TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hội thảo tham vấn về mô hình thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ

26-7-2024

Ngày 26/7/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (Viện CLCSTNMT) phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia tổ chức Hội thảo tham vấn về mô hình thu hồi phương tiện giao thông thải bỏ. Mục tiêu của Hội thảo là nhận được nhiều ý kiến góp ý hay, hiệu quả về cơ chế quản lý việc thải bỏ phương tiện giao thông tại Việt Nam, cũng như đối với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về thải bỏ phương tiện giao thông. Hội thảo do PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện CLCSTN&MT chủ trì. Đến dự Hội thảo còn có TS. Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Giám đốc Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường; đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), nhóm nghiên cứu Viện CLCSTN&MT. Ngoài ra, Hội thảo còn thu hút nhiều nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học từ các Viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan thông tấn, báo chí quan tâm. Hội thảo được tổ chức trong thời gian Quốc tang, vì vậy, trước khi Hội thảo bắt đầu, trong không khí trang nghiêm, thành kính, Ban tổ chức cũng như các đại biểu tham dự đã dành những phút tưởng niệm bày tỏ niềm tiếc thương về sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

24-7-2024

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 709/QĐ-TTg ngày 23/7/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 69-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Để thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện thắng lợi Kết luận số 69-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 01 tháng 11 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI. Yêu cầu đặt ra là xác định những nội dung, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, lộ trình thời gian và biện pháp thực hiện để các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương chủ động phối hợp; tổ chức triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả Kết luận số 69-KL/TW.

Xanh hóa ngành dệt may - Điều cần thiết để bảo vệ môi trường

24-7-2024

Nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chọn lựa đẩy nhanh tốc độ “xanh hoá” sản xuất dù còn nhiều khó khăn thách thức, bởi họ sớm nhìn ra được nhu cầu “sống xanh” và sử dụng các sản phẩm xanh của thị trường. Năm 2024, bên cạnh dự báo nền kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn còn khó khăn, ngành dệt may còn đối diện với hàng loạt thách thức khác từ áp dụng cơ chế EPR và CBAM cũng như chiến lược “thời trang bền vững” thay cho “thời trang nhanh”, chỉ thị tra soát chuỗi cung ứng của OECD của EU; luật thẩm định chuỗi cung ứng của Đức… Đặc biệt, vấn đề xanh hóa và phát triển bền vững là những tiêu chí cạnh tranh mà các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,... yêu cầu ở các nhà cung cấp, bên cạnh yếu tố về giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng. “Xanh hóa được xác định là yếu tố mang tính chiến lược với ngành dệt may Việt Nam, không doanh nghiệp nào có thể đứng ngoài cuộc”, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) trao đổi với báo giới.

Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đang đứng trước cơ hội, thách thức chưa từng có trong quá trình chuyển đổi số

22-7-2024

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc gia về kết quả nghiên cứu Đề tài phát triển bền vững nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nông dân trong bối cảnh chuyển đổi số quốc gia, đô thị hoá và thích ứng với biến đổi khí hậu (Đề tài KX.04/21-25) do Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức ngày 20/7.

TP.HCM: Chuẩn bị khởi công Nhà máy đốt rác phát điện 2.000 tấn/ngày

19-7-2024

Dự kiến ngày 20/7/2024, Sở TN&MT TP.HCM sẽ tổ chức khởi công xây dựng Nhà máy đốt rác phát điện Tâm Sinh Nghĩa (giai đoạn 1) có công suất 2.000 tấn/ngày tại Khu liên hợp xử lý chất thải Tây Bắc (huyện Củ Chi). Tại buổi họp báo cung cấp thông tin kinh tế - xã hội chiều 18/7, ông Tống Nhất Thành, phó Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TN&MT TP.HCM) đã cung cấp thông tin về tiến độ chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) trên địa bàn TP.HCM. Theo ông Tống Nhất Thành, trên địa bàn TP.HCM hiện đang có 5 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý CTRSH từ chôn lấp hợp vệ sinh, đốt rác không phát điện sang công nghệ đốt rác phát điện, tái chế. Cụ thể, gồm các dự án của Công ty Tâm Sinh Nghĩa, Công ty Vietstar, Công ty Tasco, Công ty Môi trường Đô thị TP.HCM, Công ty Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS).

Các nước xuất khẩu nông nghiệp lo ngại bản đồ phá rừng của EU không chính xác

18-7-2024

Úc và Brazil cảnh báo, Liên minh châu Âu (EU) đang sử dụng dữ liệu không chính xác để lập bản đồ về đất phá rừng nhằm thực hiện Quy định chống phá rừng (EUDR).

Sẽ thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp trong năm 2024

18-7-2024

Việc thí điểm xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp sẽ thực hiện tại một số tỉnh trong năm 2024. Việc xếp hạng môi trường kinh doanh cấp tỉnh đối với kinh tế tập thể, hợp tác xã nông nghiệp nhằm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp.

Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024

17-7-2024

Ngày 16/7/2024, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm và kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2024. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội nghị. Tham dự buổi sơ kết còn có sự góp mặt của lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ như Văn phòng Bộ, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Hợp tác Quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoa học và Công nghệ để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động 6 tháng đầu năm của Viện. Phát biểu tại Hội nghị, ông Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường (CLCS TN&MT) cho biết, với sự hỗ trợ của lãnh đạo Bộ cùng các đơn vị thuộc Bộ TN&MT, về cơ bản, việc thực hiện Chương trình công tác năm 2024 của Viện đã được thực hiện đồng bộ; công tác quản lý, điều hành chung thông suốt, hiệu quả; các nhiệm vụ cũng được hoàn thành đúng thời hạn báo cáo, đặc biệt trong việc xây dựng Chiến lược Quốc gia về Kinh tế tuần hoàn (KTTH), Đề án vị trí việc làm, Dự thảo và các đề tài khoa học liên quan,...

Nâng cao chuỗi giá trị cà phê để tăng giá trị xuất khẩu

15-7-2024

Những năm gần đây, mặc dù ngành hàng cà phê của nước ta có những bước phát triển nhanh chóng cả về diện tích và sản lượng, nhưng giá trị xuất khẩu vẫn còn thấp. Nguyên nhân chính là do là phê xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, sản xuất chủ yếu là giống cà phê Robusta có giá thấp, thiếu vốn đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê. Vì vậy, để để tăng giá trị xuất khẩu, ngành cà phê phải hình thành các chuỗi liên kết sản xuất – chế biến – thương mại sản phẩm cà phê, gắn liền với xây dựng và phát triển thương hiệu cà phê chất lượng cao. Đồng thời, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính cho cả doanh nghiệp và người nông dân để đầu tư tái canh và chế biến sâu cà phê chất lượng cao.

Rabobank dự báo ngành tôm sẽ tăng trưởng khiêm tốn vào năm 2024, nhưng thách thức thị trường toàn cầu cản trở nỗ lực phục hồi

15-7-2024

Mặc dù bối cảnh thị trường toàn cầu đầy biến động, Rabobank dự đoán ngành tôm nuôi sẽ có dấu hiệu phục hồi nhẹ trong năm 2024, đặc biệt là ở các thị trường trọng điểm như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

TÌNH HÌNH XUẤT - NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN THÁNG 6/2024

15-7-2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là 3 thị trường xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chiếm tỷ trọng 20,7%, tăng 20,8% so với cùng kỳ năm 2023; thị trường Trung Quốc chiếm 20,2%, tăng 9,5% và thị trường Nhật Bản chiếm 6,7%, tăng 5%.

BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG HỒ TIÊU THẾ GIỚI THÁNG 5/2024

15-7-2024

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu được dự báo giảm ở các nước sản xuất chính, trong khi nhu cầu vẫn đang phục hồi mạnh trở lại tại Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu sau khi sụt giảm vào năm 2023.