TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hướng tới nền kinh tế “năng lượng xanh”

Ngày đăng: 10 | 07 | 2009

Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề lớn mà thế giới quan tâm bên cạnh đói nghèo, bệnh tật, khủng bố. Chính phủ các nước đã và đang có nhiều chính sách để làm sạch môi trường bảo vệ sức khỏe con người. Một trong những chính sách đó là hướng tới một nền kinh tế “năng lượng xanh”.

 
Nền kinh tế “năng lượng xanh” là nền kinh tế sử dụng 100% năng lượng tái tạo, năng lượng sinh học, giảm tiêu thụ xăng, dầu, giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính. Nhiều nhà khoa học thế giới dự báo năng lượng sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong ngành năng lượng tương lai, nhưng tùy thuộc vào khả năng của các khu vực và quốc gia về cung cấp nguồn năng lượng này một cách bền vững và không ảnh hưởng đến các cây trồng lương thực, để đảm bảo an ninh lương thực lâu dài.
 
Một trong những quốc gia đang nỗ lực để trở thành nền kinh tế “năng lượng xanh” là CHLB Đức.
CHLB Đức đang có nhiều nỗ lực để trở thành cường quốc công nghiệp đầu tiên trên thế giới sử dụng 100% “năng lượng xanh” tái tạo. CHLB Đức sẽ thực hiện “mục tiêu xanh” vào năm 2050.
 
Vì sao Đức có thể thực hiện được “mục tiêu xanh”. Theo ông Đa-vít Uốt-man, Giám đốc Tài nguyên và Năng lượng tái tạo thuộc Tổ chức Đầu tư và Thương mại Đức cho rằng Đức có thể thực hiện được “mục tiêu xanh” vì có nguồn năng lượng về kỹ thuật để chuyển đổi sang nền kinh tế “năng lượng xanh”, vấn đề quan trọng là ý chí chính trị và pháp lý. Và còn chi phí cho chiến lược này là có thể chấp nhận được.
 
Bộ môi trường CHLB Đức đã công bố bản phác thảo lộ trình thực hiện các kế hoạch hướng đến nền kinh tế “năng lượng xanh”. Dự kiến vào năm 2030 sẽ có khoảng từ 800.000 – 900.000 việc làm mới trong ngành công nghệ sạch ở Đức.
 
Theo lộ trình thì năm 2008, năng lượng tái tạo mới chỉ chiếm 7% tổng số lượng tiêu thụ năng lượng gốc, nhưng đến năm 2020 con số dự báo sẽ tăng lên 33% vượt lên nhanh chóng so với các quốc gia châu Âu trong việc phát triển năng lượng tái tạo. Bản lộ trình nêu nhiều biện pháp, kế hoạch nâng cao hiệu suất năng lượng của quốc gia, trong đó xây dựng mạng lưới “điện thông minh”, giảm tiêu thụ điện năng khoảng 28% trong vòng 20 năm tới. Thực hiện kế hoạch giảm tiêu thụ điện năng, Đức sẽ giảm chi phí hàng tỷ USD chi trả cho nhập khẩu năng lượng. Cũng theo lộ trình này thì đến năm 2020 ở Đức sẽ có 30% năng lượng điện tiêu thụ có nguồn gốc từ năng lượng tái tạo. Trong đó năng lượng sức gió đóng góp nhiều nhất, tới 15%; năng lượng sinh học 8%; thủy năng 4%. Ước tính đến năm 2030 Đức có tới 50% năng lượng điện tiêu thụ lấy từ nguồn năng lượng tái tạo. Dự báo trong 20 năm nữa, một “mạng lưới thông minh” kết nối với toàn bộ mạng lưới điện châu Âu sẽ được thiết lập. Bản lộ trình của Đức đã lên kế hoạch cho biết đến năm 2020 xe hơi điện sẽ sử dụng pin sạc bằng năng lượng tái tạo, làm giảm nhu cầu về xăng cầu và làm giảm lượng phát thải các loại khí nhà kính. Ở CHLB Đức có nhiều tài nguyên nguồn năng lượng tái tạo để thực hiện lộ trình “năng lượng xanh”. Đức dự định sẽ dùng tất cả các nguồn năng lượng tái tạo mà mình có như sức gió, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt và sinh khối. Riêng tài nguyên gió ở Đức được khai thác tốt nhất. Dọc bờ biển phía Bắc là các bãi tuốc-bin xa bờ khổng lồ trên biển Bắc có khả năng sản xuất hơn 10.000 MW điện. Bên cạnh năng lượng tái tạo là năng lượng sinh học cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngành năng lượng quốc gia, nhưng nguồn năng lượng sinh học phụ thuộc vào sự phát triển những loại cây trồng không cạnh tranh với các loại cây lương thực khác. Bên cạnh năng lượng sinh học là sự phát triển với tốc độ nhanh của năng lượng sinh khối. Năng lượng sinh khối Đức năm 2008 đã cung cấp khoảng 3,7% lượng tiêu thụ điện.

Nhân loại đang hướng tới một nền kinh tế “năng lượng xanh”. Thực hiện “mục tiêu xanh” là một nỗ lực lớn của các quốc gia để bảo vệ môi trường, làm cho trái đất màu mỡ, xanh tươi, con người được sống trong môi trường trong sạch, có sức khỏe, không bị dịch bệnh đe dọa cuộc sống. Trong các quốc gia có nhiều nỗ lực lớn, CHLD Đức kỳ vọng có nhiều bước đột phá mới để trở thành quốc gia có nền kinh tế “năng lượng xanh” đầu tiên trên thế giới./.

Nguồn: Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển: Các dự án cần tập trung trúng mục tiêu điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển

12-7-2009

Sáng 10/7 tại Hà Nội, chủ trì kỳ họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo một loạt biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các chủ dự án và cơ quan chủ quản

Quy mô phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng

12-7-2009

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức cho biết: Kinh tế biển nước ta đến nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm từ biển của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao và chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cần thiết ban hành Nghị định mới về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

14-7-2009

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường vừa ký Tờ trình số 24/TTr-BTP báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Theo Bộ Tư pháp, cần thiết phải ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP này.

Thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nam Bộ

14-7-2009

Sáng ngày 14/7 Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ (BCĐ TNB) đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2009 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và 13 tỉnh, thành phố thuộc vùng Tây Nam Bộ. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng BCĐ TNB Nguyễn Sinh Hùng đã chủ trì hội nghị.

Xây dựng “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050”

23-7-2009

Thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2009 của Chính phủ năm 2009, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ xây dựng Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải đến năm 2020 và dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10 năm 2009. Đồng thời, Cục Hạ tầng kỹ thuật cũng được Bộ Xây dựng giao chỉnh sửa Chiến lược quốc gia về quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đến năm 2020 (phê duyệt năm 1999).

Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính hướng dẫn mức phạt chậm nộp tiền sử dụng đất

26-7-2009

Do chậm nộp tiền sử dụng đất, đơn vị của ông Phan Thanh Phong (TP.HCM) bị phạt với mức 0,05% trên tổng số tiền nộp chậm theo quy định tại Nghị định 98/2007/NĐ-CP. Ông Phong cho rằng, việc chậm nộp tiền sử dụng đất của đơn vị mình thuộc phạm trù thực hiện nghĩa vụ tài chính nên phải được áp dụng mức phạt 0,02% theo Điều 18 Nghị định 198/2004/NĐ-CP và số ngày chậm nộp thuế không bao gồm ngày lễ, ngày nghỉ. Ông Phong mong được cơ quan chức năng giải đáp.

Xây nhà xã hội được giảm một nửa thuế VAT

26-7-2009

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định sửa đổi một số cơ chế, chính sách về phát triển nhà ở cho sinh viên, công nhân và nhà cho người thu nhập thấp. Theo đó, xây nhà xã hội sẽ được giảm một nửa thuế VAT.

Sắp có luật tiết kiệm năng lượng

27-7-2009

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và Bộ Công Thương đang thực hiện những bước cuối cùng để hoàn thiện dự thảo luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Xây dựng một “Bộ Tài nguyên và Môi trường điện tử”

27-7-2009

Đó là mục tiêu của Dự án “Xây dựng hệ thống mạng thông tin TN&MT” mà Cục Công nghệ thông tin sẽ triển khai từ 2010 đến 2012. Tại Hội thảo hoàn thiện nội dung dự án được tổ chức ngày 24/7, ông Lê Phú Hà, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin cho biết, Dự án sẽ thiết lập hệ thống mạng cáp quang kết nối tất cả các đơn vị thuộc Bộ tại Hà Nội, hệ thống mạng thông tin kết nối giữa các đơn vị thuộc Bộ, các Sở TN&MT.

Hội thảo 3 miền về “Chiến lược Phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường đến năm 2020”

28-7-2009

Ngày 16, 17 và 18/6/2009, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (ISPONRE) đã phối hợp cùng Vụ Môi trường - Bộ Giao thông vận tải tổ chức hội thảo tham vấn 3 miền ở Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh về Dự thảo Chiến lược Phát triển giao thông vận tải bền vững về môi trường (EST), với sự tài trợ của Chương trình Không khí sạch Việt Nam - Thụy Sỹ (SVCAP).

10,1 tỷ USD vốn FDI trong 7 tháng năm 2009

28-7-2009

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, tính đến ngày 20/7/2009, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đầu tư vào Việt Nam đạt 10,1 tỷ USD, bằng 18,8% so với cùng kỳ năm 2008. Trong đó, vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, bằng 77,5% so với cùng kỳ năm trước.

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng ASEAN + 3

29-7-2009

Ngày 29/7, Hội nghị bộ trưởng Năng lượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc (AMEM + 3) đã chính thức khai mạc tại Man-đa-lay (Mandalay), thành phố lớn thứ hai của Mi-an-ma.