TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: Tạo bước đột phá trong quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản

Ngày đăng: 16 | 08 | 2009

“Luật Khoáng sản (sửa đổi) lần này cần kế thừa cái cũ, làm nổi lên chuyển biến cơ bản, tạo bước đột phá trong quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản”. Đây là chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên  tại buổi làm việc ngày 14/8 với Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam (ĐC& KS VN) và Tổ soạn thảo dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi). Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã tham dự buổi làm việc.

 
Quyền Cục trưởng Cục ĐC & KS Việt Nam Nguyễn Văn Thuấn thay mặt Tổ soạn thảo dự án báo cáo với Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên - Trưởng Ban soạn thảo dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi) 3 vấn đề có liên quan đến dự  thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa đổi). Một là, những nội dung công việc đã thực hiện như: phối hợp với Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức 2 Hội thảo quy mô nhỏ theo chuyên đề “Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản”; thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi); hoàn chỉnh tài liệu “Những nội dung chính cần sửa đổi Luật Khoáng sản”.... Hai là, dự thảo Luật Khoáng sản (sửa đổi) bao gồm các quan điểm và nguyên tắc xây dựng dự thảo Luật; những chính sách lớn thể hiện trong dự thảo Luật như: chính sách khai thác, sử  dụng hợp lý, có hiệu quả và bảo vệ tài nguyên khoáng sản; khuyến khích đầu tư khoa học – công nghệ vào lĩnh vực địa chất- khoáng sản; chính sách BVMT, môi sinh trong hoạt động khoáng sản... Ba là, những tài liệu cơ bản được sử dụng để xây dựng dự thảo Luật là: Báo cáo tổng kết 12 năm thi hành Luật Khoáng sản; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật khoáng sản của 60/63 UBND tỉnh, thành phố; Báo cáo Tổng kết tình hình thực hiện thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động khoáng sản của 60/63 UBND cấp tỉnh theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản...; những nội dung chính được sửa đổi, bổ sung của Dự thảo có 110 điều được thể hiện trong 12 chương.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cuờng lưu ý các thành viên trong Tổ soạn thảo tập trung trao đổi, đánh giá lại những “cái được và chưa đựơc”  của Luật Khoáng sản, Luật Khoáng sản (sửa đổi) trong 13 năm qua để làm bật lên những điều cần sửa đổi bổ sung trong dự thảo Luật lần này;  phân tích kỹ các vấn đề Quy hoạch khoáng sản; phân cấp cấp phép khai thác khoáng sản; kinh tế hóa tài nguyên khoáng sản, đấu thầu, đấu giá trong hoạt động khoáng sản để tăng thu cho ngân sách Nhà nước, sử dụng có hiệu quả tài nguyên khoáng sản.

Sau khi nghe các thành viên trong Tổ soạn thảo  góp ý kiến cho dự thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa dổi) Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên kết luận: “Luật lần này phải kế thừa cái cũ, làm nổi lên sự chuyển biến cơ bản, tạo bước đột phá trong quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản, tạo động lực cho kinh tế hóa ngành. Dự thảo lần 1 Luật Khoáng sản (sửa đổi) viết rất công phu, hầu hết các ý tưởng được thể hiện, nhưng còn quá nhiều điều khoản, trùng lặp, thiếu lôgic; tính luật hóa của dự thảo còn yếu, có chỗ quá sâu và ngược lại. Để hoàn chỉnh dự thảo, cần mời các luật gia vào cuộc, mời Quốc hội, các Bộ, ngành như Tư pháp, Công Thương, Xây dựng, Văn phòng Chính phủ, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài... tham gia đóng góp ý kiến; sắp xếp lại các chương mục, cấu trúc, cử người có kinh nghiệm viết… để Luật thực sự có cái hồn của nguời làm  Luật”. Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường chỉ đạo: để đáp ứng khung chung cho dự thảo Luật sửa đổi, từ nay đến 31/12/2009 phải có lộ trình cụ thể trình Bộ dự thảo cuối cùng để Bộ trình Chính phủ. Tăng cường các hội thảo: chuyên môn, chuyên đề, phản biện; đồng thời, bổ sung lực lượng cho Ban soạn thảo, với tinh thần thực sự cầu thị để đưa được những tư tưởng lớn vào Luật.

          
* Tại buổi làm việc, Quyền Cục trưởng Cục ĐC & KS VN Nguyễn Văn Thuấn đã báo cáo với Bộ trưởng tình hình xây dựng  dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản.
    
Về hai Nghị định này, sau khi nghe chỉ đạo của Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Thứ trưởng Nguyễn Xuân Cường giao Cục ĐC & KS chuẩn bị văn bản để Bộ báo cáo Chính phủ xin giãn việc trình 2 Nghị định  sau khi đã hoàn  thành dự thảo Luật  Khoáng sản (sửa đổi); tập hợp các tài liệu của Tập đoàn Dầu khí về hợp đồng kinh tế với các nhà thầu, tổ chức  nghe kinh nghiệm đấu giá đất của Hà Nội … để làm cơ sở phục vụ cho công tác thí điểm đấu thầu thăm dò, khai thác khoáng sản - hạt nhân để kinh tế hóa tài nguyên khoáng sản của đất nước.

                                                                                      Thu Nga

NỘI DUNG KHÁC

Xây dựng 3 loại rừng thống nhất trong cả nước

16-8-2009

Ngành kiểm lâm đang xúc tiến xây dựng 3 loại rừng thành một hệ thống thống nhất trong cả nước. Đó là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhằm đánh giá những tác động của con người đối với rừng và đất lâm nghiệp.

Thông qua kịch bản biến đổi khí hậu cho Việt Nam

17-8-2009

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 5319/VPCP-KTN gửi Bộ TN&MT thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải về xây dựng và thông báo các kịch bản BĐKH ở Việt Nam. Phó Thủ tướng đã đồng ý để Bộ TN&MT sử dụng các kịch bản BĐKH do Bộ TN&MT nghiên cứu làm cơ sở ban đầu để xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH.

Quản lý chặt chẽ đất trồng lúa

19-8-2009

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh như vậy tại cuộc họp chiều 18/8 với lãnh đạo các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất trồng lúa đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Nguồn nước – vấn đề an ninh giữa Trung Quốc và Ấn Độ

20-8-2009

Trong bối cảnh cùng có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, Trung Quốc và Ấn Độ đang được thế giới chú ý ở giai đoạn mà cán cân quyền lực thế giới dần dịch chuyển về châu Á. Tuy nhiên, dư luận lại ít quan tâm đến những bất đồng và tranh chấp giữa hai quốc gia đang nổi lên này mà trong đó, vấn đề nguồn nước đóng vai trò không nhỏ.

Dự thảo 2 Luật thuế mới: Hướng tới sự rõ ràng, công bằng và minh bạch

20-8-2009

Dự thảo Luật thuế Nhà, đất và Dự thảo Luật thuế Tài nguyên mới nhất do Bộ Tài chính chủ trì soạn thảo đã tiếp thu ý kiến của cơ quan thẩm định, sửa đổi, bổ sung một số điểm mới, nhằm hướng tới sự rõ ràng, công bằng và minh bạch.

Kịch bản biến đổi khí hậu: Hơn 1/3 ĐBSCL bị ngập

23-8-2009

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở VN đã tăng khoảng 0,5-0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Những tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) làm vấn nạn thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng.

Nguồn nhân lực cho Tổng kiểm kê đất đai 2010

24-8-2009

Nhiệm vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thời điểm kiểm kê đất đai là ngày 1/1/2010, năm cuối của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Để đảm bảo đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Bộ TN&MT đã đánh giá hiện trạng thông tin, tư liệu và năng lực thực hiện tại Dự án "Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010", trong đó nguồn nhân lực được huy động tập trung chủ yếu phục vụ cho việc kiểm kê đất đai cấp xã.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong quá trình xây dựng chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng

25-8-2009

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình Môi trường trọng điểm thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Hoạt động Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-EOC) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong quá trình xây dựng chính sách bảo tồn đa dạng sinh học giữa các nước GMS từ ngày 19-20/8/2009 tại Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Nước biển dâng lên 1m, Việt Nam mất 250.000 ha rừng

26-8-2009

Ngày 25/8, tại Hội thảo Quốc gia về Quản lý rừng bền vững và biến đổi khí hậu (BĐKH), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hứa Đức Nhị cho rằng, theo kịch bản, thì tác động biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp là rất nặng nề, nhất là ở những nước nhiệt đới, công nghiệp hóa nhanh. Việt Nam là  một trong năm nước trong nhóm này.

Hội nghị Copenhague: Cần có lòng tin và sự sẻ chia trong đấu tranh chống thay đổi khí hậu

27-8-2009

Hội nghị thượng đỉnh Copenhague, dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2009, được kỳ vọng là cuộc gặp gỡ đóng vai trò quyết định trong việc thông qua hiệp định của thời kỳ hậu Kyoto với những mục tiêu rõ ràng về vấn đề giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Song cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều hoài nghi xung quanh thành công của hội nghị và điểm mấu chốt hiện tại là nỗ lực lấp đầy chỗ trống về lòng tin giữa các quốc gia.

Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người

27-8-2009

Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực ĐÔng Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới.

Tháng 9/2010 công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở

30-8-2009

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã huy động lực lượng rất lớn của toàn xã hội, của các cơ quan thông tin đại chúng, được đồng bào cả nước ủng hộ và tham gia với 172 vùng điều tra, hơn 22 triệu hộ dân trong cả nước, đến nay đã hoàn thành 2 giai đoạn đầu và công bố kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra.