TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường hưởng ứng Ngày hội Hiến máu nhân đạo Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày đăng: 17 | 01 | 2024

Ngày 17/1/2024, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng hơn 400 cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên công đoàn của các đơn vị thuộc Bộ TN&MT tham gia Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt hồng – Xuân Giáp Thìn 2024” do Công đoàn, Đoàn Thanh niên phối hợp Bộ TN&MT phối với Viện Huyết học và truyền máu Trung ương tổ chức. Hiến máu cứu người là hành động cao cả, nghĩa cử cao đẹp thể hiện lòng nhân ái, trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng và truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Nghĩa cử cao đẹp ấy cần được lan tỏa khắp mọi nơi, góp phần giúp cho cuộc sống tươi đẹp tràn đầy tình yêu thương và cũng là thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng. Ngay từ đầu giờ, tại các bàn đăng ký đã kín người đến xác nhận thông tin. Đội ngũ tình nguyện viên tận tình chỉ dẫn từng người đến khu vực lấy máu và tặng quà cho tình nguyện viên. Toàn bộ khu vực tổ chức hiến máu được bao trùm bởi một bầu không khí sôi động, vui vẻ, nghĩa tình.

IMG 9295
Công đoàn, Đoàn Thanh niên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia Chương trình hiến máu nhân đạo “Giọt hồng – Xuân Giáp Thìn 2024” của Bộ TN&MT

Ngày hội Hiến máu tình nguyện Bộ TN&MT năm 2024 với chủ đề “Giọt hồng – Xuân Giáp Thìn 2024” là một trong những hoạt động triển khai chương trình công tác đoàn và phong trào thanh niên Bộ TN&MT năm 2024 nhằm thể hiện tinh thần trách nhiệm, tương thân tương ái của đoàn viên, thanh niên Bộ với xã hội, đồng thời góp phần đảm bảo nguồn máu cung cấp cho cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân. Chương trình nằm trong chuỗi hoạt động thiện nguyện thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chung tay vì cộng đồng của cán bộ, công nhân viên và đoàn viên, thanh niên trong toàn ngành TN&MT. Kết thúc Ngày hội Hiến máu tại trụ sở Bộ TN&MT đã thu hút gần 400 người đăng ký tham gia, trong đó thu được là 333 đơn vị máu. Hy vọng những “giọt máu hồng nghĩa tình” của cán bộ, công chức, viên chức Bộ TN&MT sẽ góp phần mang đến phép màu cho người bệnh, mang lại một mùa xuân ấm áp yêu thương đến mỗi người.

Một số hình ảnh của tình nguyện viên Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tại buổi hiến máu:

IMG 9311

IMG 9307

IMG 9296

IMG 9315

IMG 9303

IMG 9312

Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ tài nguyên và môi trường

NỘI DUNG KHÁC

Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) với tỷ lệ tán thành cao

18-1-2024

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 432/477 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,63%), nếu tính so với số đại biểu Quốc hội có mặt bấm nút biểu quyết thì đạt tỷ lệ 90,56% tán thành; như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, sáng 18/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội họp phiên bế mạc. Phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên phát thanh truyền hình quốc gia và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. Trước khi Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Nhiều vườn quốc gia tham gia Chương trình Danh lục xanh

22-1-2024

Việt Nam hiện có 10 khu bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên tham gia Chương trình Danh lục xanh của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), nhằm đạt được tiêu chuẩn toàn cầu bảo tồn thành công đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Thông tin được đưa ra tại Tọa đàm "Chương trình Danh lục xanh tại Việt Nam", do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Tổ chức quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) vừa tổ chức tại Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai). IUCN đánh giá, thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong bảo tồn đa dạng sinh học và việc tham gia Danh lục Xanh IUCN thể hiện cam kết đối với sự bền vững môi trường toàn cầu. Đến nay, Vân Long là Khu bảo tồn đầu tiên ở Đông Nam Á được chứng nhận Danh lục Xanh. 10 khu bảo vệ và bảo tồn ở Việt Nam đang tiến hành các hoạt động nhằm đạt được chứng nhận gồm: Vườn quốc gia (VQG) Cúc Phương, VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, VQG Vũ Quang, VQG Bạch Mã, Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong, VQG Sông Thanh, VQG Bidoup - Núi Bà, VQG Cát Tiên, VQG Pù Mát và VQG Côn Đảo.

Hội thảo thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

23-1-2024

Ngày 23/01/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam,  Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức “Hội thảo thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”. Mục tiêu của Hội thảo là tham vấn ý kiến về kết quả nghiên cứu thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH tại Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản xác định phương thức áp dụng KTTH phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia. Đồng thời, mong muốn cộng đồng quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc hiện thực hóa các sáng kiến KTTH để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 thông qua việc thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì Hội thảo. Về phía JICA có ông Kubo Yoshimoto - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam. Hội thảo thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Đến nay, trên thế giới có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện KTTH.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”

28-1-2024

Trong hai ngày 24 – 25 tháng 01 năm 2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), các đối tác đồng hành (AEON Việt Nam, Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Công ty TNHH Botol Việt Nam và Công ty Truyền thông DG) tổ chức Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”. Chiến dịch nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của người tiêu dùng trong việc thực hành các biện pháp giảm phát sinh rác thải nhựa trong quá trình mua sắm. Ô nhiễm nhựa trên diện rộng toàn cầu hiện đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường và sinh vật biển, cũng như ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội. Theo báo cáo năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2019 có 79 triệu tấn chất thải nhựa (CTN) phát sinh trên phạm vi toàn cầu; trong đó, khoảng 34 triệu tấn CTN được chôn vùi tại các bãi chôn lấp chất thải, 26 triệu tấn bị đốt ở các bãi lộ thiên (bao gồm các hoạt động đốt rác của hộ gia đình và đốt tại các bãi thải) và khoảng 7 triệu tấn được cho là thất thoát vào môi trường1. Tại Việt Nam, theo Bộ Công Thương, lượng hàng hóa sử dụng vào các dịp lễ Tết đầu năm thường có xu hướng tăng 15 - 30%2, song song với việc gia tăng số lượng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Hội thảo Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực phía Nam

29-1-2024

Ngày 24/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức hội thảo "Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực phía Nam". Hội thảo là cơ hội để thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp tỉnh phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đến năm 2030; hỗ trợ các cơ quan quản lý cấp tỉnh có liên quan chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kết quả buổi Hội thảo ngày hôm nay, sẽ đóng góp hiệu quả cho quá trình xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian tới. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì.

Việt Nam - Pháp: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

29-1-2024

Sáng 29/1, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Olivier Brochet Đại sứ Cộng hòa Pháp và ông Hervé Conan Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp AFD đến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại buổi làm việc, hai bên cùng nhau trao đổi về các chương trình nghiên cứu, tham vấn chính sách, phối hợp triển khai các dự án, chia sẻ thông tin phát triển kinh tế xã hội gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường… Trao đổi với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, đại sứ Olivier Brochet cho biết hiện nay lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, do đó Đại sứ cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan chuyên môn cùng nhau xây dựng các chương trình để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam. Đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường có những tham mưu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những cam kết mạnh mẽ tại COP 26 đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam tại COP28 cùng các hoạt động nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua… Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Chính phủ Pháp sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam để thực hiện các mục tiêu trên vừa giải quyết vấn đề trọng tâm của toàn cầu là thích ứng với biến đổi khí hậu vừa không cản trở các chính sách phát triển của các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024

31-1-2024

Ngày 30/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024. Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của tập thể lãnh đạo viện, viên chức, người lao động của Viện. Với tinh thần gọn nhẹ, nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, thiết thực, cùng với sự thống nhất trong đơn vị, hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp. Mục tiêu của Hội nghị là phát huy quyền làm chủ của viên chức và người lao động trong Viện và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Viện; Phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2023 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

19-2-2024

Ngày 31-1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024. Tại cuộc họp, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: Năm 2024, Viện sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn; triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi các bộ chỉ số quốc tế và chủ trì, chịu trách nhiệm các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần: Chỉ số quyền tài sản, chỉ số chất lượng môi trường, chỉ số đăng ký tài sản. Đồng thời, Viện cũng tiếp tục theo dõi, hoàn thiện các nhiệm vụ về: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Bảo vệ môi trường thông qua chính sách thuế

19-2-2024

Nâng cao mức thuế đối với sản phẩm nhựa và túi nylon khó phân hủy; ưu đãi thuế với hàng hoá carbon thấp, ít phát thải là kiến nghị của các chuyên gia nhằm giảm bảo vệ môi trường. Theo thông tin từ Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), Bộ đang tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường để đề xuất hoàn thiện chính sách thuế này, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bảo vệ môi trường và đặt trong tổng thể Chiến lược Cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2030. Pháp luật hiện hành quy định 8 nhóm hàng hóa đối tượng chịu thuế, trong đó có nhóm hàng hóa là túi nylon khó phân hủy, không thân thiện môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng đối với mặt hàng túi ni lông là 50.000 đồng/kg, mức tối đa theo khung thuế quy định tại luật thuế bảo vệ môi trường. Song theo Tổng cục Thuế, mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon tại Việt Nam nếu quy đổi ra 1 túi thì thấp hơn mức thu thuế của một số nước có áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon.

Lan tỏa phong trào trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn

19-2-2024

Nhằm phát huy truyền thống "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, nhiều địa phương đã phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Triển khai Kế hoạch Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng 2024, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng. Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xuân với đổi mới sáng tạo

19-2-2024

Như có nhân duyên giữa đất trời với con người và dân tộc Việt Nam, 21 tuổi - tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin làm việc để xuất dương tìm đường cứu nước.Mùa Xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp, tiếp đó năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mười năm sau, vào mùa Xuân năm 1930 (ngày 3/2/1930), Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối sáng tạo và đúng đắn, cách mạng Việt Nam đã đi cùng mùa Xuân, ghi những mốc son lịch sử chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh: Mùa Xuân năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa cầu” buộc thực dân Pháp đầu hàng, rút quân khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và là ngọn cờ vẫy gọi các dân tộc bị nô lệ vùng lên giải phóng khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường gặp mặt triển khai công tác đầu năm 2024

19-2-2024

Trong không khí mừng Xuân của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, ngày 15/02/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp mặt triển khai công tác năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, Công đoàn và toàn thể các cán bộ, viên chức và người lao động của Viện. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thành công tới toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và gia đình, chúc cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trong năm Giáp Thìn 2024 phát triển mạnh mẽ hơn nũa, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm 2024. Điểm lại một số thành tựu nổi bật Viện đã đạt được trong năm vừa qua, Viện trưởng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Viện.