TIN TỨC-SỰ KIỆN

Năm 2030, Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia là trung tâm kinh tế biển lớn

Ngày đăng: 05 | 07 | 2009

Thủ tướng vừa phê duyệt Quy hoạch vùng biên giới Việt Nam - Campuchia. Theo đó, đến năm 2030, vùng biên giới này sẽ phát triển thành vùng kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế, có vị thế ảnh hưởng đặc biệt với vùng Tây Nguyên, Trung và Nam Bộ và các nước trong khu vực vịnh Thái Lan, là một trung tâm kinh tế biển lớn.


Theo Quy hoạch, toàn tuyến biên giới được phân thành 2 khu vực lớn là khu vực biên giới Tây Nam và khu vực biên giới Tây Nguyên; trong mỗi khu vực sẽ hình thành các tiểu vùng kinh tế.

Quy hoạch cũng xác định rõ định hướng phát triển không gian vùng; định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật diện rộng và các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư. Theo đó, sẽ ưu tiên đầu tư phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp, các đô thị hạt nhân, đô thị điểm đầu quan trọng trên các hành lang kinh tế; ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống cửa khẩu quốc tế, các khu kinh tế cửa khẩu và Đặc khu hành chính kinh tế đảo Phú Quốc...

Vùng biên giới Việt Nam - Campuchia bao gồm 10 tỉnh, trong đó 4 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông) và 6 tỉnh thuộc vùng biên giới Tây Nam (Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang) với diện tích tự nhiên là 73.369,5 km2, dân số khoảng 12,65 triệu người. Dự báo đến năm 2020, dân số toàn vùng khoảng 16,51 triệu người, trong đó có khoảng 10 - 11 triệu lao động.

Đây là vùng kinh tế động lực của cả nước về phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp, phát triển thủy điện, thủy lợi; là đầu mối và cửa ngõ giao thông về đường bộ, đường thủy và đường hàng không quan trọng phía Tây và Tây Nam của Tổ quốc. Vùng biên giới này là đầu mối giao thương, trung chuyển hàng hóa và dịch vụ thương mại du lịch của các nước tiểu vùng sông Mêkông và vùng biển Đông.

Hồ Hường

NỘI DUNG KHÁC

Hội thảo Khu vực Đông Nam Á về Chi trả dịch vụ hệ sinh thái

6-7-2009

Hội thảo Khu vực Đông Nam Á về Chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES) được diễn ra từ ngày 29/6-1/7/2009 tại Băng Cốc, Thái Lan, với sự tài trợ của Winrock International/ARBCP, Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), và Ủy ban Kinh tế và Xã hội của LHQ ở Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP).

Họp Nhóm Công tác Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-WGE 15)

6-7-2009

Cuộc Họp Nhóm Công tác Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng lần thứ 15 (GMS-WGE 15) được tổ chức vào ngày 2-3/7/2009 tại Băng Cốc, Thái Lan.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009 - 2011

6-7-2009

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển dịch vụ giai đoạn 2009 - 2011 nhằm phát triển và nâng cao sức cạnh tranh của khu vực dịch vụ; đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực dịch vụ và thực hiện các cam kết gia nhập WTO trong lĩnh vực này

Thực hiện đúng quy định gửi văn bản lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

7-7-2009

Các văn bản, giấy tờ hành chính cần thiết trong xử lý công việc phải gửi đúng địa chỉ cơ quan, đơn vị và cá nhân có trách nhiệm, thẩm quyền giải quyết và thực hiện công việc

Tăng cường khảo sát, tổng kết thực tiễn để đưa ra những quy phạm pháp luật phù hợp

8-7-2009

Trong những năm gần đây, công tác xây dựng pháp luật của Chính phủ đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng các dự án luật, pháp lệnh trình Quốc hội, UBTVQH.

Hàng tháng sẽ giao ban công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

8-7-2009

Đây là kiến nghị của Vụ Pháp chế tại Hội nghị Sơ kết. Khối lượng văn bản quy phạm pháp luật Bộ TN&MT xây dựng, ban hành cần hoàn thành trong 6 tháng cuối năm 2009 rất lớn, gồm 36 văn bản trong đó có 11 văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ và chất lượng văn bản phải được đảm bảo.

Chủ trì Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Đặt công tác kế hoạch tài chính làm trọng tâm, tăng tốc 6 tháng cuối năm

8-7-2009

“Năm 2009 là năm bản lề của kế hoạch 5 năm 2006-2010, đặt nền tảng cho 5 năm tới. Đặt khâu đột phá năm 2009 là năm kế hoạch tài chính,

Việt Nam mong muốn các nước liên quan hợp tác khai thác hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Mekong

10-7-2009

Chiều nay (9/7), tại cuộc họp báo quốc tế ở Hà Nội, trả lời câu hỏi của phóng viên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Dũng cho biết quan điểm của Việt Nam về việc một số nước đang xây dựng đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong.

Hướng tới nền kinh tế “năng lượng xanh”

10-7-2009

Vấn đề môi trường là một trong những vấn đề lớn mà thế giới quan tâm bên cạnh đói nghèo, bệnh tật, khủng bố. Chính phủ các nước đã và đang có nhiều chính sách để làm sạch môi trường bảo vệ sức khỏe con người. Một trong những chính sách đó là hướng tới một nền kinh tế “năng lượng xanh”.

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải - Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển: Các dự án cần tập trung trúng mục tiêu điều tra cơ bản tài nguyên – môi trường biển

12-7-2009

Sáng 10/7 tại Hà Nội, chủ trì kỳ họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản TN&MT biển, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã chỉ đạo một loạt biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các chủ dự án và cơ quan chủ quản

Quy mô phát triển kinh tế biển chưa tương xứng với tiềm năng

12-7-2009

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Văn Đức cho biết: Kinh tế biển nước ta đến nay chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, các sản phẩm từ biển của Việt Nam chưa có sức cạnh tranh cao và chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và quốc tế.

Cần thiết ban hành Nghị định mới về kiểm tra, xử lý văn bản QPPL

14-7-2009

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường vừa ký Tờ trình số 24/TTr-BTP báo cáo với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật (QPPL). Theo Bộ Tư pháp, cần thiết phải ban hành một Nghị định mới thay thế Nghị định số 135/2003/NĐ-CP này.