TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Ngày đăng: 23 | 01 | 2024

Ngày 23/01/2024, tại Hà Nội, trong khuôn khổ hợp tác với Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Việt Nam,  Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức “Hội thảo thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới Kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”. Mục tiêu của Hội thảo là tham vấn ý kiến về kết quả nghiên cứu thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH tại Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản xác định phương thức áp dụng KTTH phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia. Đồng thời, mong muốn cộng đồng quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc hiện thực hóa các sáng kiến KTTH để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 thông qua việc thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH. Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì Hội thảo. Về phía JICA có ông Kubo Yoshimoto - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam. Hội thảo thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Đến nay, trên thế giới có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện KTTH.

Trong khu vực ASEAN, Cộng đồng kinh tế ASEAN ban hành Khung KTTH năm 2021 với tầm nhìn dài hạn về KTTH dựa trên các sáng kiến hiện có và xác định các trọng tâm ưu tiên để đẩy nhanh tiến trình hiện thực hóa nền KTTH trong toàn khối ASEAN. Cùng với đó, các Hiệp định, Thỏa thuận quốc tế, bao gồm các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...đòi hỏi cộng đồng quốc tế và các quốc gia thành viên cam kết về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

IMG 9326
Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung phát biểu khai mạc tại Hội thảo
IMG 9338
Ông Kubo Yoshimoto - Phó trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam

Theo đó, KTTH không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Trong KTTH, quản lý chất thải được xem là trung tâm và tư duy xem chất thải là tài nguyên được tiến hành ngay từ khi thiết kế các sản phẩm, dịch vụ, chu trình sản xuất, kinh doanh. Thông qua đó, KTTH giúp giảm thiểu khai thác tài nguyên thiên nhiên, hạn chế chất thải ra môi trường, nhưng vẫn thúc đẩy phát triển kinh tế. So với kinh tế tuyến tính truyền thống, KTTH mang lại nhiều lợi ích đối với quốc gia, cộng đồng và doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, phát triển KTTH đã được xác định là một trong những mô hình kinh tế ưu tiên để thực hiện định hướng quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu” trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước. Theo đó, văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2045 đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình KTTH để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”. Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có một Điều riêng (Điều 142) quy định về KTTH. Trong đó, xác định KTTH là “mô hình kinh tế mà trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm thiểu khai thác nguyên vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và loại bỏ các tác động tiêu cực tới môi trường”. Bên cạnh đó, rất nhiều Điều, khoản khác có vai trò thúc đẩy thực hiện KTTH, như: phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn (Điều 75), tính giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt dựa trên khối lượng hoặc thể tích (Điều 79); trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất và nhập khẩu – EPR (Điều 54, Điều 55); tái chế, tái sử dụng chất thải, phát triển ngành công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường, tín dụng xanh, trái phiếu xanh...

IMG 9356
Quang cảnh Hội thảo

Mặc dù so với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam đang được xem là một trong những quốc gia có hành động mạnh mẽ nhằm thể chế hóa và thúc đẩy áp dụng KTTH vào thực tiễn. Tuy nhiên, KTTH là vấn đề mới, để thực hiện được tiến trình chuyển đổi một cách toàn diện đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các chính phủ, các tổ chức, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp, người dân. Việc cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng lộ trình thực hiện KTTH trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH.

Kể từ năm 2019 đến nay - khi Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường được giao là đầu mối của Bộ nghiên cứu các luận cứ khoa học, thực tiễn trong và ngoài nước để đề xuất, tư vấn cho lãnh đạo bộ các nội dung về KTTH trong các Văn kiện, chính sách, pháp luật có liên quan, nhờ sự hỗ trợ rất tích cực của các tổ chức quốc tế (như UNDP, JICA, PE, WWF, HFS, ERIA...), sự tham gia và đóng góp hết sức trách nhiệm của các nhà khoa học trong nước, quốc tế, các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, vấn đề KTTH dần được sáng tỏ và được thể chế hóa rõ ràng hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Thay mặt cho Viện, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với các tổ chức, cá nhân đã đồng hành cùng viện trong thời gian qua. Cảm ơn sự hỗ trợ của tổ chức JICA và các chuyên gia từ Nhật bản đã đồng hành chia sẻ kinh nghiệm, giúp tính toán và đề xuất lựa chọn các ngành, lĩnh vực trọng tâm của Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn.

IMG 9341
Ông Lại Văn Mạnh - Trưởng Ban Kinh tế tài nguyên và môi trường thuộc Viện trình bày tại Hội thảo

Nhờ sự hỗ trợ và làm việc hết sức trách nhiệm đó, đến nay Viện đã dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH với đầy đủ các nội dung, khá tương đồng với xu hướng quốc tế, Kế hoạch của ASEAN và những vấn đề cấp bách ở trong nước. Dự thảo kế hoạch đã đề xuất 05 nhóm quan điểm, các mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phân kỳ theo 02 giai đoạn đến 2025 và đến 2030, 16 chỉ tiêu cụ thể; 05 chủ đề, 15 nhóm nhiệm vụ và 45 hoạt động gồm: (i) Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện KTTH; (ii) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện KTTH; (iii) Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng KTTH trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; (iv) Quản lý chất thải để thực hiện KTTH; (v) tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện KTTH.

IMG 9359

IMG 9363

IMG 9365
Các đại biểu tham gia góp ý tại Hội thảo

Để đạt được mục tiêu chung là "Hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình sản xuất, kinh doanh áp dụng KTTH; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa bền vững trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất“ đòi hỏi Việt Nam phải giải quyết nhiều thách thức về thể chế, hạ tầng, công nghệ và văn hóa để mỗi người dân, doanh nghiệp phải thực sự xem chất thải là tài nguyên, sẵn sàng nói không với việc sản xuất, sử dụng các sản phẩm gây hại cho môi trường.

IMG 9370
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của KTTH trong công tác quản lý chất thải, Việt Nam đã và đang nỗ lực đưa KTTH vào định hướng chính sách, văn bản pháp luật dưới sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế và sự vào cuộc của các Viện nghiên cứu, trường Đại học. Tuy nhiên, để thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH tại Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực của tất cả các bên.

Trung tâm TVĐT&DVTN&MT

 

NỘI DUNG KHÁC

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”

28-1-2024

Trong hai ngày 24 – 25 tháng 01 năm 2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam), các đối tác đồng hành (AEON Việt Nam, Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương, Quỹ Vì Tầm Vóc Việt, Công ty TNHH Botol Việt Nam và Công ty Truyền thông DG) tổ chức Chiến dịch “Tiêu dùng văn minh - Giảm sinh rác nhựa”. Chiến dịch nhằm huy động sự tham gia rộng rãi của người tiêu dùng trong việc thực hành các biện pháp giảm phát sinh rác thải nhựa trong quá trình mua sắm. Ô nhiễm nhựa trên diện rộng toàn cầu hiện đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng với môi trường và sinh vật biển, cũng như ảnh hưởng đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội. Theo báo cáo năm 2022 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), trong năm 2019 có 79 triệu tấn chất thải nhựa (CTN) phát sinh trên phạm vi toàn cầu; trong đó, khoảng 34 triệu tấn CTN được chôn vùi tại các bãi chôn lấp chất thải, 26 triệu tấn bị đốt ở các bãi lộ thiên (bao gồm các hoạt động đốt rác của hộ gia đình và đốt tại các bãi thải) và khoảng 7 triệu tấn được cho là thất thoát vào môi trường1. Tại Việt Nam, theo Bộ Công Thương, lượng hàng hóa sử dụng vào các dịp lễ Tết đầu năm thường có xu hướng tăng 15 - 30%2, song song với việc gia tăng số lượng sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần.

Hội thảo Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực phía Nam

29-1-2024

Ngày 24/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức hội thảo "Tập huấn kiến thức về kinh tế tuần hoàn khu vực phía Nam". Hội thảo là cơ hội để thảo luận, trao đổi ý kiến, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn ở cấp tỉnh phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đến năm 2030; hỗ trợ các cơ quan quản lý cấp tỉnh có liên quan chuẩn bị tốt cho việc thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ban hành. Kết quả buổi Hội thảo ngày hôm nay, sẽ đóng góp hiệu quả cho quá trình xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động thực hiện kinh tế tuần hoàn cấp tỉnh phù hợp với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong thời gian tới. Hội thảo do Phó Viện trưởng Mai Thanh Dung chủ trì.

Việt Nam - Pháp: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường

29-1-2024

Sáng 29/1, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đã có buổi tiếp và làm việc với ông Olivier Brochet Đại sứ Cộng hòa Pháp và ông Hervé Conan Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp AFD đến thăm và làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại buổi làm việc, hai bên cùng nhau trao đổi về các chương trình nghiên cứu, tham vấn chính sách, phối hợp triển khai các dự án, chia sẻ thông tin phát triển kinh tế xã hội gắn với thích ứng biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường… Trao đổi với Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh, đại sứ Olivier Brochet cho biết hiện nay lãnh đạo cấp cao của hai quốc gia có nhiều cuộc gặp gỡ, trao đổi, do đó Đại sứ cho rằng đây là cơ hội để các cơ quan chuyên môn cùng nhau xây dựng các chương trình để tăng cường mạnh mẽ hơn nữa mối quan hệ song phương giữa Pháp và Việt Nam. Đánh giá cao Bộ Tài nguyên và Môi trường có những tham mưu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có những cam kết mạnh mẽ tại COP 26 đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050; công bố Kế hoạch Huy động nguồn lực Chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) của Việt Nam tại COP28 cùng các hoạt động nỗ lực giảm nhẹ, thích ứng, tăng trưởng xanh của Việt Nam trong thời gian qua… Đại sứ Olivier Brochet cho biết, Chính phủ Pháp sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam để thực hiện các mục tiêu trên vừa giải quyết vấn đề trọng tâm của toàn cầu là thích ứng với biến đổi khí hậu vừa không cản trở các chính sách phát triển của các nước phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024

31-1-2024

Ngày 30/1/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị viên chức và người lao động năm 2024. Hội nghị có sự tham dự đầy đủ của tập thể lãnh đạo viện, viên chức, người lao động của Viện. Với tinh thần gọn nhẹ, nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, thiết thực, cùng với sự thống nhất trong đơn vị, hội nghị đã diễn ra thành công tốt đẹp. Mục tiêu của Hội nghị là phát huy quyền làm chủ của viên chức và người lao động trong Viện và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong các hoạt động của Viện; Phát huy tính dân chủ trong việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác năm 2023 và xây dựng phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2024.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024

19-2-2024

Ngày 31-1, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức cuộc họp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2024. Tại cuộc họp, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: Năm 2024, Viện sẽ ưu tiên, tập trung nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như: Tổ chức Diễn đàn khu vực châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 12 về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải; tổ chức Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn; triển khai thực hiện nhiệm vụ theo dõi các bộ chỉ số quốc tế và chủ trì, chịu trách nhiệm các nhóm chỉ số, chỉ số thành phần: Chỉ số quyền tài sản, chỉ số chất lượng môi trường, chỉ số đăng ký tài sản. Đồng thời, Viện cũng tiếp tục theo dõi, hoàn thiện các nhiệm vụ về: Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn; xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Bảo vệ môi trường thông qua chính sách thuế

19-2-2024

Nâng cao mức thuế đối với sản phẩm nhựa và túi nylon khó phân hủy; ưu đãi thuế với hàng hoá carbon thấp, ít phát thải là kiến nghị của các chuyên gia nhằm giảm bảo vệ môi trường. Theo thông tin từ Cục Quản lý, Giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính), Bộ đang tiếp tục nghiên cứu và đánh giá tình hình thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường để đề xuất hoàn thiện chính sách thuế này, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ, phù hợp với thông lệ quốc tế, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống chính sách thuế liên quan đến bảo vệ môi trường và đặt trong tổng thể Chiến lược Cải cách hệ thống chính sách thuế đến năm 2030. Pháp luật hiện hành quy định 8 nhóm hàng hóa đối tượng chịu thuế, trong đó có nhóm hàng hóa là túi nylon khó phân hủy, không thân thiện môi trường. Mức thuế bảo vệ môi trường hiện đang áp dụng đối với mặt hàng túi ni lông là 50.000 đồng/kg, mức tối đa theo khung thuế quy định tại luật thuế bảo vệ môi trường. Song theo Tổng cục Thuế, mức thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon tại Việt Nam nếu quy đổi ra 1 túi thì thấp hơn mức thu thuế của một số nước có áp dụng thu thuế bảo vệ môi trường đối với túi nylon.

Lan tỏa phong trào trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn

19-2-2024

Nhằm phát huy truyền thống "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” và thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, nhiều địa phương đã phát động Tết trồng cây nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024. Triển khai Kế hoạch Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh, bảo vệ và phát triển rừng 2024, các đơn vị đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng. Tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xuân với đổi mới sáng tạo

19-2-2024

Như có nhân duyên giữa đất trời với con người và dân tộc Việt Nam, 21 tuổi - tuổi thanh xuân đẹp nhất của đời người, Nguyễn Tất Thành đã quyết định lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin làm việc để xuất dương tìm đường cứu nước.Mùa Xuân 1919, Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng xã hội Pháp, tiếp đó năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đồng sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, là chiến sĩ cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Mười năm sau, vào mùa Xuân năm 1930 (ngày 3/2/1930), Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng với đường lối sáng tạo và đúng đắn, cách mạng Việt Nam đã đi cùng mùa Xuân, ghi những mốc son lịch sử chói lọi trong thời đại Hồ Chí Minh: Mùa Xuân năm 1954 với chiến thắng Điện Biên Phủ “vang dội địa cầu” buộc thực dân Pháp đầu hàng, rút quân khỏi Việt Nam sau gần 100 năm đô hộ, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam và là ngọn cờ vẫy gọi các dân tộc bị nô lệ vùng lên giải phóng khỏi ách đô hộ của chủ nghĩa thực dân.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường gặp mặt triển khai công tác đầu năm 2024

19-2-2024

Trong không khí mừng Xuân của những ngày đầu năm mới Giáp Thìn 2024, ngày 15/02/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã tổ chức buổi gặp mặt triển khai công tác năm 2024. Tham dự buổi gặp mặt có Lãnh đạo Viện, Công đoàn và toàn thể các cán bộ, viên chức và người lao động của Viện. Phát biểu tại buổi gặp mặt, Viện trưởng – PGS.TS Nguyễn Đình Thọ gửi lời chúc mừng năm mới mạnh khỏe, an khang, hạnh phúc và thành công tới toàn thể cán bộ, viên chức, người lao động và gia đình, chúc cho Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường trong năm Giáp Thìn 2024 phát triển mạnh mẽ hơn nũa, đạt được nhiều thành tích hơn nữa trong năm 2024. Điểm lại một số thành tựu nổi bật Viện đã đạt được trong năm vừa qua, Viện trưởng biểu dương và ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, viên chức và người lao động trong toàn Viện.

Quản lý khoáng sản theo nhóm

19-2-2024

Theo Cục Khoáng sản Việt Nam và Cục Địa chất Việt Nam – các đơn vị tổng hợp xây dựng dự thảo, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cập nhật là phân nhóm khoáng sản để thực hiện quản lý khoáng sản theo nhóm. Dự thảo mới nhất có nhiều điểm bổ sung cho với các dự thảo trước. Đó là quy định phân cấp mạnh cho địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cụ thể: Thẩm quyền UBND cấp tỉnh về điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép sử dụng vốn ngân sách địa phương; UBND cấp huyện đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV “khoáng sản làm vật liệu san lấp”. Một số điểm mới của Dự thảo này là: quy định về cho phép thu hồi khoáng sản nhóm I, II thuộc khu vực dự trữ; xác nhận bản đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV…; cải cách hành chính; bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có quy hoạch khoáng sản (phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu); bổ sung hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác.

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai 2024

19-2-2024

Sáng 19/2, Văn phòng Chủ tịch nước đã tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về Luật Đất đai và Luật Các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần chủ trì buổi họp báo. Thông tin tại buổi họp báo, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai số 31/2024/QH15 gồm 16 chương, 260 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 180/212 điều của Luật Đất đai 2013, bổ sung mới 78 điều.

Thống nhất đầu mối quản lý trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản

21-2-2024

Chiều 19/2, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản. Phó Thủ tướng đề nghị lãnh đạo các Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan làm rõ mức độ thể chế hoá các nội dung của Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị quyết 10) trong dự án Luật; khả năng giải quyết triệt để những vấn đề thực tiễn đặt ra theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, rõ trách nhiệm, khắc phục tình trạng "chia tách giữa quản lý quy hoạch điều tra, đánh giá địa chất cơ bản với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản". Một số nhóm vấn đề được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến là: Phân nhóm khoáng sản để có giải pháp quản lý phù hợp theo hướng phân cấp mạnh cho địa phương, cắt giảm thủ tục hành chính; ngân sách Nhà nước đầu tư điều tra cơ bản, thăm dò các loại khoáng sản quan trọng, chiến lược, có giá trị kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lớn sau đó đấu giá quyền khai thác; phạm vi điều chỉnh của Luật trong hoạt động điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản; quy định căn cứ, thẩm quyền cấp phép đấu giá quyền khai thác khoáng sản; phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản dựa trên sản lượng khai thác hàng năm; thẩm quyền đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia…