TIN TỨC-SỰ KIỆN

Luật Đa dạng sinh học - Luật dành cho thiên nhiên bắt đầu có hiệu lực

Ngày đăng: 01 | 07 | 2009

Sáng 1/7, tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội), nhân ngày Luật Đa dạng sinh học (ĐDSH) có hiệu lực (1-7-2009), Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Dự án thực hiện khung quốc gia về an toàn sinh học, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tổ chức Lễ Mít tinh với tinh thần “đưa luật” vào cuộc sống thông qua các hoạt động  phong phú, sinh động.

Tiến sỹ Bùi Cách Tuyến, Phó Tổng cục trưởng Phụ trách Tổng cục Môi trường trình bày cô đọng về nội dung Luật ĐDSH. Kể từ nay, lần đầu tiên việc quản lý, bảo tồn và phát triển ĐDSH của Việt Nam được qui về một mối, như một thể thống nhất và là sự hoàn thiện nội dung quan trọng thứ 3 trong công tác bảo vệ môi trường (phòng ngừa kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học).

Thông qua 8 chương, 78 điều quy định về nguyên tắc chính sách của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, Luật  thống nhất những qui định liên quan đến ĐDSH như khu bảo tồn thiên nhiên, ưu tiên bảo vệ động vật hoang dã; đánh giá, lưu giữ, bảo quản nguồn gen và cơ sở dữ liệu về nguồn gen. Đặc biệt, Luật đã quy định các vấn đề mới như quy hoạch bảo tồn; tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại; quản lý rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với ĐDSH; tài chính cho bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.

Các nhà quản lý, các nhà môi trường, hệ thống các ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên đón nhận Luật như một công cụ đặc biệt giúp họ hoàn thành chức trách; từng bước kiểm kê, kiểm soát, ngăn ngừa tình trạng suy thoái ĐDSH đang diễn ra nghiêm trọng. Bất cứ ai từng đau xót trước sự suy giảm mạnh mẽ của các loài, sự cạn kiệt và thất thoát nguồn gen của động vật hoang dã; từng bàng hoàng trước con số 700 loài sinh vật nước nhà bị đe dọa tuyệt chủng cấp quỗc gia, trong đó có 300 loại bị đe dọa tuyệt chủng cấp quốc tế; độ che phủ của rừng chỉ còn hơn 38%, đểu thấm thía lời phát biểu đầy ấn tượng của Giáo sư Đặng Huy Huỳnh “ Hôm nay không chỉ những người làm công tác ĐDSH vui mừng, mà cả sinh vật đều vui mừng…”.

Tuy nhiên, để Luật ĐDSH phát huy được hiệu quả trong đời sống, không phải là chuyện đơn giản. Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Xuân Cường nêu lên 6 vấn đề cần được đồng thời triển khai. Bao gồm việc xây dựng các văn bản qui phạm pháp luật qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật và văn bản hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH; giới thiệu, tập huấn cho cán bộ liên quan trong hệ thống cơ quan quản lý; đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các qui định của Luật đến các tầng lớp cán bộ, nhân dân; tăng cường năng lực quản lý các cơ quan Nhà nước về ĐDSH; nâng cao nhận thức, hình thành ý thức trách nhiệm về bảo tồn và phát triển ĐDSH trong cộng đồng kết hợp với các công cụ kinh tế, chế tài hành chinh, hình sự theo qui định của pháp luật; và huy động các thành phần kinh tế tham gia quản lý, phát triển bền vững và sử dụng hiệu quả ĐDSH trong phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh.

Từ nay đến năm 2013, Bộ TN&MT, cơ quan quản lý Nhà nước về ĐDSH sẽ phải hoàn tất việc soạn thảo 15 văn bản pháp luật, bao gồm 4 Nghị định, 3 Quyết định và 8 Thông tư liên Bộ, cấp Bộ. Trong đó, điều lo ngại nhất chính là bộ máy quản lý ĐDSH. Sau hơn một chục năm có Luật Bảo vệ môi trường, với  mạng lưới Chi cục Bảo vệ môi trường đến cấp địa phương, nhưng hiện nay 9.000 dân mới có 1 cán bộ môi trường; liệu nhân lực dành cho bảo tồn, phát triển ĐDSH sẽ “lấy” ở đâu?

Trong điều kiện đó, chắc chắn việc giúp cộng đồng dân cư nắm được Luật, tuân thủ Luật càng trở nên hết sức quan trọng. Bởi nếu như việc soạn thảo văn bản pháp luật, đầu tư tài chính, quy hoạch bảo tồn phát triển ĐDSH liên quan đến chính quyền, thì việc thực thi luật lại liên quan nhiều đến cộng đồng dân cư, nhất là dân cư các khu Bảo tồn thiên nhiên, các vùng đất ngập nước, những người sống nhờ vào hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được tuyên truyền đầy đủ, người dân sẽ vui mừng vì “Luật không cấm họ khai thác, mà dậy họ cách khai thác thế nào cho lợi nhất. Họ còn được chia sẻ lợi ích từ việc làm dịch vụ bảo vệ hệ sinh thái trong các hoạt động du lịch, văn hóa… Luật ĐDSH là chìa khóa quan trọng để cộng đồng tham gia bảo vệ Đ DSH…” Giáo sư Đặng Huy Huỳnh, một trong 23 tập thể cá nhân có nhiều đóng góp giá trị trong suốt quá trình soạn thảo Luật ĐDSH, được Bộ trưởng Bộ TN&MT tặng bằng khen trong ngày lễ đầy ý nghĩa này đã chia sẻ như vậy.

Thao Lan

NỘI DUNG KHÁC

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X: Định hướng chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng

5-7-2009

Từ ngày 29/6-4/7/2009, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã họp Hội nghị lần thứ mười tại Hà Nội. Hội nghị đã thảo luận, quyết định nhiều vấn đề quan trọng để chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Năm 2030, Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia là trung tâm kinh tế biển lớn

5-7-2009

Thủ tướng vừa phê duyệt Quy hoạch vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Theo đó, đến năm 2030, vùng biên giới này sẽ phát triển thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với vùng Tây Nguyên, Trung và Nam Bộ và các nước trong khu vực vịnh Thái Lan, là một trung tâm kinh tế biển lớn.

Hội thảo Khu vực Đông Nam Á về Chi trả dịch vụ hệ sinh thái

6-7-2009

Hội thảo Khu vực Đông Nam Á về Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) được diễn ra từ ngày 29/6-1/7/2009 tại Băng Cốc, Thái Lan, với sự tài trợ của Winrock International/ARBCP, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), và Ủy ban Kinh tế và Xã hội của LHQ ở Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP).

Họp Nhóm Công tác Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-WGE 15)

6-7-2009

Cuộc Họp Nhóm Công tác Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 15 (GMS-WGE 15) được tổ chức vào ngày 2-3/7/2009 tại Băng Cốc, Thái Lan.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009 - 2011

6-7-2009

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009 - 2011 nhằm phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ và thực hiện các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực này

Thực hiện đúng quy định gửi văn bản lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

7-7-2009

Các văn bản, giấy tờ hành chính cần thiết trong xử lý công việc phải gửi đúng địa chỉ cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết và thực hiện công việc

Tăng cường khảo sát, tổng kết thực tiễn để đưa ra những quy phạm pháp luật phù hợp

8-7-2009

Trong những năm gần đây, công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH.

Hàng tháng sẽ giao ban công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

8-7-2009

Đây là kiến nghị của Vụ Pháp chế tại Hội nghị Sơ kết. Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật Bộ TN&MT xây dựng, ban hành cần hoàn thành trong 6 tháng cuối năm 2009 rất lớn, gồm 36 văn bản trong đó có 11 văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ và chất lượng văn bản phải được đảm bảo.

Chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Đặt công tác kế hoạch tài chính làm trọng tâm, tăng tốc 6 tháng cuối năm

8-7-2009

“Năm 2009 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, đặt nền tảng cho 5 năm tới. Đặt khâu đột phá năm 2009 là năm kế hoạch tài chính,

Việt Nam mong muốn các nước liên quan hợp tác khai thác hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Mekong

10-7-2009

Chiều nay (9/7), tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết quan điểm của Việt Nam về việc một số nước đang xây dựng đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.

Hướng tới nền kinh tế “năng lượng xanh”

10-7-2009

Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề lớn mà thế giới quan tâm bên cạnh đói nghèo, bệnh tật, khủng bố. Chính phủ các nước đã và đang có nhiều chính sách để làm sạch môi trường bảo vệ sức khỏe con người. Một trong những chính sách đó là hướng tới một nền kinh tế “năng lượng xanh”.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển: Các dự án cần tập trung trúng mục tiêu điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển

12-7-2009

Sáng 10/7 tại Hà Nội, chủ trì kỳ họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo một loạt biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các chủ dự án và cơ quan chủ quản