TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

Ngày đăng: 19 | 02 | 2024

Ngày 31-1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024. Tại cuộc họp, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: Năm 2024, Viện sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn; triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi các bộ chỉ số quốc tế và chủ trì, chịu trách nhiệm các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần: Chỉ số quyền tài sản, chỉ số chất lượng môi trường, chỉ số đăng ký tài sản. Đồng thời, Viện cũng tiếp tục theo dõi, hoàn thiện các nhiệm vụ về: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

img 7198
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên phát biểu chỉ đạo cuộc họp.

Bên cạnh đó, Viện sẽ triển khai thực hiện 2 dự án hợp tác quốc tế về “Nâng cao năng lực quản lý chất thải hướng đến nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” và “Quản lý tổng hợp cảnh quan bền vững vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam”. Cùng với đó, hoàn thiện xây dựng các văn kiện dự án về “Lồng ghép đánh giá và hạch toán vốn tự nhiên biển và ven biển vào kế hoạch phát triển của Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững”; “Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn phát thải carbon thấp thông qua đổi mới công nghệ sạch, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam” để trình Bộ phê duyệt.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên nhấn mạnh, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là cầu nối quan trọng giữa khoa học và chính sách, có chức năng nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chiến lược, chính sách, thực hiện nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. Do đó, Viện cần tập trung đề xuất dự án nghiên cứu khoa học công nghệ mang tính liên lĩnh vực của Bộ.

Đồng thời, Viện cũng cần nghiên cứu, đề xuất nhiệm vụ kiểm kê nguồn lực tài nguyên và môi trường đến năm 2025 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2026-2030 vào kế hoạch công tác năm 2024 của Viện. Viện cũng cần tiếp tục phát huy thế mạnh về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, duy trì và mở rộng mạng lưới đối tác quốc tế.

An Bình

NỘI DUNG KHÁC

Bảo vệ môi trường thông qua chính sách thuế

19-2-2024

Nâng cao mức thuế đối với sản phẩm nhựa và túi nylon khó phân hủy; ưu đãi thuế với hàng hoá carbon thấp, ít phát thải là kiến nghị của các chuyên gia nhằm giảm bảo vệ môi trường. Theo thông tin từ Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), Bộ đang tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường để đề xuất hoàn thiện chính sách thuế này, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bảo vệ môi trường và đặt trong tổng thể Chiến lược Cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2030. Pháp luật hiện hành quy định 8 nhóm hàng hóa đối tượng chịu thuế, trong đó có nhóm hàng hóa là túi nylon khó phân hủy, không thân thiện môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng đối với mặt hàng túi ni lông là 50.000 đồng/kg, mức tối đa theo khung thuế quy định tại luật thuế bảo vệ môi trường. Song theo Tổng cục Thuế, mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon tại Việt Nam nếu quy đổi ra 1 túi thì thấp hơn mức thu thuế của một số nước có áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon.

Lan tỏa phong trào trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn

19-2-2024

Nhằm phát huy truyền thống "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, nhiều địa phương đã phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Triển khai Kế hoạch Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng 2024, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng. Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xuân với đổi mới sáng tạo

19-2-2024

Như có nhân duyên giữa đất trời với con người và dân tộc Việt Nam, 21 tuổi - tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin làm việc để xuất dương tìm đường cứu nước.Mùa Xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp, tiếp đó năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mười năm sau, vào mùa Xuân năm 1930 (ngày 3/2/1930), Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối sáng tạo và đúng đắn, cách mạng Việt Nam đã đi cùng mùa Xuân, ghi những mốc son lịch sử chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh: Mùa Xuân năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa cầu” buộc thực dân Pháp đầu hàng, rút quân khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và là ngọn cờ vẫy gọi các dân tộc bị nô lệ vùng lên giải phóng khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường gặp mặt triển khai công tác đầu năm 2024

19-2-2024

Trong không khí mừng Xuân của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, ngày 15/02/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp mặt triển khai công tác năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, Công đoàn và toàn thể các cán bộ, viên chức và người lao động của Viện. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thành công tới toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và gia đình, chúc cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trong năm Giáp Thìn 2024 phát triển mạnh mẽ hơn nũa, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm 2024. Điểm lại một số thành tựu nổi bật Viện đã đạt được trong năm vừa qua, Viện trưởng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Viện.

Quản lý khoáng sản theo nhóm

19-2-2024

Theo Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam – các đơn vị tổng hợp xây dựng dự thảo, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cập nhật là phân nhóm khoáng sản để thực hiện quản lý khoáng sản theo nhóm. Dự thảo mới nhất có nhiều điểm bổ sung cho với các dự thảo trước. Đó là quy định phân cấp mạnh cho địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cụ thể: Thẩm quyền UBND cấp tỉnh về điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép sử dụng vốn ngân sách địa phương; UBND cấp huyện đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV “khoáng sản làm vật liệu san lấp”. Một số điểm mới của Dự thảo này là: quy định về cho phép thu hồi khoáng sản nhóm I, II thuộc khu vực dự trữ; xác nhận bản đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV…; cải cách hành chính; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản (phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu); bổ sung hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai 2024

19-2-2024

Sáng 19/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần chủ trì buổi họp báo. Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai 2013, bổ sung mới 78 điều.

Thống nhất đầu mối quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

21-2-2024

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan làm rõ mức độ thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10) trong dự án Luật; khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng "chia tách giữa quản lý quy hoạch điều tra, đánh giá địa chất cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản". Một số nhóm vấn đề được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến là: Phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách Nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác; phạm vi điều chỉnh của Luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia…

Bộ TNMT công bố danh sách 24 đơn vị tái chế

26-2-2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông báo công bố danh sách đợt đầu các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì đợt đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về năng lực, công suất, bảo vệ môi trường…Trên cơ sở đơn đề nghị, hồ sơ cung cấp của các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì và ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan; thực hiện quy định của Nghị định số 08/2022/NĐCP, Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố danh sách các đơn vị tái chế sản phẩm, bao bì có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định của pháp luật. Theo danh sách của Bộ Tài nguyên và Môi trường, những đơn vị tái chế đầu tiên được công bố 24 đơn vị. Một số đơn vị có đủ năng lực để thực hiện tái chế cho nhiều loại sản phẩm.

Hội thảo Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực miền Trung

26-2-2024

Ngày 23/2/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Trường Đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức Hội thảo "Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực miền Trung". Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì với sự tham gia của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. Hội thảo là nơi thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp địa phương; hỗ trợ các cơ quan quản lý cấp tỉnh có liên quan chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành.  Các ý kiến góp ý sẽ là cơ sở quan trọng để bổ sung cho quá trình triển khai KHHĐ quốc gia thực hiện KTTH cũng như xây dựng kế hoạch thực hiện KTTH cấp tỉnh trong tương lai.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất quy định về chế biến khoáng sản

26-2-2024

Trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản, Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa đề xuất quy định về phạm vi điều chỉnh của Luật đối với hoạt động chế biến khoáng sản.Theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013, “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Như vậy, khoáng sản sau khi khai thác (khoáng sản nguyên khai) đã chuyển từ sở hữu toàn dân (Nhà nước đại diện) sang sở hữu của tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản và trở thành hàng hoá. Theo đó, các chế định pháp lý liên quan để sử dụng khoáng sản nguyên khai để chế biến, hoặc tiêu thụ, kinh doanh khoáng sản được điều chỉnh bởi quy định của pháp luật về thương mại, pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, để bảo đảm việc sử dụng khoáng sản đúng mục đích và khuyến khích các dự án khai thác khoáng sản gắn với việc sử dụng công nghệ để chế biến ra các sản phẩm có giá trị cao, dự thảo Luật đã quy định chế biến là hoạt động phân loại, làm giàu khoáng sản, hoạt động khác nhằm làm tăng giá trị khoáng sản nguyên khai đã được khai thác và chế biến là một khâu trong hoạt động khai thác khoáng sản (khoản 19 và khoản 20 Điều 3).

Chi bộ Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tham gia Hội nghị quán triệt nội dung 2 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

1-3-2024

Chiều 28/2, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức Hội nghị phổ biến, quán triệt nội dung 2 cuốn sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” và Phát huy truyền thống đại đoàn kết dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc. Hội nghị được tổ chức trực tiếp kết hợp trực tuyến với 416 điểm cầu, tổng số 18.319 đại biểu tham dự. Dự Hội nghị tại điểm cầu Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Thể, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Lại Xuân Môn, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; đồng chí Đỗ Việt Hà, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương... Báo cáo viên tại Hội nghị là Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và đồng chí Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao (Bộ Ngoại giao). Tham dự tại điểm cầu của Đảng ủy Bộ tài nguyên và Môi trường có đồng chí Lê Công Thành, Bí thư Đảng uỷ, Thứ trưởng Bộ TN&MT; các đồng chí Ủy viên BCH Đảng bộ Bộ, Bí thư các cấp ủy trực thuộc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ và cán bộ chuyên trách công tác Đảng của các Đảng bộ, Chi bộ trực thuộc Đảng bộ Bộ TN&MT.

Khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện tái chế, xử lý chất thải

1-3-2024

Sáng 1/3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm, bao bì; chi phí quản lý hành chính phục vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ thực hiện trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của nhà sản xuất, xuất khẩu. Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết việc ban hành Quyết định là cần thiết, thiết lập cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu, theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Tuy nhiên, kể từ khi Luật có hiệu lực đến nay, hầu hết doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu chưa tuân thủ đầy đủ các quy định về tái chế, và thường lựa chọn đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước, thay vì tự thực hiện tái chế hoặc ký hợp đồng với doanh nghiệp tái chế. Trong quá trình xác định định mức chi phí tái chế hợp lý, hợp lệ (Fs), Bộ TN&MT đã tiến hành điều tra, khảo sát thực tế chi phí tái chế tại gần 70 cơ sở tái chế lớn trên toán quốc; đồng thời tham khảo, đối chiếu với các quốc gia, vùng lãnh thổ có quy định đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế vào quỹ của nhà nước.