TIN TỨC-SỰ KIỆN

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tiếp đoàn Doanh nghiệp Cấp cao Hoa Kỳ ngành Nông nghiệp & Thực phẩm đến Việt Nam 2024 - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN

Ngày đăng: 01 | 08 | 2024

Ngày 31/7/2024, tại trụ sở Viện, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng một số cán bộ của Viện đã có buổi tiếp đoàn Doanh nghiệp Cấp cao Hoa Kỳ ngành Nông nghiệp & Thực phẩm đến Việt Nam 2024 - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN. Về phía đoàn bạn có ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc Điều hành Khu vực ASEAN kiêm Trưởng Đại diện tại Việt Nam - Trưởng đoàn, đại diện Corteva và Illumina… cùng các thành viên. Corteva Agriscience là công ty nông nghiệp toàn cầu, chuyên cung cấp giải pháp cho các thách thức nông nghiệp cấp bách trên thế giới. Đội ngũ Nghiên cứu và Phát triển của Corteva tập trung vào việc phát triển các giải pháp bền vững giúp tăng năng suất và khả năng sinh lời cho người nông dân, đồng thời cải thiện khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu. Illumina là hãng công nghệ hàng đầu thế giới về giải mã và phân tích gen, giải trình tự DNA (Genomics) và công nghệ sinh học phục vụ khách hàng trong việc nghiên cứu, lâm sàng và ứng dụng. Với những cống hiến và nỗ lực phát triển của mình, Illumina ngày càng khẳng định vị thế trong lĩnh vực giải trình tự gen và được sử dụng cho các ứng dụng trong khoa học đời sống, ung thư, sức khỏe sinh sản, nông nghiệp và các ứng dụng đời sống khác.

IMG 20240731 084024 733
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường cùng một số cán bộ của Viện đã có buổi tiếp đoàn Doanh nghiệp Cấp cao Hoa Kỳ ngành Nông nghiệp & Thực phẩm đến Việt Nam 2024 - Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN

Theo đại diện đoàn chia sẻ, Corteva tại Việt Nam có hoạt động trên khắp 36 tỉnh thành trên khắp Việt Nam, tiếp cận ~1.000 nông dân, trong đó 40% là nông dân nữ. Corteva cung cấp một danh mục đa dạng các giải pháp đổi mới sáng tạo bền vững cho các hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ, từ các giống ngô lai có khả năng chịu hạn và chịu nhiệt cho đến các sản phẩm bảo vệ cây trồng đoạt giải thưởng hóa học xanh có hiệu quả cao chống lại sâu keo mùa thu. Corteva là một trong những đơn vị áp dụng chỉnh sửa bộ gen CRISPR sớm nhất cho các ứng dụng nông nghiệp và chúng tôi có chính sách đổi mới mở về CRISPR cho phép chúng tôi cấp giấy phép cho cả các tổ chức công và tư nhân muốn áp dụng công nghệ CRISPR để tăng cường năng suất một số cây trồng nhất định. Việc sử dụng công nghệ chỉnh sửa bộ gen như CRISPR sẽ nâng cao đáng kể khả năng cung cấp các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm đáp ứng những thách thức của hôm nay và tương lai, bao gồm biến đổi khí hậu. Corteva

IMG 20240731 084210 502

Đối với Illumina, nhiều quốc gia phát triển đang sử dụng giải trình tự DNA môi trường (environmental DNA- eDNA)- một phương pháp hiệu quả để nghiên cứu đa dạng sinh học và theo dõi những thay đổi của hệ sinh thái. Khi các sinh vật đưa DNA vào môi trường của chúng, phân tích eDNA có thể cung cấp manh mối về các loài hiện diện mà không làm ảnh hưởng hệ sinh thái. Các ứng dụng tiềm năng của eDNA bao gồm giám sát cảng, khảo sát và bảo tồn đa dạng sinh học, kiểm tra nước dằn, kiểm tra đất, v.v. Các phương pháp giải trình tự DNA môi trường hiện đại cho phép xác định đặc điểm của cả loài vi khuẩn và sinh vật nhân chuẩn trong các mẫu nước, đất và các mẫu khác. Trong tương lai, giải trình tự eDNA hứa hẹn sẽ là một công cụ quan trọng để giám sát và bảo tồn sinh học.

IMG 20240731 084240 182

Illumina đã và đang hỗ trợ thành lập các hiệp hội và chương trình eDNA quốc gia và tin rằng công nghệ này sẽ trở thành một công cụ thiết yếu trong việc giải quyết các thách thức môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Tại buổi làm việc, hai bên đã trình bày và trao đổi mong muốn hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong lĩnh vực công nghệ chỉnh sửa gen và xây dựng các quy định nhằm thúc đẩy việc áp dụng công nghệ này tại Việt Nam.

z5684482891334 11bbb840d393c0a1b42357d58937e5b7
Hai bên tặng quà và chụp ảnh lưu niệm tại khuôn viên trụ sở Viện

Trung tâm TVĐT&DVTNMT

NỘI DUNG KHÁC

Chính thức hiện thực hóa nhiều chính sách đất đai

5-8-2024

Ngày 1/8/2024 - Luật Đất đai chính thức có hiệu lực. Hiệu lực của Luật Đất đai được đẩy sớm hơn so với dự định 5 tháng nhằm nhanh chóng hiện thực hóa các chủ trương, chính sách mới, tạo ra đột phá trong quản lý đất đai. Đột phá ấy nằm việc đổi mới toàn diện nhiều quy định, từ bồi thường hỗ trợ, tái định cư đến định giá đất; từ phát huy tiềm năng đất nông nghiệp đến tận dụng lợi thế các loạt đất kết hợp; từ thông thoáng cải cách hành chính đến hài hòa lợi ích giữa những chủ thể sử dụng đất…* Quyền lợi của người bị thu hồi đất được đảm bảoThể chế hóa chủ chương của Đảng tại Nghị quyết 18, Luật Đất đai 2024 đã kế thừa các quy định đã được thực tiễn chứng minh là phù hợp đồng thời sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới bảo vệ tốt hơn quyền hợp pháp của người dân, đặc biệt trong trường hợp người bị thu hồi đất, góp phần hạn chế và giải quyết tốt hơn khiếu kiện về đất đai, như đa dạng hình thức bồi thường về đất, quy định thêm nhiều khoản hỗ trợ cho người bị thu hồi đất.Cụ thể, Luật quy định nguyên tắc bồi thường theo hướng đa dạng các hình thức bồi thường về đất, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở phù hợp với nhu cầu của người có đất bị thu hồi và quỹ đất của từng địa phương.

Áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến để thu hồi tối đa khoáng sản

5-8-2024

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã nhấn mạnh đến việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ để thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản nhằm thu hồi tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm và khoáng sản có chất lượng thấp. Kế hoạch cũng nhấn mạnh việc đầu tư đổi mới công nghệ, sử dụng thiết bị tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản nhằm sử dụng hiệu quả tài nguyên, tiết kiệm năng lượng, bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ môi trường.Không chỉ trong Kế hoạch trên, trong Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản cũng có một số quy định nhằm thu hồi tối đa khoáng sản và bảo vệ môi trường trong thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản. Theo đó, trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định, một trong những nguyên tắc của hoạt động khoáng sản là khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.

Đổi mới về bồi thường tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất - Bảo vệ tốt hơn quyền hợp pháp của người bị thu hồi đất

9-8-2024

Nhiều đổi mới căn bản trong quy định về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật Đất đai 2024 là cơ sở pháp lý quan trọng giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trên thực tiễn thời gian qua. Trong đó có nhiều quy định bảo vệ tốt hơn quyền hợp pháp của người dân, đặc biệt trong trường hợp người bị thu hồi đất, góp phần hạn chế và giải quyết tốt hơn khiếu kiện về đất đai. Về vấn đề này, bà Đỗ Thị Việt Hà - Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Bắc Giang cho rằng, quan hệ đất đai là quan hệ rất đặc biệt, luôn song song lợi ích của 3 bên, gồm: người sử dụng đất, doanh nghiệp và Nhà nước. Do đó, việc hài hòa, cân bằng lợi ích của các bên là yêu cầu cần thiết, rất khó nhưng phải làm. Quan điểm tiếp cận trong quản lý đất đai của Luật Đất đai 2024 có sự khác biệt căn bản so với trước, đó là chuyển từ sử dụng nhiều biện pháp hành chính mang tính áp đặt sang hướng sử dụng nhiều hơn các cơ chế thị trường để đảm bảo yếu tố về mặt lợi ích được điều tiết theo cơ chế thị trường. Do đó, nhóm điểm mới hết sức quan trọng đó là nhiều quy định bảo vệ tốt hơn quyền hợp pháp của người dân, như: quy định mở rộng quyền sử dụng đất với đối tượng là công dân Việt Nam, kể cả định cư, sinh sống ở nước ngoài; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; thủ tục hành chính, cấp giấy chứng nhận cho người dân, doanh nghiệp và đặc biệt là nhóm các quy định mới hướng đến việc bảo vệ cho người có đất bị thu hồi cũng như bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người dân.

Tham vấn Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật Lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam

12-8-2024

Ngày 12/8/2024, trong khuôn khổ dự án “Mạng lưới Dịch vụ Hệ sinh thái và Đa dạng sinh học Pha II” (BET-Net II), Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP-Việt Nam) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (ISPONRE) và Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng (RIFEE) tổ chức họp Tham vấn chuyên gia Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật Lập đề án chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam. Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng ISPONRE chủ trì. RIFEE là đơn vị tư vấn triển khai hoạt động “Xây dựng Hướng dẫn kỹ thuật lập Đề án Chi trả Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên cấp cơ sở cho hệ sinh thái biển và hệ sinh thái đất ngập nước tại Việt Nam, áp dụng thí điểm tại Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp”. Mục tiêu của nhiệm vụ là xác định được tên gọi, địa danh của HST tự nhiên cung ứng DVHST; Đánh giá được hiện trạng, đặc điểm của HST tự nhiên cung ứng DVHST; Xác định được các loại hình DVHST tự nhiên được cung ứng; Xác định được danh sách, cá nhân được hưởng lợi và phải chi trả cho các DVHST được cung ứng; Xác định được các biện pháp bảo tồn, duy trì và phát triển HST tự nhiên; Xác định được mức chi trả, hình thức chi trả cho các DVHST được cung ứng; Xây dựng được phương án sử dụng nguồn thu từ chi trả DVHST.

ISPONRE họp tham vấn với chuyên gia về xây dựng đề xuất dự án huy động nguồn lực trong lĩnh vực quản lý hóa chất và chất thải

14-8-2024

Ngày 13/8/2024, để lấy ý kiến các bên liên quan hoàn thiện đề xuất kỹ thuật, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) tổ chức cuộc họp tham vấn xây dựng đề xuất dự án huy động nguồn lực trong lĩnh vực quản lý hóa chất và chất thải. Cuộc họp do Phó Viện trưởng Nguyễn Trung Thắng chủ trì với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý hóa chất và chất thải. Cuộc họp được tổ chức với mục tiêu tăng cường hiểu biết về hiện trạng quản lý hóa chất và chất thải tại Việt Nam; làm thế nào để huy động tài trợ từ Quỹ Tín thác Chương trình đặc biệt của UNEP; đồng thời tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan trong việc hoàn thiện đề xuất dự án cho Việt Nam. Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm trong việc hợp tác với UNDP và UNEP để triển khai thực hiện Công ước Stockholm, Basel, Rotterdam, Minamata, SAICM. Để giải quyết vấn đề quản lý hợp lý hóa chất và chất thải nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, chuyển dịch kinh tế theo hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, kinh tế phát thải các-bon thấp là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu nhằm mục tiêu phát triển bền vững vì sức khỏe của người dân, môi trường thiên nhiên và Trái đất.

Hoàn thiện quy định pháp luật về thăm dò, đánh giá trữ lượng khoáng sản có ích đi kèm

20-8-2024

Các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản đã quy định về công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng, tài nguyên các loại khoáng sản, trong đó có khoáng sản có ích đi kèm trong diện tích thăm dò. Để hạn chế những bất cập trong công tác thăm dò, thẩm định, công nhận trữ lượng khoáng sản có ích đi kèm, cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung trong quy định của pháp luật về khoáng sản. Thực tế thăm dò cho thấy hầu hết các mỏ khoáng sản là mỏ khoáng sản tổng hợp (mỏ có từ 1 đến 2 khoáng sản, hoặc có một số thành phần đi kèm có thể thu hồi có hiệu quả). Thông thường khi lập đề án thăm dò đã xác định đối tượng khoáng sản chính và các khoáng sản có ích đi kèm như các mỏ chì - kẽm, mỏ thiếc - volfram gốc, mỏ volfram đa kim, mỏ đồng - niken, mỏ vàng, mỏ đất hiếm… và các báo cáo kết quả thăm dò đã tính được trữ lượng, tài nguyên các khoáng sản chính, khoáng sản và thành phần có ích đi kèm ở mỏ.

GreenEcard: Giải pháp công nghệ số hóa để bảo vệ môi trường

20-8-2024

Trong bối cảnh thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường, việc tìm kiếm các giải pháp bền vững và thân thiện với thiên nhiên đã trở thành một ưu tiên hàng đầu. GreenEcard - dịch vụ thẻ sinh thái số hóa nổi lên như một bước tiến quan trọng trong việc giảm thiểu rác thải nhựa, góp phần bảo vệ môi trường. Trước hết, phải nhấn mạnh rằng rác thải nhựa là một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất hiện nay. Theo các báo cáo và nghiên cứu gần đây, mỗi năm có khoảng 8 - 12 triệu tấn nhựa bị thải ra môi trường, gây hại không chỉ cho hệ sinh thái mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Nhựa khó phân hủy tự nhiên và khi chúng tích tụ trong đất, nước, và không khí, chúng có thể tồn tại hàng trăm năm mà không phân rã. Điều này gây ra các vấn đề về ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến các sinh vật biển và đất liền và thậm chí làm gián đoạn chuỗi thức ăn của con người. Trong bối cảnh đó, việc giảm thiểu sử dụng nhựa là một nhiệm vụ cấp bách. GreenEcard ra đời như một giải pháp công nghệ tiên tiến nhằm đối phó với vấn đề này. Với việc sử dụng GreenEcard, các loại thẻ nhựa truyền thống được thay thế bằng phiên bản số hóa, dễ dàng lưu trữ và quản lý trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động, máy tính bảng, hay máy tính cá nhân.

Kiểm kê khí nhà kính để tăng tốc giảm phát thải

27-8-2024

Chính phủ vừa ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật). Đây sẽ là căn cứ để các ngành, lĩnh vực phân bổ nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm phát thải và doanh nghiệp có thể tham gia thị trường các-bon trong thời gian tới. Theo Luật Bảo vệ Môi trường, định kỳ 2 năm một lần, Chính phủ sẽ cập nhật danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính. Danh mục đầu tiên được Chính phủ ban hành năm 2022 tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg gồm có 6 lĩnh vực và 1.912 cơ sở.Ngày 13/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật) tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg; bao gồm 6 lĩnh vực và 2.166 cơ sở, chiếm khoảng 30% tổng phát thải khí nhà kính quốc gia.So với Quyết định 01, danh mục mới đã loại ra 297 cơ sở do đã dừng hoạt động hoặc giảm quy mô, công suất hoạt động và cập nhật bổ sung 551 cơ sở mới có lượng phát thải khí nhà kính lớn nằm trong diện quản lý.

Chuyển đổi xanh Net zero, trung hòa các-bon, tín chỉ các-bon và kiểm kê khí nhà kính

27-8-2024

Nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam tại Hải Phòng nắm bắt được các quy định về kiểm kê cũng như trách nhiệm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK); có khả năng thực thi bước đầu các yêu cầu kỹ thuật mới theo luật pháp trong nước và quốc tế, ngày 15/8/2024, tại Hải Phòng, Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) - Ủy ban Tiêu chuẩn đo lường chất lượng quốc gia, Viện Chiến lược và công nghệ Logistics (VLIST), Hiệp hội Logistics Hải Phòng (HPLA), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hải Phòng (HPSME) và Tạp chí Môi trường phối hợp tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi xanh Net zero, trung hòa các-bon, tín chỉ các-bon và kiểm kê KNK”. Tại Hội thảo, các đại biểu được chia sẻ nhiều thông tin hữu ích về kinh nghiệm áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong kiểm kê KNK, trung hòa các-bon; các phương pháp trung hòa các-bon đã và đang được triển khai; những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp trong thực hiện kiểm kê KNK... Qua đó giúp các doanh nghiệp tại Hải Phòng hiểu được yêu cầu và thực tiễn về chuyển đổi xanh, Net zero, trung hòa các-bon, tín chỉ các-bon và kiểm kê KNK. Hội thảo cũng thảo luận sâu rộng các nội dung liên quan đến công nghệ quan trắc, giám sát và kiểm kê KNK, từ đó mang đến cái nhìn toàn diện về tình hình phát thải trong các ngành công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp và các lĩnh vực khác. Đồng thời, đề xuất cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển bền vững các ngành kinh tế chủ lực của địa phương, góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, hướng tới mục tiêu trung hòa các-bon, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật)

27-8-2024

Ngày 13/8/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính (cập nhật) tại Quyết định số 13/2024/QĐ-TTg. Thực hiện Luật BVMT năm 2020, Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 7/1/2022 của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, Bộ TN&MT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương xây dựng danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và được cập nhật 2 năm một lần. Thực hiện quy định nêu trên, Bộ TN&MT đã chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục lĩnh vực, cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính tại Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg. Theo đó, các lĩnh vực phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm: năng lượng, giao thông vận tải, xây dựng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất, chất thải. Các cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính gồm có 1.912 cơ sở, thuộc các ngành: công thương, giao thông vận tải, xây dựng, tài nguyên và môi trường.

Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon

10-9-2024

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Kế hoạch số 09/KH-BTNMT Triển khai thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 02 tháng 5 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định. Triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ; nâng cao nhận thức, vai trò của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Đóng góp do quốc gia tự quyết định Kế hoạch nhằm mục đích triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Chỉ thị số 13/CT-TTg, trong đó cụ thể hóa các nội dung, nhiệm vụ cho đơn vị có liên quan trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời nâng cao nhận thức, vai trò của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và toàn xã hội về việc thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam; về quản lý tín chỉ các-bon, phương thức tạo tín chỉ các-bon, phát triển thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới.

Châu Phi tăng cường hành động phối hợp: Biến khủng hoảng môi trường thành cơ hội phát triển

10-9-2024

Hội nghị Bộ trưởng châu Phi về Môi trường tuần này có thể là cơ hội cuối cùng để tất cả các bộ trưởng môi trường châu Phi tập trung và thống nhất các chính sách và hành động trước 3 hội nghị toàn cầu quan trọng về đa dạng sinh học, khí hậu và sa mạc hóa vào cuối năm nay. Tác động của ba cuộc khủng hoảng hành tinh gồm biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm đang làm tổn hại đến cảnh quan của châu Phi, làm cạn kiệt các đại dương và nguồn nước ngọt của châu lục này, đồng thời khiến tình trạng ô nhiễm không khí đô thị lên mức nguy hiểm. Một số tác động lan rộng của ba cuộc khủng hoảng hành tinh có thể là tác động tàn phá nhất: Châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do sa mạc hóa và suy thoái đất, với khoảng 45% diện tích đất bị ảnh hưởng. Riêng ở vùng Sừng châu Phi và Sahel, suy thoái đất đã gây ra tình trạng thiếu lương thực cho hơn 23 triệu người. Chỉ tính riêng tháng trước, hơn 700.000 người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Trung và Tây Phi, và hàng chục triệu người ở miền Nam châu Phi đang phải đối mặt với hạn hán.