ĐỐI THOẠI CHÍNH SÁCH

Đề xuất hệ số K cho xác định giá trị dịch vụ môi trường trong định giá rừng tại Việt Nam

Ngày đăng: 15 | 03 | 2024

  Các hệ sinh thái rừng trên thế giới bao phủ 30% diện tích bề mặt Trái đất, đóng vai trò là nguồn cung cấp các giá trị và dịch vụ quan trọng, đa dạng cho xã hội loài người. Là môi sinh sống của hơn 80% các loài sinh vật trên cạn, các hệ sinh thái rừng hỗ trợ cho việc duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học. Rừng hấp thụ và lưu trữ các-bon từ khí quyển, góp phần điều chỉnh chu trình các-bon toàn cầu và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Các hệ sinh thái rừng khỏe mạnh tạo ra và bảo tồn đất, ổn định dòng chảy, ngăn ngừa suy thoái đất và sa mạc hóa, đồng thời giảm thiểu rủi ro do thiên tai như hạn hán, lũ lụt và lở đất. Bên cạnh đó, các hệ sinh thái rừng còn là nơi có giá trị thẩm mỹ, giải trí, tinh thần cao trong nhiều bối cảnh văn hóa và xã hội. Ngoài ra, rừng còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế bằng cách cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ cho nhu cầu hàng ngày và tạo thu nhập cho hàng triệu người (Micheal J. and Brian S., 2018).

      Trong hai thập kỷ qua, số lượng các nghiên cứu về giá trị dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) đã tăng lên đáng kể và Cơ sở dữ liệu về Lượng giá dịch vụ hệ sinh thái (Ecosystem Services Valuation Database-ESVD) hiện đang cung cấp bộ dữ liệu toàn diện nhất về lĩnh vực này với các thông tin chi tiết về loại hệ sinh thái, dịch vụ hệ sinh thái, địa điểm, phương pháp lượng giá và người hưởng lợi (Brander et al., 2021). ESVD được kế thừa cơ sở dữ liệu về giá trị dịch vụ hệ sinh thái được xây dựng trong khuôn khổ sáng kiến TEEB (2013) và được tiếp tục hoàn thiện trong những năm gần đây. ESVD hiện chứa hơn 9.400 kết quả lượng giá dịch vụ hệ sinh thái từ hơn 1.300 nghiên cứu được tiến hành trong 30 năm qua đối với 15 nhóm quần xã sinh vật/hệ sinh thái (gồm: biển, ven biển, đất ngập nước nội địa, sông hồ, rừng nhiệt đới và bán nhiệt đới, rừng ôn đới và rừng gỗ, rừng lá kim và rừng gỗ, cây bụi, trảng cỏ, sa mạc và bán sa mạc, hệ sinh thái tại Bắc cực, các công trình nhân tạo và khu đô thị/công nghiệp) tại tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đối với các hệ sinh thái rừng tự nhiên, ESVD cung cấp 1.014 kết quả lượng giá cho 22 loại dịch vụ của: (i) rừng nhiệt đới và bán nhiệt đới (gồm: rừng mưa nhiệt đới và bán nhiệt đới trên đất thấp, rừng khô nhiệt đới và bán nhiệt đới, rừng nhiệt đới và bán nhiệt đới trên núi… và (ii) rừng ôn đới và rừng gỗ (bao gồm: rừng mưa ẩm hoặc rừng thường xanh ôn đới, rừng khộp, rừng nhiệt đới ẩm ôn đới…).

Bảng 1. Giá trị kinh tế của các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng trên thế giới

15 3 24 1

(Nguồnhttps://www.esvd.net/esvd) 

a)

 

b)

 

 

Hình 1. Tỷ lệ giá trị kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái rừng tự nhiên phân theo nhóm dịch vụ (a) và phân theo giá trị sử dụng (b)

    Đối với hệ sinh thái rừng trồng, ESVD hiện có 589 dữ liệu về 19 loại dịch vụ.

Bảng 2. Giá trị kinh tế của các loại dịch vụ hệ sinh thái trong các mô hình sử dụng đất thâm canh (bao gồm rừng trồng) trên thế giới

15 3 24 3

Kết quả phân tích về tỷ lệ giá trị kinh tế các loại DVMTR của rừng trồng được trình bày trong Hình 2 dưới đây: 

(a) 

 

(b) 

 

Hình 2. Tỷ lệ giá trị kinh tế các dịch vụ của các mô hình sử dụng đất thâm canh phân theo nhóm dịch vụ (a) và giá trị sử dụng (b)

1. Lượng giá DVMTR tại Việt Nam

    Kết quả rà soát, tổng hợp kết quả nghiên cứu lượng giá giá trị kinh tế các DVMTR rừng trên cạn tại Việt Nam quy về thời điểm năm 2020 của nhóm tác giả Vũ Tấn Phương và cộng sự (2021) được tóm tắt trong bảng và hình dưới đây:

Bảng 3. Giá trị kinh tế của các loại DVMTR trên cạn tại Việt Nam

15 3 24 5

          Hình 3. Tỷ lệ giá trị kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái rừng trên cạn tại Việt Nam

    Như vậy, các nghiên cứu lượng giá tại Việt Nam mới chỉ được thực hiện đối với 9 loại DVMTR, trong đó tập trung nhiều nhất vào dịch vụ hấp thụ các-bon. Đối với các hệ sinh thái rừng trồng, các nghiên cứu lượng giá tại Việt Nam hiện mới tập trung vào giá trị gỗ, củi; tuy nhiên, một số ít nghiên cứu do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam thực hiện trong giai đoạn 2008-2010 (Phuong, V.T et al, 2009 và Lương Văn Tiến và cộng sự, 2010) cho thấy, giá trị kinh tế của các DVMTR do rừng trồng cung cấp cũng rất đáng kể, đặc biệt là đối với các loại rừng trồng gỗ lớn ở độ tuổi cao.

Bảng 4. Giá trị DVMTR của một số loại rừng trồng tại Việt Nam

15 3 24 7

Trong giai đoạn 2008-2010, giá trị thương mại của các loại rừng trồng chỉ dao động trong khoảng 30-40 triệu đồng/ha (Phuong, V.T 2009), do đó, giá trị DVMTR tương đương với 0,5-3,85 (trung bình là 2,48 lần) so với giá trị gỗ, củi của rừng trồng.

2. Khoảng trống trong định giá rừng tại Việt Nam

    Khái niệm về giá rừng tại Việt Nam được cụ thể hóa tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng. Theo đó, giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên được tính bằng tiền cho 1 ha, bao gồm giá cây đứng và giá quyền sử dụng rừng. Trong đó, giá cây đứng là giá trị cây gỗ tại rừng, được tính bằng tiền cho 1 ha của khu rừng và giá quyền sử dụng rừng là tổng thu nhập (bao gồm: doanh thu từ lâm sản, doanh thu DVMTR, doanh thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và các nguồn thu phù hợp khác) được tính bằng tiền cho 01 ha rừng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng. Còn giá rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng được tính bằng tiền cho 1 ha rừng trồng mà chủ rừng được hưởng từ rừng trong thời gian được giao rừng, cho thuê rừng; giá rừng trồng bao gồm tổng chi phí đã đầu tư tạo rừng và thu nhập dự kiến đối với rừng trồng tại thời điểm định giá.

    Có thể thấy rằng, khái niệm giá rừng (đặc biệt là khái niệm giá rừng trồng) trong Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT chưa phản ánh được quan điểm về Tổng giá trị kinh tế của rừng. Ngay cả với các hệ sinh thái rừng tự nhiên, DVMTR mới chỉ giới hạn trong 5 loại DVMTR được quy định tại Luật BV&PTR 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP và chưa bao gồm nhiều loại DVMTR khác đã được khoa học chứng minh như làm sạch không khí, xử lý chất thải, duy trì độ phì của đất và chưa bao gồm các giá trị tiềm năng, hiện chưa được khai thác do chưa có đủ hiểu biết hay công nghệ để sử dụng… Thêm vào đó, giá 5 loại DVMTR này (được quy định trong cơ chế chi trả DVMTR) rất thấp (mức phổ biến là dưới 10% so với những đóng góp về mặt kinh tế của chúng trong việc tạo ra các hàng hóa và dịch vụ có tính thương mại).

3. Đề xuất sử dụng hệ số K

    Các phân tích về lý thuyết và thực tiễn đều cho thấy giá rừng tại Việt Nam đang được xem xét theo nghĩa hẹp, chủ yếu là các lợi ích trực tiếp từ việc khai thác và sử dụng tài nguyên rừng, do đó, không thể làm rõ và phản ánh đúng vai trò của rừng cũng như của ngành lâm nghiệp đối với nền kinh tế, con người, xã hội và môi trường. Nếu giá rừng không được tính đầy đủ, các hệ sinh thái rừng (đặc biệt là các hệ sinh thái rừng tự nhiên) sẽ tiếp tục bị phá hoại hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng bởi giá đền bù cho các thiệt hại về rừng của những hành vi này quá thấp, chưa đủ tính giáo dục và răn đe. Việc định giá rừng nhưng không tính đúng, tính đủ giá trị môi trường cũng đang đi ngược lại với xu hướng chung về định giá rừng trên thế giới (Vũ TP và cộng sự, 2017).

    Tuy nhiên, việc định giá các DVMTR trong thực tế gặp nhiều khó khăn và thường vượt quá khả năng của các địa phương do số lượng DVMTR cần định giá lớn, các phương pháp lượng giá DVMTR phức tạp, trong đó nhiều phương pháp lượng giá đòi hỏi tính chuyên môn cao cùng lượng thông tin đầu vào lớn. Tại Việt Nam, một nghiên cứu lượng giá dịch vụ hệ sinh thái (trong đó có các hệ sinh thái rừng) mất tối thiểu 6-8 tháng với sự tham gia của ít nhất 3-4 chuyên gia thuộc các lĩnh vực: sinh thái, kinh tế, kinh tế lượng, địa lý… và tiêu tốn một nguồn lực tài chính đáng kể (Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Hoàng Nam, 2022). Vì vậy, việc xây dựng các hệ số (hệ số K) để ước tính giá trị DVMTR dựa trên các đại lượng dễ tính toán khác nhằm hỗ trợ các địa phương trong việc định giá rừng là điều cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam. Việc xây dựng hệ số K cần phải đảm bảo: (i) phù hợp với các quy định hiện hành của Việt Nam; (ii) phản ánh đầy đủ nhất giá trị kinh tế của các DVMTR.

    Kết quả phân tích cơ sở dữ liệu về giá trị kinh tế của các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng của các quốc gia trên thế giới chỉ ra, đối với rừng tự nhiên: giá trị sử dụng của các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ điều tiết, văn hóa và hỗ trợ tương đương với 6,5 lần so với giá trị sử dụng của các hàng hóa/dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ cung cấp. Đối với rừng trồng: giá trị sử dụng của các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ điều tiết, văn hóa và hỗ trợ tương đương (bằng 1 lần) với giá trị sử dụng của các hàng hóa/dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ cung cấp. Trong khi đó, kết quả phân tích cơ sở dữ liệu về giá trị kinh tế của các loại dịch vụ hệ sinh thái rừng tại Việt Nam cho thấy, với rừng tự nhiên, giá trị sử dụng của các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ điều tiết, văn hóa và hỗ trợ tương đương với 5 lần so với giá trị sử dụng của các hàng hóa/dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ cung cấp; với rừng trồng, giá trị sử dụng của các dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ điều tiết và hỗ trợ tương đương với 0,5-2,5 lần so với giá trị sử dụng của các hàng hóa/dịch vụ thuộc nhóm dịch vụ cung cấp, trong đó các loại rừng trồng cây mọc nhanh (keo tai tượng, keo lá tràm, bạch đàn…) dưới 10 tuổi có giá trị môi trường tương đương từ 0,5-1,5 lần giá trị lâm sản và các loại rừng trồng cây gỗ lớn trên 10 tuổi có giá trị môi trường tương đương 1,5-2,5 lần giá trị lâm sản. Mặc dù kích cỡ mẫu và phương pháp tổng hợp cơ sở dữ liệu về giá trị kinh tế của các dịch vụ hệ sinh thái rừng trên thế giới và tại Việt Nam có thể khác nhau nhưng dễ thấy rằng, tỷ lệ tương đối giữa giá trị kinh tế của dịch vụ cung cấp và giá trị kinh tế của các loại dịch vụ còn lại của cả rừng tự nhiên và rừng trồng có độ tương đồng khá cao và có thể được sử dụng để ước tính giá trị môi trường trong định giá rừng tại Việt Nam.

TS. Trần Thị Thu Hà

Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

(Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 12/2023)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Văn Tiến, Vũ Tấn Phương và Trần Thị Thu Hà, (2010), Giá trị môi trường của một số loại rừng trồng gỗ lớn tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3/2010, trang 1.309-1.314.

2. Phuong, V.T. (2007). Report on valuation of environmental services of some forests in Vietnam. Research Centre for Forest Ecology and Environment, Hanoi

3. Phuong, V.T. (2009). Forest valuation in Vietnam. Science and Technique Publishing House, Hanoi, 179 pp.

4. Phuong, V.T. (2013). Report on valuing environmental services of coastal protection forests in South Central and South areas of Vietnam. Vietnamese Academy of Forest Sciences, Hanoi

5. TEEB - The Economics of Ecosystems and Biodiversity (2013): Guidance Manual for TEEB Country Studies. Version 1.0.

6. Trần Thị Thu Hà và Nguyễn Hoàng Nam (2022), Hướng dẫn Đánh giá nhanh giá trị kinh tế các dịch vụ hệ sinh thái tại Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Bộ TN&MT), Hà Nội, Việt Nam.

7. Vũ TP, Phạm TT, Lê ND và Đào TLC. (2017), Kinh nghiệm quốc tế và các đề xuất sửa đổi khung pháp lý về định giá rừng tại Việt Nam, Báo cáo chuyên đề 168, Bogor, Indonesia: CIFOR.

NỘI DUNG KHÁC

Giải pháp quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu lĩnh vực Giao thông vận tải

25-3-2024

 Thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW (được ban hành tại Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 và Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/1/2021), Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã xây dựng và ban hành các văn bản để cụ thể hóa thành các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực GTVT.

Hướng dẫn quy trình, phương pháp và mẫu báo cáo thực hiện kiểm toán môi trường tại Việt Nam

25-3-2024

Thực hiện kiểm toán môi trường (KTMT) được xem là công cụ quản lý môi trường hiệu quả của các doanh nghiệp sản xuất. Bên cạnh đó, KTMT cũng dược xem là kênh thông tin đáng tin cậy, cung cấp cho cơ quan quản lý về tình hình quản lý môi trường của doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mặc dù nội dung KTMT đã được một số tổ chức, đơn vị thực hiện, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có hướng dẫn kỹ thuật chung nhất làm tài liệu để tham khảo. Do vậy, trong một số trường hợp, các nội dung KTMT chủ yếu đang được lồng ghép vào các cuộc kiểm toán tài chính hay quy trình thanh tra, kiểm tra.

Vai trò của lĩnh vực năng lượng đóng góp giảm phát thải khí nhà kính theo mục tiêu phát ròng bằng “0” vào năm 2050

25-3-2024

 Năng lượng đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT) (gọi tắt là Nghị quyết số 24-NQ/TW), lĩnh vực năng lượng được định hướng phát triển trên quan điểm: “Chú trọng phát triển, sử dụng năng lượng tái tạo (NLTT)”. Nghị quyết đã nêu ra nhiệm vụ cụ thể là “Thúc đẩy, phát triển, sử dụng năng lượng mới, NLTT, các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới thay thế các nguồn tài nguyên truyền thống, đẩy mạnh đầu tư phát triển và sử dụng năng lượng mới, NLTT; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sử dụng năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng năng lượng mới, NLTT trong tổng năng lượng quốc gia; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, NLTT; đẩy mạnh hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên từ bên ngoài, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước; phát triển sản xuất các loại nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu mới để thay thế các loại tài nguyên truyền thống”.

Phát triển đô thị bền vững, thân thiện với môi trường và chống chịu biến đổi khí hậu

25-3-2024

    Quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh và mạnh mẽ ở nước ta, tính đến năm 2022, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42%. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị nhanh cũng đã tạo ra gánh nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, BĐKH đã gây ra nhiều rủi ro về thiên tai, vì vậy, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với BĐKH là mục tiêu của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng.

Đổi mới quy định về đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2024

25-3-2024

​​​​​​​Đấu thầu nói chung và đấu thầu dự án có sử dụng đất nói riêng là hoạt động của nền kinh tế thị trường với nguyên tắc tiếp nhận mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đất đai trở lên có giá trị. Đấu thầu các dự án có sử dụng đất sẽ hạn chế được tình trạng tham nhũng trong giao đất, cho thuê đất. Thông qua đấu thầu các dự án có sử dụng đất với các điều kiện ràng buộc chặt chẽ về quyền và nghĩa vụ, nhiều đối tượng có cơ hội tiếp cận, đăng ký tham gia cũng sẽ cho phép lựa chọn được dự án sử dụng đất tham gia đấu thầu và nhà đầu tư có khả năng tốt nhất về kỹ thuật, về tài chính để thực hiện dự án cộng với yếu tố mặt bằng sẵn có, dự án sẽ được triển khai một cách nhanh chóng, thuận lợi, đem lại lợi ích cho cả Nhà nước, nhà đầu tư và xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức thực hiện lựa chọn dự án sử dụng đất để thực hiện đấu thầu ở các địa phương còn có nhiều vấn đề như: Căn cứ để lựa chọn các dự án chưa được quy định cụ thể; sự phối hợp giữa cơ quan quản lý đất đai và các cơ quan có liên quan chưa được quy định rõ ràng; vướng mắc khi thực hiện các thủ tục về đất đai như: quản lý quỹ đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, thu hồi đất, giá bồi thường về đất cho người sử dụng đất; hình thức sử dụng đất áp dụng cho chủ đầu tư;… Vì vậy, Luật Đất đai năm 2024 đã đổi mới các quy định của pháp luật đất đai về đấu thầu dự án có sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất; đảm bảo sự hài hòa lợi ích 3 bên (giữa nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất) trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Một số đề xuất giảm thiểu sự cạnh tranh và xung đột về nước mặt tại lưu vực sông Cửu Long

25-3-2024

  Sông Cửu Long là một trong các lưu vực sông lớn của Việt Nam, chảy qua 13 tỉnh, thành phố, bao gồm: TP. Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang có diện tích tự nhiên khoảng 3,96 triệu hecta với tổng lượng tài nguyên nước hàng năm khoảng 474 tỷ m3, trong đó lượng nước nội sinh từ mưa trên LVS Cửu Long khoảng 30 tỷ m3 và lượng nước từ thượng lưu chảy về LVS Cửu Long khoảng 441 tỷ m3, đóng góp khoảng 50% tổng sản lượng lúa gạo, 70% lượng trái cây của cả nước, 90% sản lượng gạo và 60% sản lượng thủy sản xuất khẩu, góp phần nuôi sống khoảng 40 triệu người ở các nước châu Á và châu Phi và là nơi sinh sống của trên 22% tổng dân số Việt Nam.

Giải pháp nâng cao hiệu quả đấu giá quyền sử dụng đất theo giá đất thị trường ở Việt Nam hiện nay

27-3-2024

 Vấn đề xác định giá đất thị trường và đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất theo giá đất thị trường là bài toán nan giải và là một trong những nội dung luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của nhân dân khi sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Trong khuôn khổ bài viết này,  tác giả khái quát "giá đất thị trường" và thực trạng đấu thầu QSD đất theo giá đất thị trường, cũng như thực trạng ban hành và thực hiện quy định pháp luật về đấu giá QSD đất ở Việt Nam hiện nay. Tư đó, đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả đấu giá QSD đất theo giá đất thị trường ở Việt Nam hiện nay.

Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn: Các công cụ chính sách hiện nay ở Việt Nam và xu hướng quốc tế

27-3-2024

 Kinh tế tuần hoàn (KTTH) là mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), đem lại hiệu quả kinh tế. KTTH được xem là xu thế tất yếu của thời đại, có sự đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực BVMT, ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp phân tích tại bàn, phân tích chính sách hiện hành nhằm phân tích các công cụ chính sách, quy định pháp luật hiện hành về KTTH, từ đó khuyến khích xây dựng mô hình KTTH tại Việt Nam.

Thế chấp quyền khai thác khoáng sản: Kinh nghiệm của Trung Quốc và một số bài học cho Việt Nam

28-3-2024

Thế chấp tài sản là một biện pháp bảo đảm đặc biệt quan trọng, xuất hiện từ thời La Mã được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động khoáng sản ở Việt Nam thời gian qua cho thấy nhu cầu vay vốn của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản (KTKS) là rất lớn. Nhiều hợp đồng thế chấp quyền KTKS đã được xác lập kéo theo đó là những phát sinh về xử lý tài sản thế chấp. Hiện nay, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp quyền tài sản nói chung, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên, quyền KTKS nói riêng. Quy định pháp luật của Việt Nam về thế chấp quyền tài sản, quyền KTKS chưa thống nhất gây ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện, áp dụng pháp luật. Trong phạm vi bài viết, tác giả nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc về chế định thế chấp quyền khai thác tài nguyên khoáng sản, qua đó rút ra bài học đối với Việt Nam.

Thực trạng và giải pháp thúc đẩy thực thi chính sách tiêu dùng xanh tại Việt Nam

29-3-2024

Tiêu dùng xanh (TDX) đã trở thành xu hướng tất yếu ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt phổ biến tại các nước phát triển và lan tỏa mạnh mẽ sang những nước đang phát triển, có thu nhập ở mức trung bình trở lên. Sự hợp tác giữa nhà sản xuất, người tiêu dùng và các bên liên quan khác có thể mang lại giải pháp bền vững hơn trong hệ thống sản xuất - tiêu thụ, góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề về môi trường. Tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành và thực thi chính sách TDX với nhiều hoạt động, chương trình cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp (DN) và cán bộ cơ quan nhà nước liên quan đến TDX, đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ xanh hay mở rộng thị trường phân phối cho sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thực phẩm hữu cơ hoặc các sản phẩm xanh khác. Tuy nhiên, việc thực thi chính sách TDX ở Việt Nam thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, đòi hỏi phải có giải pháp phù hợp trong thời gian tới, từ đó góp phần phát triển nền kinh tế xanh (KTX) và bền vững ở Việt Nam.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2024 và giải pháp triển khai thực hiện

1-4-2024

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 05 ngày 18/01/2024 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025 (sau đây gọi là Luật Đất đai năm 2024). Đạo luật này thay thế cho Luật Đất đai năm 2013, với 16 chương và 260 điều đã thể chế hóa quy định của Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 18- NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa XIII ngày 16/06/2022 về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao (sau đây gọi là Nghị quyết số 18- NQ/TW) với những sửa đổi, bổ sung về quản lý và sử dụng đất nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế pháp lý, khơi thông, phát huy nguồn lực đất đai; trong đó có những sửa đổi, bổ sung vể quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Để góp phần khẩn trương đưa Luật Đất đai năm 2024 nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng tích cực, bài viết đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu những sửa đổi, bổ sung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2024 và đề xuất một số giải pháp triển khai thực hiện.

Thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và Thoả thuận toàn cầu về nhựa: Tầm quan trọng của lực lượng phi chính thức ở Việt Nam

2-4-2024

 Tăng trưởng kinh tế thường gắn liền với gia tăng chất thải, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển - nơi các hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sử dụng tài nguyên và lao động. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ gia tăng kinh tế nhanh trong vòng hơn hai thập kỷ qua, đồng thời lượng chất thải phát sinh cũng gia tăng, lượng chất thải rắn đô thị được thu gom và chôn lấp khoảng 4,4 triệu tấn thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên 11,9 triệu tấn. Để vừa phát triển kinh tế nhưng vẫn hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là giảm lượng chất thải rắn ra môi trường thông qua các giải pháp chính sách mới, Luật BVMT năm 2020 đã bổ sung thêm các quy định mới về kinh tế tuần hoàn (Điều 142) và trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu (Từ Điều 54 - 55) hay còn gọi là trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR). EPR là vấn đề mới và khi thực hiện EPR có thể có những ảnh hưởng đến việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở Việt Nam. Thực tế hiện nay, hệ thống thu gom, vận chuyển và tái chế ở Việt Nam được thực hiện một phần bởi khối phi chính thức hay những người lao động tự do, cơ sở quy mô nhỏ trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Vì vậy, khi triển khai thực hiện cơ chế EPR sẽ có những tác động đến sự tham gia của lực lượng phi chính thức.