TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gỡ khó cho nông sản Việt vào Trung Quốc

Ngày đăng: 10 | 09 | 2018

Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu nhiều loại nông sản của Việt Nam. Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này không còn "dễ tính".

Không còn là thị trường "dễ tính"

Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, năm 2016, tổng kim ngạch XK rau quả của Việt Nam đạt 2,5 tỷ USD thì kim ngạch XK sang Trung Quốc đạt 1,74 tỷ USD. Riêng trong năm 2017, trong 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng rau củ quả thì Trung Quốc chiếm đến 76% giá trị. Hiện Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu nhiều loại nông sản của Việt Nam.

Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Trung Quốc tại cửa khẩu Lào Cai

Thực tế cho thấy, Trung Quốc có nhu cầu nông sản cao trong khi hai nước Việt Nam - Trung Quốc có chung đường biên giới nên việc vận chuyển hàng hóa thuận lợi, đặc biệt phù hợp với các mặt hàng nông sản có đặc tính thời vụ.

Bên cạnh đó, ưu đãi thuế quan của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) cũng như các cam kết quốc tế khác của Trung Quốc đã và đang tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của Việt Nam thâm nhập, mở rộng thị phần tại thị trường này. “Đây là những cơ hội rất tốt cho các DN Việt Nam tiếp tục khai thác, mở rộng quy mô XK nông sản sang thị trường Trung Quốc” - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải nêu rõ.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu nông sản sang thị trường này còn bấp bênh. Xuất khẩu chủ yếu vẫn còn đi nhiều bằng đường tiểu ngạch nên không chú ý truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu. Nhiều trường hợp hàng hóa ứ đọng, giá giảm sâu, có khi bị đổ bỏ nơi cửa khẩu. Vấn đề minh bạch, uy tín trong hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. 

Bên cạnh đó, nông sản Việt Nam đang phải đối mặt với những quy định khắt khe về chất lượng, đồng thời gặp sự cạnh tranh của Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Campuchia... Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Nguyễn Thị Hà cho biết: Trung Quốc ngày càng yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, kiểm dịch thực vật. Điều này sẽ khiến nông sản Việt Nam chịu rào cản chất lượng cao hơn trước.

Giải bài toán chất lượng

Để khai thác tốt thị trường Trung Quốc, Tham tán Kinh tế và Thương mại Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Tp.Hồ Chí Minh Vĩ Tích Thành  nhìn nhận, với sự phát triển vũ bão của thương mại điện tử như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam nên hợp tác với các doanh nghiệp thương mại điện tử nổi tiếng của Trung Quốc để mở các cửa hàng trực tuyến và cung cấp nông sản cho các siêu thị mới.

“Các kênh lưu thông truyền thống có nhiều vướng mắc, thông tin thị trường không cập nhật đồng đều. Trong khi thương mại điện tử đang thu hẹp khoảng cách sản xuất và tiêu thụ, kết nối mở rộng tốt hơn thị trường tiêu dùng. Tuy vậy, để phát triển thương mại điện tử về nông sản đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống kho vận, đảm bảo chất lượng sản phẩm, vấn đề truy xuất nguồn gốc, nhân lực…”, ông Thành chia sẻ.

Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cũng cho rằng, để xuất khẩu ổn định ở thị trường Trung Quốc, đầu tiên là khâu sản xuất phải đáp ứng đúng tiêu chuẩn, yêu cầu, thị hiếu tiêu dùng của thị trường này; đồng thời, tập trung vào khâu đóng gói, chế biến để gia tăng giá trị cho nông sản Việt Nam.

Còn theo Hội trưởng Thương hội Xuất nhập khẩu hoa quả China - ASEAN Bằng Tường (Trung Quốc) Su De Mao cho biết: Hiện tỷ lệ hoa quả theo đường tiểu ngạch chỉ còn 20%, tuy nhiên XK nông sản của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc thường xuyên không ổn định. Nguyên nhân chính là do một số hoa quả Việt Nam XK sang trong khi Trung Quốc cũng đã trồng được như dưa hấu. Cho nên, để hạn chế tình trạng phải bán lỗ vốn, DN Việt Nam phải nắm được thông tin nhu cầu thị trường Trung Quốc. Bên cạnh đó, DN Việt Nam phải xây dựng những thương hiệu riêng, chất lượng đảm bảo để nâng cao sức cạnh tranh.

Đồng tình với ý kiến này, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) Trần Thanh Hải cũng cho rằng: Trong thời gian tới, để tăng kim ngạch XK nông sản sang thị trường Trung Quốc, bên cạnh việc tập trung vào những mặt hàng và thị trường truyền thống (Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam), Bộ Công Thương sẽ có kế hoạch đưa hàng nông, thủy sản thâm nhập các địa bàn tiềm năng (Tứ Xuyên, Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến).

Tuy nhiên, để giữ vững và mở rộng thị trường, đòi hỏi DN Việt Nam cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của Trung Quốc,. Đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi phương thức bảo quản cũng như tăng cường kiểm tra lấy mẫu các lô hàng nông sản XK. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng tại cửa khẩu cần tiếp tục cải tiến cách thức thông quan hàng nông, thủy sản của Việt Nam qua cửa khẩu một cách thuận tiện nhất, giảm giá thành, chi phí trong hoạt động kinh doanh thương mại hàng hóa qua biên giới.

Theo http://enternews.vn

NỘI DUNG KHÁC

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp

7-9-2018

Sau 10 năm (2008 - 2017), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, thu hút hơn 7.000 doanh nghiệp.

Tập trung phát triển 15.000 HTX hoạt động có hiệu quả

6-9-2018

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP... Và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thị trường bán lẻ: Hướng đi nào trong xu hướng hội nhập?

3-9-2018

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2018, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp. Song câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển và sánh vai được với các nước trong bối cảnh hội nhập?

Nông nghiệp thông minh: Đừng làm nửa vời

4-9-2018

Trừ một vài doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư, cách làm nông nghiệp thông minh như hiện nay đang phản ánh sự thiếu đồng bộ và liên kết.

XK nông sản vào Trung Quốc giảm: Thiệt đơn thiệt kép vì đi tiểu ngạch

31-8-2018

Với rất nhiều chính sách nhập khẩu mới như quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng thuế…, Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính. Vì vậy, muốn đi đường dài ở thị trường này, các doanh nghiệp cần hướng đến cách làm bài bản, thay vì chỉ xuất khẩu (XK) tiểu ngạch vốn đang gây thiệt hại cho cả Nhà nước và nông dân như hiện nay.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội nào cho nông sản Việt Nam?

29-8-2018

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo dài sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi không nhỏ đối với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, nhưng cũng không phải là không có những nguy cơ lớn.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

18-8-2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản: Doanh nghiệp cần "sức bật"

28-8-2018

Đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tại thị trường nước ngoài cần mức đầu tư từ hàng trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Tìm cơ hội 'cất cánh' cho nông sản Việt

28-8-2018

Trong khuôn khổ Tuần hàng và du lịch Việt Nam 2018, từ 22-26/8 tại thủ đô Bangkok,Thái Lan, đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành hàng tiêu dùng (cà phê, nước mắm, sữa, mỳ, kẹo); thủ công mỹ nghệ, giày dép…với các nhà nhập khẩu đến từ Tập đoàn Central Group, Thái Lan.

Không dễ hỗ trợ tích tụ đất đai

27-8-2018

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp là tỉnh sớm quan tâm đến vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (SXNN).

Giúp nông sản Việt có “giấy thông hành” vào thị trường EU

21-8-2018

Việc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế chính là chìa khóa để các mặt hàng nông sản, thực phẩm có được “giấy thông hành” vào thị trường EU – thị trường tiềm năng nhưng cũng có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng.

Tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập liên quan đến tích tụ đất đai

17-8-2018

Các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập, tồn tại về chính sách, pháp luật liên quan đến quá trình tích tụ, tập trung đất đai để thể chế hóa đầy đủ nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương qua quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.