TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kịch bản biến đổi khí hậu: Hơn 1/3 ĐBSCL bị ngập

Ngày đăng: 23 | 08 | 2009

Theo Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - môi trường (TN-MT) Phạm Khôi Nguyên, 50 năm qua, nhiệt độ trung bình ở VN đã tăng khoảng 0,5-0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm. Những tác động từ biến đổi khí hậu (BĐKH) làm vấn nạn thiên tai, bão lũ, hạn hán ngày càng nghiêm trọng.


Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, Bộ TN-MT sẽ tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ hơn để các bộ, ngành và địa phương triển khai kế hoạch hành động, thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.

Xuất hiện nhiều dị thường

Theo các chuyên gia xây dựng kịch bản “BĐKH, nước biển dâng”, biểu hiện của BĐKH, nước biển dâng ở VN qua kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm rất đáng lưu ý: nhiệt độ trung bình năm của bốn thập niên gần đây (1961-2000) đã cao hơn trung bình năm của ba thập niên trước đó (1931-1960).

Một số nơi như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, nhiệt độ trung bình năm của thập niên 1991-2000 đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 theo các mức Hà Nội 0,80C, Đà Nẵng 0,40C và TP.HCM 0,60C. Riêng năm 2007, nhiệt độ trung bình ở cả ba nơi này đều cao hơn trung bình của thập niên 1931-1940 từ 0,8-1,30C và cao hơn thập niên 1991-2000 là 0,4-0,50C.

Các kịch bản nước biển dâng

* TP. HCM: khi mực nước biển dâng 65cm, phạm vi ngập 128km2 (6%); dâng 75cm, ngập 204km2 (10%); dâng 100cm, ngập 473km2 (23%).

* Đồng bằng sông Cửu Long: dâng 65cm, ngập 5.133km2 (12,8%); dâng 75cm, ngập 7.580km2 (19%); dâng 100cm, ngập 15.116km2 (37,8%).

Xây dựng kế hoạch hành động

Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa chấp thuận đề nghị của Bộ TN-MT để bộ này sử dụng các kịch bản BĐKH làm cơ sở ban đầu xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. Phó thủ tướng giao Bộ TN-MT thông báo các kịch bản BĐKH ở VN để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.

Theo Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên, kịch bản này mới chỉ là kết quả nghiên cứu bước đầu, đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành việc cập nhật các kịch bản BĐKH và đến năm 2015 tiếp tục cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng cho các giai đoạn đến năm 2100.


Cũng theo các chuyên gia, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới VN đã giảm rõ rệt trong hai thập niên qua. Tuy nhiên các biểu hiện dị thường xuất hiện nhiều hơn, cụ thể đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài tới 38 ngày trong tháng 1 và 2-2008. Đối với bão, những năm gần đây có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn, quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, đặc biệt nhiều cơn bão có đường đi dị thường hơn.

Tính toán của các chuyên gia cũng cho thấy tổng lượng mưa năm và lượng mưa vào mùa mưa ở tất cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng. Tính chung cả nước, lượng mưa năm vào cuối thế kỷ 21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Riêng ở bốn vùng khu vực phía Bắc, lượng mưa năm có thể tăng từ 5-10% so với thời kỳ 1980-1999.

Mới là định hướng ban đầu!

Theo kịch bản nước biển dâng, vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28-33cm, đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65-100cm so với thời kỳ 1980-1999.

Theo lãnh đạo Bộ TN-MT, mục tiêu của việc xây dựng các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN là đưa ra những thông tin cơ bản về xu thế BĐKH, nước biển dâng của VN trong tương lai, tương ứng với các kịch bản khác nhau về phát triển kinh tế - xã hội toàn cầu dẫn đến các tốc độ phát thải khí nhà kính khác nhau.

Theo đó, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho VN bao gồm: mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; độ chi tiết của kịch bản BĐKH, tính kế thừa, tính thời sự của kịch bản, tính phù hợp địa phương, tính đầy đủ của kịch bản và khả năng chủ động cập nhật.

Các địa phương sẽ xác định số thiệt hại

Theo viện trưởng Viện Khoa học khí tượng thủy văn và môi trường Trần Thục, kịch bản hiện nay chưa chi tiết được tại những nơi như ĐBSCL, TP.HCM có bao nhiêu ngôi nhà, hộ dân, diện tích lúa, hoa màu... sẽ bị ngập chìm khi mực nước biển dâng lên 65cm hay 75cm. Kịch bản mới chỉ xác định được các số liệu như khi nước biển dâng lên 65cm thì phạm vi bị ngập khu vực TP.HCM là bao nhiêu kilômet vuông. Tương tự, khu vực ĐBSCL cũng mới chỉ xác định được khi nước biển dâng theo các mức 65cm, 75cm hoặc 100cm sẽ có bao nhiêu kilômet vuông bị ngập.

Vẫn theo ông Thục, bản thân các tỉnh, địa phương là những đơn vị nắm sát nhất những vấn đề như số hộ dân, nhà cửa bị ảnh hưởng, số diện tích hoa màu, lúa nước bị đe dọa. Ông cho biết trên cơ sở nghiên cứu của kịch bản bước đầu, Bộ TN-MT sẽ cung cấp cho các tỉnh - những nơi bị ảnh hưởng của BĐKH - bản đồ chi tiết các vùng bị ngập theo từng số liệu nước biển dâng. Những địa phương này sẽ được hỗ trợ kinh phí để xác định cụ thể con số thiệt hại từ nhà cửa, vật nuôi, lúa nước và đề ra kế hoạch hành động ứng phó.

Nguồn: Tuổi trẻ

NỘI DUNG KHÁC

Nguồn nhân lực cho Tổng kiểm kê đất đai 2010

24-8-2009

Nhiệm vụ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Thời điểm kiểm kê đất đai là ngày 1/1/2010, năm cuối của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm. Để đảm bảo đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, Bộ TN&MT đã đánh giá hiện trạng thông tin, tư liệu và năng lực thực hiện tại Dự án "Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010", trong đó nguồn nhân lực được huy động tập trung chủ yếu phục vụ cho việc kiểm kê đất đai cấp xã.

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong quá trình xây dựng chính sách về bảo tồn đa dạng sinh học giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng

25-8-2009

Trong khuôn khổ hỗ trợ của Chương trình Môi trường trọng điểm thông qua Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Trung tâm Hoạt động Môi trường Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS-EOC) và các đơn vị liên quan tổ chức Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong quá trình xây dựng chính sách bảo tồn đa dạng sinh học giữa các nước GMS từ ngày 19-20/8/2009 tại Khách sạn Melia, 44B Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Nước biển dâng lên 1m, Việt Nam mất 250.000 ha rừng

26-8-2009

Ngày 25/8, tại Hội thảo Quốc gia về Quản lý rừng bền vững và biến đổi khí hậu (BĐKH), Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hứa Đức Nhị cho rằng, theo kịch bản, thì tác động biến đổi khí hậu đối với lâm nghiệp là rất nặng nề, nhất là ở những nước nhiệt đới, công nghiệp hóa nhanh. Việt Nam là  một trong năm nước trong nhóm này.

Hội nghị Copenhague: Cần có lòng tin và sự sẻ chia trong đấu tranh chống thay đổi khí hậu

27-8-2009

Hội nghị thượng đỉnh Copenhague, dự kiến được tổ chức vào tháng 12/2009, được kỳ vọng là cuộc gặp gỡ đóng vai trò quyết định trong việc thông qua hiệp định của thời kỳ hậu Kyoto với những mục tiêu rõ ràng về vấn đề giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Song cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều hoài nghi xung quanh thành công của hội nghị và điểm mấu chốt hiện tại là nỗ lực lấp đầy chỗ trống về lòng tin giữa các quốc gia.

Mỗi năm dân số Việt Nam tăng thêm gần 1 triệu người

27-8-2009

Kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy: Dân số Việt Nam đạt 85,8 triệu người, đứng thứ 3 ở khu vực ĐÔng Nam Á và thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới.

Tháng 9/2010 công bố kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở

30-8-2009

Cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 đã huy động lực lượng rất lớn của toàn xã hội, của các cơ quan thông tin đại chúng, được đồng bào cả nước ủng hộ và tham gia với 172 vùng điều tra, hơn 22 triệu hộ dân trong cả nước, đến nay đã hoàn thành 2 giai đoạn đầu và công bố kết quả sơ bộ cuộc Tổng điều tra.

Biển không chỉ gần bờ

31-8-2009

"Vươn ra biển lớn", "Làm giàu từ biển", "Bay lên biển Việt Nam"… có lẽ là những cụm từ có tần số sử dụng cao nhất, gây ấn tượng mạnh nhất trong số hàng ngàn bài viết dự thi gửi về Ban Tổ chức. Chúng có một điểm chung: cùng bộc lộ cảm xúc, diễn tả tư thế và triển vọng phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay, đều biểu đạt hào khí, quyết tâm và tâm trạng phấn chấn của mỗi người dân Việt Nam, quốc gia biển, trước vận hội mới của dân tộc mà định hướng "Chiến lược biển VN đến năm 2020" đã mở ra rõ ràng hơn bao giờ hết.

Trung Quốc: Sử dụng hạn chế túi nilon giúp tiết kiệm dầu thô

31-8-2009

Ủy ban Phát triển và Cải cách Trung Quốc (RDEC) cho biết việc sử dụng hạn chế các loại túi nilon, nhựa plastic tại quốc gia này sẽ cho phép mỗi năm nền kinh tế tiết kiệm được khoảng 3 triệu tấn dầu thô.

Nhà máy phong điện đầu tiên tại VN đã khởi động

2-9-2009

Sau hơn 3 tháng khởi công xây dựng và lắp đặt, 14h30 ngày 21 tháng 8 năm 2009, tuabin điện gió đầu tiên công suất 1,5MW tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận đã khởi động an toàn và phát điện.

Tổ chức lại Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia

2-9-2009

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số: 248/QĐ-TTg về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng Phát triển bền vững quốc gia.

Chỉ có trên 15% bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh

2-9-2009

Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, cảnh báo trong số 91 bãi rác lớn trên cả nước chỉ có 17 bãi hợp vệ sinh, chiếm tỷ lệ rất thấp, chỉ khoảng 15,5%.

Việt Nam trình bày Báo cáo quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa tại Liên Hợp Quốc

3-9-2009

Việc Việt Nam xây dựng và đệ trình Báo cáo  quốc gia xác định ranh giới thềm lục địa  lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của LHQ là phù hợp với Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982.