TIN TỨC-SỰ KIỆN

Kinh tế số: Doanh nghiệp cần thích nghi để tồn tại

Ngày đăng: 08 | 11 | 2018

Kinh tế số cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và hệ thống quản trị, buộc doanh nghiệp phải thích nghi nếu muốn tồn tại.

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra như vũ bão. Hàng loạt các công nghệ mới như blockchain, trí tuệ nhân tạo, robot... được ứng dụng ngày càng nhiều tạo nên nền kinh tế số.

Doanh nghiệp chưa sẵn sàng

Theo Phòng Thương mại Hoa Kỳ, nền kinh tế số hiện trị giá hơn 3.000 tỷ USD. Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và mọi quy mô đang gia tăng sự phụ thuộc vào nền tảng Internet an toàn, ổn định và đáng tin cậy, giúp họ thực hiện những hoạt động vận hành hàng ngày. Phần lớn các quốc gia tại châu Á đang làm việc để phát triển một nền kinh tế hiện đại, mang lại những công việc thu nhập cao cho người dân.

Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, đa số doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa sẵn sàng tham gia vào chuỗi giá trị mới của nền kinh tế số.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định, doanh nghiệp của Việt Nam có 98% là nhỏ và vừa. Doanh nghiệp nhỏ lại là rất nhỏ so với thế giới. Thậm chí, có xu hướng nhỏ đi so với cách đây 10 năm. Với quy mô như vậy, doanh nghiệp không có cách gì để đầu tư đổi mới khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để vượt lên được. Muốn đầu tư đổi mới khoa học công nghệ hay hệ thống quản trị đều phải có chi phí nhất định.

"Ngoài ra, hơn 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam đăng ký trong lĩnh vực thương mại, nhưng tương đối đơn giản. Nhiều cửa hàng bán buôn, bán lẻ mọc ra như nấm ở các nơi. Nếu doanh nghiệp làm chủ yếu trong lĩnh vực đó, công nghệ của họ là gì???", bà Phạm Chi Lan nêu ý kiến.

Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, muốn tồn tại và phát triển trong thời kinh tế số, doanh nghiệp phải thay đổi, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất và hệ thống quản trị. Tuy nhiên, đổi mới công nghệ phải chọn lĩnh vực chính để tập trung làm.

"Cứ dàn trải ra thì không thể đổi mới được. Ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng vậy. Nếu kinh doanh dàn trải thì không thể đổi mới được. Đây là một trong những lí do mà Chính phủ trong những năm gần đây ra sức thúc đẩy các doanh nghiệp nhà nước, kể cả các Tập đoàn kinh tế là tập trung vào những ngành cốt lõi. Nếu cốt lõi chưa mạnh thì không thể nói đến chuyện đi vào các ngành khác được", bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.

Bà Chi Lan cũng cho rằng, muốn tồn tại trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp phải quan tâm đến nghiên cứu và phát triển (R&D). Doanh nghiệp Việt tuy nhỏ nhưng có thể liên kết theo ngành, lĩnh vực để thực hiện R&D. Có như vậy mới mong nâng cao ứng dụng, đổi mới công nghệ trong sản xuất, quản trị.

"Một doanh nghiệp không làm được. 10 doanh nghiệp không làm được. 100 doanh nghiệp trong cùng một ngành hoàn toàn có thể cùng nhau bỏ tiền để cùng nhau nghiên cứu cải thiện chất lượng sản phẩm của mình ra sao. Lĩnh vực nào của Việt Nam cũng có hàng nghìn doanh nghiệp tham gia. Phải hiểu tầm quan trọng để có cách làm phù hợp, chứ không phải doanh nghiệp nào cũng làm R&D hết", bà Chi Lan khuyến nghị.

Đồng quan điểm, TS Dương Trọng Hải, Viện trưởng Viện KHCN Industry 4.0 cho rằng việc nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ nên bắt đầu từ cơ sở, từ nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cùng lĩnh vực tập hợp nhu cầu với nhau để tạo thành đơn đặt hàng lớn cho các viện, trường...

"Quan trọng nhất của R&D chính là xuất phát từ nhu cầu thực tế. Để tập hợp các nhu cầu thực tế cần các định chế trung gian như Sở Thông tin KHCN các địa phương, hội, hiệp hội chuyên ngành...Khi nhu cầu có các viện nghiên cứu, trường đại học của Việt Nam hiện nay đều có khả năng hỗ trợ. Từ đó, khoa học công nghệ mới có thể được ứng dụng vào giải quyết vấn đề trực tiếp của đời sống, sản xuất, kinh doanh", TS Dương Trọng Hải cho hay.

Trên thế giới hiện nay không chỉ có nhà máy lĩnh vực công nghiệp mà cả nhà máy lĩnh vực nông nghiệp, trồng trọt hoạt động hoàn toàn dựa vào robot và trí tuệ nhân tạo.

Dự báo đến năm 2025, sẽ có khoảng 75,44 tỷ thiết bị IoT được kết nối. Các doanh nghiệp hiện tập trung đầu tư vào công nghệ số để tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng. Doanh nghiệp Việt cũng buộc phải đổi mới sáng tạo, hướng tới năng lực sản xuất có chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh, kết nối các ngành kinh tế, hình thành chuỗi giá trị khu vực, tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Tháo gỡ rào cản để kinh tế tập thể, HTX phát triển

6-11-2018

Xác định rõ những vướng mắc, rào cản để tháo gỡ, tìm ra điển hình mới, động lực mới, hướng đi mới, tạo động lực cho loại hình kinh tế tập thể, HTX phát huy hiệu quả hơn nữa, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đặt ra yêu cầu với các bộ, ngành.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: 3 trục sản phẩm mang về 40 tỷ USD

7-11-2018

Một trong những thành quả ấn tượng nhất sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp là đã hình thành rõ nét 3 trục sản phẩm: Nhóm ngành hàng cấp quốc gia; nhóm sản phẩm địa phương và nhóm sản phẩm thuộc chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”.

Tích tụ đất nông nghiệp: Gian nan gõ cửa... từng hộ dân!

7-11-2018

Đàm phán với 2.000 hộ dân mới có được 180ha đất cho doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)! Thực tế này ở tỉnh Hà Nam cho thấy, tích tụ đất – một trong những điều kiện tiên quyết để có thể hiện đại hóa nông nghiệp vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn.

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

6-11-2018

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Tìm hướng xuất khẩu nông sản bền vững sang Trung Quốc

3-11-2018

Nhằm tăng cơ hội XK sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, Bộ NNN-PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Vào CPTPP: Cà phê, hồ tiêu, rau quả đang lợi thế lại biến thành yếu

5-11-2018

Sáng nay (5/11), tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan.

Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

30-10-2018

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo "Các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam".

Đàm phán với 2.000 hộ mới có 180ha đất cho doanh nghiệp

31-10-2018

Để có được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hà Nam phải thương thảo, đàm phán với hơn 2.000 hộ dân mới đủ. Đây cũng là thực trạng tại nhiều địa phương khiến quá trình tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn.

Tăng nguồn vốn chính sách ưu đãi cho vay giải quyết việc làm

18-10-2018

Đó là ý kiến của các đại biểu đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018. Hội nghị do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức ngày 11.10 vừa qua, tại Hà Nội.

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

18-10-2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.