành các văn bản để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực GTVT.

Hướng dẫn quy trình, phương pháp và mẫu báo cáo thực hiện kiểm toán môi trường tại Việt Nam

25-3-2024

Thực hiện kiểm toán môi trường (KTMT) được xem là công cụ quản lý môi trường hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, KTMT cũng dược xem là kênh thông tin đáng tin cậy, cung cấp cho cơ quan quản lý về tình hình quản lý môi trường của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mặc dù nội dung KTMT đã được một số tổ chức, đơn vị thực hiện, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn kỹ thuật chung nhất làm tài liệu để tham khảo. Do vậy, trong một số trường hợp, các nội dung KTMT chủ yếu đang được lồng ghép vào các cuộc kiểm toán tài chính hay quy trình thanh tra, kiểm tra.

Vai trò của lĩnh vực năng lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát ròng bằng “0” vào năm 2050

25-3-2024

 Năng lượng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) (gọi tắt là Nghị quyết số 24-NQ/TW), lĩnh vực năng lượng được định hướng phát triển trên quan điểm: “Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT)”. Nghị quyết đã nêu ra nhiệm vụ cụ thể là “Thúc đẩy, phát triển, sử dụng năng lượng mới, NLTT, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống, đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, NLTT; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng mới, NLTT trong tổng năng lượng quốc gia; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, NLTT; đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước; phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống”.

Phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu

25-3-2024

    Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở nước ta, tính đến năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị nhanh cũng đã tạo ra gánh nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, BĐKH đã gây ra nhiều rủi ro về thiên tai, vì vậy, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.