TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về chế biến khoáng sản

Ngày đăng: 26 | 02 | 2024

Trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật đối với hoạt động chế biến khoáng sản.Theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013, “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Như vậy, khoáng sản sau khi khai thác (khoáng sản nguyên khai) đã chuyển từ sở hữu toàn dân (Nhà nước đại diện) sang sở hữu của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và trở thành hàng hoá. Theo đó, các chế định pháp lý liên quan để sử dụng khoáng sản nguyên khai để chế biến, hoặc tiêu thụ, kinh doanh khoáng sản được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật về thương mại, pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, để bảo đảm việc sử dụng khoáng sản đúng mục đích và khuyến khích các dự án khai thác khoáng sản gắn với việc sử dụng công nghệ để chế biến ra các sản phẩm có giá trị cao, dự thảo Luật đã quy định chế biến là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản nguyên khai đã được khai thác và chế biến là một khâu trong hoạt động khai thác khoáng sản (khoản 19 và khoản 20 Điều 3).

ksan23224
Ngành than chủ động áp dụng công nghệ hiện đại

Việc quy định như dự thảo là để làm rõ hơn so với quy định hiện hành tại khoản 7 Điều 2 Luật Khoáng sản năm 2010 “Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan”.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về chế biến khoáng sản tại khoản 20 Điều 3 và mục 6 Chương VI của dự thảo Luật (như một công đoạn của hoạt động khai thác khoáng sản) và không phát sinh thủ tục hành chính.

Theo Monre

NỘI DUNG KHÁC

Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia Hội nghị quán triệt nội dung 2 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

1-3-2024

Chiều 28/2, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung 2 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” và Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 416 điểm cầu, tổng số 18.319 đại biểu tham dự. Dự Hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Lại Xuân Môn, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương... Báo cáo viên tại Hội nghị là Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và đồng chí Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao). Tham dự tại điểm cầu của Đảng ủy Bộ tài nguyên và Môi trường có đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ TN&MT; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ, Bí thư các cấp ủy trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và cán bộ chuyên trách công tác Đảng của các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ TN&MT.

Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế, xử lý chất thải

1-3-2024

Sáng 1/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết việc ban hành Quyết định là cần thiết, thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuy nhiên, kể từ khi Luật có hiệu lực đến nay, hầu hết doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về tái chế, và thường lựa chọn đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước, thay vì tự thực hiện tái chế hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp tái chế. Trong quá trình xác định định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ (Fs), Bộ TN&MT đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế chi phí tái chế tại gần 70 cơ sở tái chế lớn trên toán quốc; đồng thời tham khảo, đối chiếu với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia “Giải thể thao VIDS mở rộng năm 2024” chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

7-3-2024

Diễn ra trong hai ngày 4-5/3/2024, Giải thể thao VIDS 2024 chào mừng kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Chiến lược phát triển đã kết thúc thành công rực rỡ. Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Viện Chiến lược phát triển (VIDS), Công đoàn Viện Chiến lược phát triển phối hợp với Đoàn Thanh niên Viện tổ chức “Giải thể thao VIDS mở rộng năm 2024”.Tham gia Giải thể thao VIDS mở rộng năm 2024, ngoài cán bộ, công chức, viên chức của Viện Chiến lược phát triển, còn có các đội khách mời đến từ các đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường – Bộ Tài Nguyên và Môi trường; Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam; Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp; Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương; Tập đoàn Đất Việt. Đây là cơ hội để các cán bộ, công chức, viên chức thuộc các đơn vị giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, tạo thuận lợi cho việc phối hợp công tác chuyên môn, cũng như tạo không khí thi đua sôi nổi, góp phần nâng cao thể chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức trong các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị có mối quan hệ với Viện.

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024

7-3-2024

Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh và Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hội trường Bộ TN&MT và kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại các 63 tỉnh, thành phố và cả cấp huyện trên cả nước. Tham dự tại Hội trường Bộ TN&MT có đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện các Bộ ngành Trung ương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Thọ. Tại các điểm cầu trực tuyến có đại diện Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố; các Sở ban ngành và UBND cấp huyện.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội thi nấu ăn “Quý ông vào bếp” chào mừng Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3/2024

8-3-2024

Nhân ngày kỷ niệm 114 năm ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3/1910- 8/3/2024), được sự đồng ý của Bí thư Chi bộ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội thi nấu ăn với chủ đề “Quý ông vào bếp”. Mục tiêu của chương trình là tạo sân chơi thiết thực, bổ ích, trong sáng, lành mạnh cho cán bộ, đoàn viên, lao động. Thông qua Hội thi giúp cho đoàn viên, lao động có cơ hội giao lưu, học tập, chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống để luôn giữ ấm ngọn lửa hạnh phúc của gia đình. Trước Hội thi, Viện trưởng Nguyễn Đình Thọ đã có những chia sẻ, động viên hết sức chân thành gửi tới chị em trong ngày của mình và ghi nhận sự cố gắng nỗ lực, những đóng góp của chị em đối với thành tích của Viện trong những thời gian qua. Viện trưởng cũng đã có những chia sẻ về vị trí quan trọng và luôn xứng đáng nhận được sự tôn trọng, thấu hiểu trong công việc cũng như trong cuộc sống. Viện trưởng thay mặt Lãnh đạo Viện gửi lời chúc tốt đẹp nhất tới tất cả nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc Viện và mong muốn các nữ cán bộ phát huy hơn nữa vai trò của mình, phấn đấu hoàn thành tốt công việc được giao.

Biến đổi khí hậu: Việt Nam chủ trì phiên trù bị xin ý kiến ICJ về nghĩa vụ quốc gia

11-3-2024

Sáng 9/3 (giờ địa phương), Phái đoàn thường trực hai nước Việt Nam và Vanuatu tại Liên hợp quốc (LHQ) đã phối hợp tổ chức Phiên họp trù bị trực tuyến liên quan đến thủ tục xin ý kiến tư vấn của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) về nghĩa vụ quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu. Theo phóng viên TTXVN tại New York, tham dự phiên họp có các chuyên gia pháp lý, học giả và luật sư quốc tế từ hơn 20 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, đại diện Phái đoàn các nước tại LHQ và các cơ quan hữu quan của Việt Nam. Tại phiên họp, trên cơ sở nhìn lại tiến trình xây dựng, thông qua Nghị quyết A/RES/77/276 ngày 29/3/2023 của Đại hội đồng LHQ đề nghị ICJ cung cấp ý kiến tư vấn về trách nhiệm quốc gia trong vấn đề biến đổi khí hậu và các bước tố tụng đã tiến hành cho đến nay, các đại biểu đã tập trung thảo luận về nhiều khía cạnh liên quan đến biến đổi khí hậu, một số án lệ liên quan và các nguyên tắc pháp lý mà ICJ có thể sẽ áp dụng trong vụ việc. Các diễn giả và đại biểu cũng trao đổi về nội dung và thực tiễn quốc gia mà các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương có thể cung cấp nhằm giúp ICJ có thêm cơ sở xem xét trong quá trình thụ lý yêu cầu nêu trên của Đại hội đồng LHQ. Đại biểu nhiều nước đã chia sẻ kinh nghiệm và một số lưu ý trong quá trình xây dựng đệ trình quốc gia để gửi lên ICJ trong khuôn khổ thủ tục xin ý kiến tư vấn này.

Mọi hoạt động về địa chất, khoáng sản phải được quản lý chặt chẽ, công khai

14-3-2024

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu này tại cuộc họp rà soát, hoàn thiện Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, sáng 13/3. Theo Báo cáo của Bộ TN&MT, Dự thảo Luật thể chế hoá đầy đủ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Các quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật liên quan; rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khả thi cao, thúc đẩy đầu tư, xã hội hóa đi đôi với tăng cường bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản, gắn với yêu cầu phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả. Tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Cơ quan giám sát Malaysia theo dõi lượng phát thải của các dự án nhiên liệu hóa thạch ở Đông Nam Á

14-3-2024

Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án lượng nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei tương đương với khoảng 10 tỷ tấn CO2 thải ra khí quyển.Cơ quan giám sát khí hậu Malaysia RimbaWatch mới đây đã công bố một cơ sở dữ liệu về lượng khí thải của các dự án nhiên liệu hoá thạch ở Đông Nam Á gọi là Cơ sở dữ liệu phát thải trong tương lai. Cơ sở dữ liệu này theo dõi lượng khí thải từ các hoạt động phát thải cao theo kế hoạch như khai thác nhiên liệu hóa thạch và cơ sở hạ tầng, nhà máy điện, giao thông vận tải và nhà máy thép và xi măng ở Đông Nam Á. Theo đó,  RimbaWatch ước tính việc khai thác 70 dự án khai thác nhiên liệu hóa thạch ở Malaysia, Singapore và Brunei có thể tạo ra khoảng 9,9 tỷ tấn  CO2. RimbaWatch đã đưa số liệu phát thải hàng năm và xác định phạm vi phát thải 1, 2 và 3 lấy từ dữ liệu của các công ty đại chúng để đưa vào cơ sở dữ liệu. Qua đó, tính toán lượng khí thải từ các dự án phát thải ở Malaysia, Singapore và Brunei. Đồng thời, tổ chức cho biết đang có kế hoạch đưa các quốc gia Đông Nam Á khác vào danh sách đánh giá cuối cùng.

Phân nhóm thu tiền sử dụng khu vực biển

15-3-2024

Từ ngày 7/3/2024, TP.Hồ Chí Minh áp dụng Quyết định quy định về mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn giai đoạn 2024 – 2029. Về phạm vi điều chỉnh, quyết định này quy định mức thu tiền sử dụng khu vực biển trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2024 - 2029 thuộc thẩm quyền giao khu vực biển của UBND TPHCM theo quy định tại Nghị định số 11/2021/NĐ-CP ngày 10/2/2021 của Chính phủ. Quyết định này không áp dụng đối với các trường hợp quy định tại Điều 31 Nghị định số 11/2021/NĐ-CP. Về đối tượng áp dụng, quy định này áp dụng cho tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để khai thác, sử dụng tài nguyên biển; cơ quan quản lý nhà nước, cấp có thẩm quyền giao khu vực biển; các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật Xanh năm 2024

18-3-2024

Chào mừng Tháng Thanh niên, hướng đến kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024), ngày 15/3/2024, Chi đoàn TNCS HCM Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia, hưởng ứng hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh năm 2024. Trong buổi sáng, các đoàn viên Chi đoàn cùng với các đoàn viên cơ sở Đoàn thuộc Đoàn Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ra quân tổng vệ sinh, chỉnh trang khuôn viên vườn hoa, cây cảnh,…, góp phần điểm tô thêm màu xanh trong không gian trụ sở Bộ TN&MT. Ngày Chủ nhật Xanh là hoạt động ý nghĩa được Trung ương Đoàn triển khai nhằm huy động thanh niên cả nước chung tay bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Chương trình “Ngày Chủ nhật Xanh” không chỉ dừng lại ở phong trào mà trở thành một nếp sống đẹp, dần xây dựng ý thức, thói quen của các đoàn viên, thanh niên, là hoạt động thường xuyên tại mỗi Chi đoàn, cơ sở Đoàn trực thuộc Bộ TN&MT.

Việt Nam – Hà Lan: Hợp tác"tổng lực" tìm giải pháp cho vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường

20-3-2024

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh và Bộ trưởng Mark Harbers kỳ vọng Việt Nam và Hà Lan sẽ có thể hợp tác "tổng lực" để tìm ra những giải pháp dựa vào tự nhiên giải quyết vấn đề về thích ứng biến đổi khí hậu và môi trường. Chiều 18/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp song phương với Bộ trưởng Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước Hà Lan Mark Harbers để trao đổi về các chương trình hợp tác trong thời gian tới. Tham gia buổi làm việc có Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hương Nam; lãnh đạo các đơn vị Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT): Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Lê Ngọc Tuấn; Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường; Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh; Cục trưởng Cục Địa chất Việt Nam Trần Bình Trọng; Cục trưởng Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học Nguyễn Văn Tài; Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ; Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Nguyễn Thị Thu Linh.

Một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở vùng ven biển Việt Nam

20-3-2024

Nhằm phát triển kinh tế biển ổn định và bền vững, cũng như hạn chế những sự cố và thiên tai trên biển, nghiên cứu của TS. Trần Bắc Bộ - trường Đại học Mỏ - Địa chất, đã đưa ra một số giải pháp cho người dân vùng ven biển trong việc phát triển các ngành nghề chính mang lại nguồn kinh tế chủ lực và tập trung khai thác, bảo vệ tài nguyên thiên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có bờ biển kéo dài 3260 km, đi qua 28 tỉnh thành phố, có trên 30 cảng biển với 166 bến cảng, 350 cầu cảng cùng tổng chiều dài khoảng 45.000m; 112 cửa sông, 47 vùng vịnh, 2770 đảo lớn, nhỏ ven bờ với diện tích khoảng 1720 km2, phân bố rải rác trên các vùng biển ven bờ vịnh Bắc Bộ, biển Tây Nam và phía Nam... Có thể thấy, nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển là rất lớn. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu cho các ngành thực phẩm và công nghiệp, biển còn là nguồn cung cấp hoá chất và khoáng sản với trữ lượng lớn; cùng nguồn năng lượng sạch từ biển và đại dương như năng lượng thuỷ triều, năng lượng sóng,… hiện đang được khai thác sử dụng trong vận tải biển, chạy máy phát điện và phục vụ cho nhiều lợi ích khác của con người.