TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng nguồn vốn chính sách ưu đãi cho vay giải quyết việc làm

Ngày đăng: 18 | 10 | 2018

Đó là ý kiến của các đại biểu đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018. Hội nghị do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức ngày 11.10 vừa qua, tại Hà Nội.

Tạo việc làm cho trên 535.000 lao động

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Doãn Mậu Diệp cho biết: Nhằm đẩy mạnh hỗ trợ việc làm cho người lao động, từ năm 1992, Quỹ quốc gia về giải quyết việc làm (nay là Quỹ quốc gia về việc làm) được thành lập theo Nghị quyết số 120/HĐBT để cho vay tín dụng ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, hộ gia đình.

Được vay vốn giải quyết việc làm, nhiều hộ nông dân đã đầu tư phát triển chăn nuôi. Ảnh: Thu Hà

Ông Nguyễn Văn Lý - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH cho biết: Tính đến ngày 30.9.2018, nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm đạt 14.560 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm là 4.497 tỷ đồng; nguồn vốn của địa phương ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay giải quyết việc làm là 6.285 tỷ đồng; nguồn vốn do Ngân hàng CSXH huy động để cho vay giải quyết việc làm là 3.778 tỷ đồng.

Riêng giai đoạn 2016 đến ngày 30.9.2018, doanh số cho vay giải quyết việc làm đạt 15.477 tỷ đồng, giúp hơn 535.000 lao động được tạo việc làm; doanh số cho vay xuất khẩu lao động đạt 746 tỷ đồng, giúp cho hơn 11.000 lao động được vay vốn đi xuất khẩu lao động.

Đánh giá tại hội nghị cho thấy, trong thời gian qua, Ngân hàng CSXH đã tích cực tổ chức triển khai thực hiện cho vay tạo việc làm và cho vay đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ Quỹ quốc gia về việc làm. Đồng thời, tổ chức tốt việc thu hồi nợ, thu lãi tại Ngân hàng CSXH nơi cho vay và tại các điểm giao dịch tại xã theo định kỳ hàng tháng đối với tất cả các đối tượng vay vốn.

Mới đáp ứng được 35% nhu cầu

Trình bày tham luận tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Vũ - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH tỉnh Bạc Liêu nêu ra 2 kiến nghị về tăng mức kinh phí hỗ trợ cho vay và mở rộng đối tượng cho vay do nhu cầu của nguồn vốn này rất lớn. “Nếu làm được như vậy, vấn đề việc làm ở các vùng nông thôn, nhất là vùng khó khăn sẽ được giải quyết hiệu quả triệt để” – ông Vũ nói.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đánh giá cao kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn tạo việc làm của Ngân hàng CSXH từ Quỹ quốc gia. Theo Thứ trưởng , bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động cho vay vốn tạo việc làm từ Quỹ quốc gia về việc làm cũng đang gặp những khó khăn như: Chất lượng việc làm tạo ra chưa cao, hoạt động cho vay chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, đối tượng cho vay là các cơ sở sản xuất, kinh doanh thấp.

“Nguồn vốn cho vay, mới chỉ đáp ứng 30-35% nhu cầu vốn tạo, duy trì và mở rộng việc làm. Thời gian tới, việc nâng cao hiệu quả và chất lượng tín dụng hỗ trợ của Nhà nước qua Ngân hàng CSXH cần được chú trọng. Trong đó tăng cường nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tăng cường nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác cho vay  qua Ngân hàng CSXH” – Thứ trưởng nhấn mạnh.

"Để chương trình trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn, Ngân hàng CSXH đề nghị Chính phủ hàng năm tăng cấp bổ sung ngân sách nhà nước, bổ sung nhiều nguồn lực của xã hội (trong nước và ngoài nước) cho Quỹ quốc gia về việc làm…”. - Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH

Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

18-10-2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Những bước chuyển

17-10-2018

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013 - 2018), sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Kéo theo đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng liên tục, năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD, dự kiến năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế.

Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0

17-9-2018

Ngày 17 tháng 9 năm 2018, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0” tại Hà Nội.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp

2-10-2018

Việt Nam có tiềm năng và đang nằm trong top đầu của một số ngành hàng xuất khẩu nông sản có giá trị, song công nghệ trong và sau thu hoạch vẫn còn những điểm yếu khiến tổn thất của các mặt hàng nông sản ở mức cao. Do đó, giảm tổn thất sau thu hoạch được xem là một trong những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong nông nghiệp hiện nay.

Hợp tác công - tư là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

12-9-2018

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, phương thức đầu tư công–tư là một trong các phương thức cốt lõi để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hội Nông dân Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao

10-9-2018

Chiều ngày 10/9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Thào Xuân Sùng và đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc do ông Huh Chang Son, Chủ tịch HĐQT Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc làm trưởng đoàn.

Việt Nam được ghi nhận đạt nhiều kết quả tốt trong PPP nông nghiệp

11-9-2018

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11-13/9 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0.”

Để không bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên công nghệ số

10-9-2018

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) do Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/9/2018. Đây là một trong những hội nghị lớn và quan trọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong khu vực, đồng thời là sự kiện đối ngoại lớn của nước ta trong năm 2018.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.