TIN TỨC-SỰ KIỆN

Việt Nam - Pháp: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

Ngày đăng: 29 | 01 | 2024

Sáng 29/1, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Olivier Brochet Đại sứ Cộng hòa Pháp và ông Hervé Conan Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp AFD đến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại buổi làm việc, hai bên cùng nhau trao đổi về các chương trình nghiên cứu, tham vấn chính sách, phối hợp triển khai các dự án, chia sẻ thông tin phát triển kinh tế xã hội gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường… Trao đổi với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, đại sứ Olivier Brochet cho biết hiện nay lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, do đó Đại sứ cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan chuyên môn cùng nhau xây dựng các chương trình để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam. Đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường có những tham mưu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những cam kết mạnh mẽ tại COP 26 đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam tại COP28 cùng các hoạt động nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua… Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Chính phủ Pháp sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam để thực hiện các mục tiêu trên vừa giải quyết vấn đề trọng tâm của toàn cầu là thích ứng với biến đổi khí hậu vừa không cản trở các chính sách phát triển của các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

small 20240129 bo truong tiep ds phap 2
Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tiếp và làm việc với ông Olivier Brochet Đại sứ Cộng hòa Pháp

Bên cạnh việc đồng hành của Chính phủ Pháp, hiện nay thông qua Cơ quan phát triển Pháp AFD, có một nguồn lực hỗ trợ lớn lên tới hơn 500 triệu EUR để hỗ trợ Việt Nam triển khai các dự án về thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ ô nhiễm biển…

Bên cạnh những chương trình phối hợp đã có, Thông tin tới Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, trong thời gian tới, Chính phủ Pháp mong muốn có thêm các chương trình hợp tác với Chính phủ Việt Nam nói chung và Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng trong đó có chương trình Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP); chương trình xây dựng công cụ tài chính về thị trường các bon; hợp tác về các chương trình bảo tồn đa dạng sinh học; bảo vệ các đại dương; nghiên cứu, thăm dò, đánh giá ô nhiễm các dòng sông; khai thác bền vững các loại khoáng sản… trên tinh thần Pháp luôn đồng hành để phát triển và không để Việt Nam phải hy sinh các mục tiêu phát triển đã đặt ra.

Trao đổi với Đại sứ Cộng hòa Pháp Olivier Brochet và ông Hervé Conan Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường là Bộ quản lý đa ngành với 09 lĩnh vực quản lý, trong đó bảo tồn thiên nhiên, ứng phó với biến khí hậu là những lĩnh vực quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hiện nay. Bộ trưởng cảm ơn Chính phủ Pháp thông qua Cơ quan Phát triển Pháp là AFD luôn là đối tác quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, hiện nay Chính phủ Việt Nam không chỉ đưa ra các cam kết mà đã và đang triển khai các chương trình hành động theo lộ trình cam kết để hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Bộ trưởng tán thành ý kiến của đại sứ Olivier Brochet về chương trình hợp tác quốc tế trong bối cảnh mới, đặc biệt là các nước phát triển phải có trách nhiệm với các nước đang phát triển để đảm bảo “công bằng” và hướng đến các mục tiêu chung. Do đó, Bộ trưởng mong muốn thông qua cơ quan AFD, Chính phủ Pháp sẽ dành nhiều hỗ trợ cho Việt Nam về chính sách, nguồn lực, trao đổi khoa học công nghệ…

Trao đổi với đại sứ về quan điểm của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường; bảo vệ đa dạng sinh học, giảm thiểu ô nhiễm biển…Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, với quan điểm không đánh đổi kinh tế lấy môi trường và phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu của Chính phủ, trong các dự án Luật mà Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng được Quốc hội thông qua mới đây như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), hay quy hoạch Không gian Biển Quốc gia đang xây dựng cũng đã thể hiện sự quyết tâm rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam và mong muốn đạt được mục tiêu 30% diện tích đất liền và 30% diện tích vùng biển được bảo vệ… ngoài ra tận dụng cơ hội từ ứng phó với biến đổi khí hậu để chuyển dịch mô hình tăng trưởng, nâng cao sức chống chịu và cạnh tranh của nền kinh tế.

small 20240129 bo truong tiep ds phap 7

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu đó cần có sự đồng hành của quốc tế, trong đó có Chính phủ Pháp, Bộ trưởng đề nghị Đại sứ sẽ báo cáo Chính phủ Pháp và trao đổi với các Bộ, ngành của Pháp để có những hỗ trợ kỹ thuật, tài chính để hỗ trợ Việt Nam giải quyết ô nhiễm môi trường, đặc biệt chống ô nhiễm môi trường biển, ô nhiễm môi trường không khí; quản lý tài nguyên nước; hỗ trợ Việt Nam thực hiện JETP; khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản một cách bền vững…

Cũng tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, nhân dịp đại sứ Olivier Brochet nhận nhiệm vụ tại Việt Nam năm 2023, đúng vào dịp hai nước chúng ta kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, một dấu mốc rất quan trọng trong quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Pháp. Vì vậy, Bộ trưởng chúc Đại sứ và gia đình có một nhiệm kỳ thành công tại Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp đạt nhiều thành tựu hơn nữa, tương xứng với tiềm năng cũng như mối quan hệ lịch sử đặc biệt giữa hai nước.

Theo Báo TN&MT

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024

31-1-2024

Ngày 30/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024. Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của tập thể lãnh đạo viện, viên chức, người lao động của Viện. Với tinh thần gọn nhẹ, nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, thiết thực, cùng với sự thống nhất trong đơn vị, hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp. Mục tiêu của Hội nghị là phát huy quyền làm chủ của viên chức và người lao động trong Viện và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Viện; Phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2023 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

19-2-2024

Ngày 31-1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024. Tại cuộc họp, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: Năm 2024, Viện sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn; triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi các bộ chỉ số quốc tế và chủ trì, chịu trách nhiệm các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần: Chỉ số quyền tài sản, chỉ số chất lượng môi trường, chỉ số đăng ký tài sản. Đồng thời, Viện cũng tiếp tục theo dõi, hoàn thiện các nhiệm vụ về: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Bảo vệ môi trường thông qua chính sách thuế

19-2-2024

Nâng cao mức thuế đối với sản phẩm nhựa và túi nylon khó phân hủy; ưu đãi thuế với hàng hoá carbon thấp, ít phát thải là kiến nghị của các chuyên gia nhằm giảm bảo vệ môi trường. Theo thông tin từ Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), Bộ đang tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường để đề xuất hoàn thiện chính sách thuế này, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bảo vệ môi trường và đặt trong tổng thể Chiến lược Cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2030. Pháp luật hiện hành quy định 8 nhóm hàng hóa đối tượng chịu thuế, trong đó có nhóm hàng hóa là túi nylon khó phân hủy, không thân thiện môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng đối với mặt hàng túi ni lông là 50.000 đồng/kg, mức tối đa theo khung thuế quy định tại luật thuế bảo vệ môi trường. Song theo Tổng cục Thuế, mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon tại Việt Nam nếu quy đổi ra 1 túi thì thấp hơn mức thu thuế của một số nước có áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon.

Lan tỏa phong trào trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn

19-2-2024

Nhằm phát huy truyền thống "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, nhiều địa phương đã phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Triển khai Kế hoạch Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng 2024, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng. Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xuân với đổi mới sáng tạo

19-2-2024

Như có nhân duyên giữa đất trời với con người và dân tộc Việt Nam, 21 tuổi - tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin làm việc để xuất dương tìm đường cứu nước.Mùa Xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp, tiếp đó năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mười năm sau, vào mùa Xuân năm 1930 (ngày 3/2/1930), Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối sáng tạo và đúng đắn, cách mạng Việt Nam đã đi cùng mùa Xuân, ghi những mốc son lịch sử chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh: Mùa Xuân năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa cầu” buộc thực dân Pháp đầu hàng, rút quân khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và là ngọn cờ vẫy gọi các dân tộc bị nô lệ vùng lên giải phóng khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường gặp mặt triển khai công tác đầu năm 2024

19-2-2024

Trong không khí mừng Xuân của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, ngày 15/02/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp mặt triển khai công tác năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, Công đoàn và toàn thể các cán bộ, viên chức và người lao động của Viện. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thành công tới toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và gia đình, chúc cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trong năm Giáp Thìn 2024 phát triển mạnh mẽ hơn nũa, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm 2024. Điểm lại một số thành tựu nổi bật Viện đã đạt được trong năm vừa qua, Viện trưởng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Viện.

Quản lý khoáng sản theo nhóm

19-2-2024

Theo Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam – các đơn vị tổng hợp xây dựng dự thảo, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cập nhật là phân nhóm khoáng sản để thực hiện quản lý khoáng sản theo nhóm. Dự thảo mới nhất có nhiều điểm bổ sung cho với các dự thảo trước. Đó là quy định phân cấp mạnh cho địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cụ thể: Thẩm quyền UBND cấp tỉnh về điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép sử dụng vốn ngân sách địa phương; UBND cấp huyện đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV “khoáng sản làm vật liệu san lấp”. Một số điểm mới của Dự thảo này là: quy định về cho phép thu hồi khoáng sản nhóm I, II thuộc khu vực dự trữ; xác nhận bản đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV…; cải cách hành chính; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản (phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu); bổ sung hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai 2024

19-2-2024

Sáng 19/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần chủ trì buổi họp báo. Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai 2013, bổ sung mới 78 điều.

Thống nhất đầu mối quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

21-2-2024

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan làm rõ mức độ thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10) trong dự án Luật; khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng "chia tách giữa quản lý quy hoạch điều tra, đánh giá địa chất cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản". Một số nhóm vấn đề được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến là: Phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách Nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác; phạm vi điều chỉnh của Luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia…

Bộ TNMT công bố danh sách 24 đơn vị tái chế

26-2-2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông báo công bố danh sách đợt đầu các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì đợt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, công suất, bảo vệ môi trường…Trên cơ sở đơn đề nghị, hồ sơ cung cấp của các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan; thực hiện quy định của Nghị định số 08/2022/NĐCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật. Theo danh sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những đơn vị tái chế đầu tiên được công bố 24 đơn vị. Một số đơn vị có đủ năng lực để thực hiện tái chế cho nhiều loại sản phẩm.

Hội thảo Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực miền Trung

26-2-2024

Ngày 23/2/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức Hội thảo "Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực miền Trung". Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. Hội thảo là nơi thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp địa phương; hỗ trợ các cơ quan quản lý cấp tỉnh có liên quan chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.  Các ý kiến góp ý sẽ là cơ sở quan trọng để bổ sung cho quá trình triển khai KHHĐ quốc gia thực hiện KTTH cũng như xây dựng kế hoạch thực hiện KTTH cấp tỉnh trong tương lai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về chế biến khoáng sản

26-2-2024

Trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật đối với hoạt động chế biến khoáng sản.Theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013, “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Như vậy, khoáng sản sau khi khai thác (khoáng sản nguyên khai) đã chuyển từ sở hữu toàn dân (Nhà nước đại diện) sang sở hữu của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và trở thành hàng hoá. Theo đó, các chế định pháp lý liên quan để sử dụng khoáng sản nguyên khai để chế biến, hoặc tiêu thụ, kinh doanh khoáng sản được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật về thương mại, pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, để bảo đảm việc sử dụng khoáng sản đúng mục đích và khuyến khích các dự án khai thác khoáng sản gắn với việc sử dụng công nghệ để chế biến ra các sản phẩm có giá trị cao, dự thảo Luật đã quy định chế biến là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản nguyên khai đã được khai thác và chế biến là một khâu trong hoạt động khai thác khoáng sản (khoản 19 và khoản 20 Điều 3).