TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

Ngày đăng: 18 | 10 | 2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

6 người gửi rau, 1 người được chọn

Khái quát bức tranh chung của sản xuất và phân phối Việt Nam, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú - nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội, nêu một thực tế đáng lo ngại: Nông dân và một số doanh nghiệp sản xuất nông sản chưa sống khỏe một cách trọn vẹn trên mảnh đất trồng trọt của mình và nông sản nhiều lúc phải đi cửa sau mới vào được một số siêu thị.

Việc đưa nông sản vào siêu thị còn nhiều rào cản. Ảnh: T.L

Tại Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ 3, ý kiến này của ông Phú khiến nhiều người chú ý. Ông Phú cho biết: “Tôi là người mở siêu thị đầu tiên ở Hà Nội, khi đó hàng hóa chỉ cần 30 phút kiểm tra là vào được siêu thị, mức chiết khấu bình quân 12,8%. Trong khi hiện nay, tại nhiều hội nghị liên kết cung cầu, rất nhiều doanh nghiệp phản ánh những bất cập khi đưa hàng vào siêu thị. Nhiều siêu thị có doanh số lớn, có sức ép lớn có quyền quyết định; 6 người gửi rau vào chỉ có 1 người được chọn, mức chiết khấu lên đến 30%, trong đó cứng 20%, mềm 10%. Chưa kể, đến đòi tiền, có khi còn “kế toán đi vắng”. Đây là một hình thức chiếm dụng vốn” – ông Phú nói. Theo ông Phú, điều này là một báo động cho khâu phân phối. Nếu không cải thiện sẽ làm triệt tiêu nhuệ khí của nông sản Việt.

Theo thống kê, cả nước hiện có 9.000 chợ, 800 siêu thị, 130 trung tâm thương mại và khoảng 4.000 siêu thị mini, cửa hàng tự chọn. Thị trường Việt Nam với gần 100 triệu dân đang rất hấp dẫn các nhà đầu tư bán lẻ, đây là lý do nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của Thái Lan, Pháp đã vào cuộc.

Người tiêu dùng luôn khát khao có hệ thống phân phối phục vụ các sản phẩm có chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, tỷ lệ nông sản sạch vào các hệ thống thương mại hiện đại chỉ chiếm từ 7-10%, còn tới 80-90% hàng hóa nông sản được bán tự do ở các chợ, cửa hàng lẻ và hàng rong. Trong đó, có đủ các loại gồm cả sản phẩm đạt chất lượng và không đạt chất lượng.

Theo ông Phú, việc số lượng hàng nông sản sạch vào siêu thị còn khiêm tốn là do một phần yếu kém của khâu sản xuất, mặt khác còn do sự thiếu trách nhiệm, vì lợi nhuận mà chèn ép nhà cung ứng, đưa ra những mức chiết khấu cao, từ 25-30% và những chi phí bất hợp lý khác. Do đó, nhiều nhà cung ứng không chịu nổi, nên hàng nông sản sạch lại được bán ở thị trường là chính, lẫn lộn với hàng hóa không đạt tiêu chuẩn.

Trong một diễn đàn kinh tế đầu năm 2018, đại diện Vụ Quản lý thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, chiết khấu cứng vào BigC là 20%, chiết khấu mềm là 12%. “Chiết khấu cao, bất bình đẳng giữa nhà cung ứng hàng hóa và hệ thống siêu thị phức tạp đến mức Chính phủ phải ra chỉ thị về việc phải ngăn chặn sự lũng đoạn của khâu bán lẻ” – ông Phú nói.

Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chưa luật hóa trong khâu phân phối. Thái Lan quy định 70% lợi nhuận là của người trồng nhưng tại Việt Nam, nông dân vẫn là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi.

Luật hóa khâu phân phối

Trong giai đoạn khó khăn của các nhà cung ứng vẫn nổi lên một số điểm sáng, như hệ thống siêu thị Vinmart (Vingroup), trong giai đoạn 2016 – 2017, họ đã quyết định miễn chiết khấu 0% một năm gửi bán vào hệ thống của họ

Từ những điểm sáng như Vinmart, Qmart, theo ông Phú, những vật cản của dòng chảy thương mại hàng hóa nông sản cần phải được phá bỏ càng sớm càng tốt. Muốn khơi thông được dòng chảy này, cần tổ chức lại sản xuất lớn theo quy hoạch của từng địa phương và từng vùng có lợi thế cho sự phát triển các loại nông sản. Đi đôi với đó là mở rộng chính sách hạn điền, tạo điều kiện tốt, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm quản lý được chất lượng hàng hóa và hạ giá thành sản phẩm.

Xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và phân phối nhằm giảm chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nông sản. Hình thành hệ thống chợ đầu mối, sàn giao dịch nông sản dể đảm bảo mua bán được công khai, minh bạch, quản lý an toàn thực phẩm. Cần có biện pháp hỗ trợ dự trữ nông sản, bảo quản sau thu hoạch, đi đôi với việc phát triển nhanh hệ thống thương mại hiện đại, hạn chế, tiến tới chấm dứt những hình thức độc quyền của thương mại bán lẻ, cần quan tâm tới xây dựng, cải tạo và phát triển các chợ dân sinh, là nơi hiện nay vẫn tiêu thụ tới 80% hàng hóa nông sản. Cần đầu tư thỏa đáng cho việc hình thành những tập đoàn mạnh về sản xuất và phân phối, có đủ tiềm lực để phát triển sản xuất hàng hóa lớn và phát triển mạng lưới phân phối rộng khắp.

Nếu khơi thông được dòng chảy hàng hóa sẽ là một mũi tên trúng nhiều đích: Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt; đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại các kênh phân phối hiện đại; thúc đẩy nông dân sản xuất, người tiêu dùng được mua hàng hóa với chất lượng và giá cả hợp lý. Ngoài ra, các ngành chức năng, địa phương phải có sự điều tiết để bảo vệ nông dân.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Những bước chuyển

17-10-2018

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013 - 2018), sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Kéo theo đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng liên tục, năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD, dự kiến năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế.

Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0

17-9-2018

Ngày 17 tháng 9 năm 2018, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0” tại Hà Nội.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp

2-10-2018

Việt Nam có tiềm năng và đang nằm trong top đầu của một số ngành hàng xuất khẩu nông sản có giá trị, song công nghệ trong và sau thu hoạch vẫn còn những điểm yếu khiến tổn thất của các mặt hàng nông sản ở mức cao. Do đó, giảm tổn thất sau thu hoạch được xem là một trong những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong nông nghiệp hiện nay.

Hợp tác công - tư là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

12-9-2018

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, phương thức đầu tư công–tư là một trong các phương thức cốt lõi để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hội Nông dân Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao

10-9-2018

Chiều ngày 10/9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Thào Xuân Sùng và đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc do ông Huh Chang Son, Chủ tịch HĐQT Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc làm trưởng đoàn.

Việt Nam được ghi nhận đạt nhiều kết quả tốt trong PPP nông nghiệp

11-9-2018

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11-13/9 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0.”

Để không bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên công nghệ số

10-9-2018

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) do Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/9/2018. Đây là một trong những hội nghị lớn và quan trọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong khu vực, đồng thời là sự kiện đối ngoại lớn của nước ta trong năm 2018.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Gỡ khó cho nông sản Việt vào Trung Quốc

10-9-2018

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu nhiều loại nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này không còn "dễ tính".