TIN TỨC-SỰ KIỆN

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

Ngày đăng: 18 | 08 | 2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Ngày 18/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ dự Hội nghị triển khai Nghị  định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và Quyết định số 461/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp có hiệu quả đến năm 2020. Hội nghị do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, sau nhiều nỗ lực của các cấp, các ngành, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã đến nay đã thoát khỏi tình trạng yếu kém kéo dài, bắt đầu có bước phát triển khởi sắc, đóng góp vào GDP 5,6%. Với đà phát triển hiện nay, có thể đạt được mục tiêu của năm 2020 là có 15.000 hợp tác xã.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho rằng, Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đặt ra không chỉ vấn đề số lượng mà nhấn mạnh đến chất lượng, để có 15.000 hợp tác xã hoạt động có hiệu quả phải phấn đấu rất gian khổ. Theo đó, phải tiếp tục củng cố và gia tăng chất lượng 4.400 hợp tác xã đang hoạt động hiệu quả, trong đó có 1.500 hợp tác xã phải đi vào ứng dụng công nghệ cao. Các hợp tác xã nông nghiệp hoạt động yếu kém thì đến năm 2020 phải hoạt động có hiệu quả.

Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, trước đây kinh tế hộ đã có một thời kỳ “vàng son” và giúp cho nông nghiệp phát triển vượt bậc, nhưng bây giờ sức sống của kinh tế hộ cần có mô hình theo kiểu mới là mô hình kinh tế hợp tác, hợp tác xã kiểu mới. Bởi trong điều kiện thị trường mất cân xứng, triệu người bán, vạn người mua, nếu không liên kết, người nông dân sẽ chịu thiệt. 

Do vậy, “thành lập hợp tác xã là nhiệm vụ bắt buộc, là mệnh lệnh để thực hiện chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội, quyết định của Chính phủ, chủ thể vẫn là người nông dân, là đầu mối để đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất lớn, phát huy vai trò kinh tế hộ, tăng cường liên kết hợp tác xã với nông dân, các nhà khoa học”, Phó Thủ tướng nêu rõ. 

Lấy ví dụ từ phát triển hợp tác xã của Hà Giang và Trà Vinh, Phó Thủ tướng yêu cầu phải khắc phục chuyện buông lỏng, bởi kinh nghiệm ở đâu cấp ủy, chính quyền quan tâm thì ở đó có phong trào tốt. Cùng với đó, phải tránh chuyện hành chính cưỡng ép, tránh bệnh thành tích, khắc phục tình trạng đưa vào cho đủ chỉ tiêu phát triển hợp tác xã để xét công nhận nông thôn mới. “Vấn đề không phải là có hay không mà hoạt động hiệu quả thế nào, dứt khoát không để chạy theo bệnh hình thức, phải thực chất”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cũng đề cập đến việc hoàn thiện khung khổ pháp lý để tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác, mà nòng cốt là hợp tác xã; các địa phương xây dựng kế hoạch hành động, bổ sung các giải pháp lồng ghép nguồn lực, phân loại hợp tác xã để có phương hướng phù hợp.

Trong đánh giá hiệu quả, không tính đơn thuần hiệu quả của hợp tác xã mang lại mà sứ mạng của hợp tác xã trong nông nghiệp là gia tăng giá trị của hộ, thu nhập của hộ nông dân và làm tổng GDP, tổng xuất khẩu trong nông nghiệp tăng lên, đó là điểm khác với hợp tác xã kiểu cũ, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Về nguồn lực, Phó Thủ tướng cho rằng, ngoài vốn ngân sách, vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia, thì nguồn vốn tín dụng là rất quan trọng. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đề nghị Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành nghị định sửa đổi Nghị  định 55, tập trung vốn hơn nữa cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương đánh giá lại đất đai và tài sản trên đất của các hợp tác xã, tạo điều kiện để các hợp tác xã có đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng. 

Nhấn mạnh về vấn đề liên kết, Phó Thủ tướng lưu ý dù hình thức liên kết nào thì cuối cùng vẫn phải gắn với tiêu thụ cho nông dân, cần bám sát chương trình mỗi làng một sản phẩm, khắc phục tình trạng được mùa, mất giá. Bên cạnh việc phát triển hợp tác xã, cần chú ý đến mô hình tổ hợp tác, đây là nguồn để phát triển lên hợp tác xã, đảm bảo cho mục tiêu 15.000 hợp tác xã đến năm 2020.

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 6/2018, cả nước có 39 liên hiệp hợp tác xã và 12.596 hợp tác xã đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Qua phân loại hợp tác xã nông nghiệp năm 2017 cho thấy số hợp tác xã hoạt động tốt chiếm 12% (1.115 hợp tác xã), 34,3% hoạt động khá (3.178 hợp tác xã), 41,3% ở mức trung bình (3.830 hợp tác xã) và còn 12,4% hợp tác xã xếp loại yếu (1.143 hợp tác xã).

Theo Diễn đàn doanh nghiệp

NỘI DUNG KHÁC

Đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản: Doanh nghiệp cần "sức bật"

28-8-2018

Đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tại thị trường nước ngoài cần mức đầu tư từ hàng trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Tìm cơ hội 'cất cánh' cho nông sản Việt

28-8-2018

Trong khuôn khổ Tuần hàng và du lịch Việt Nam 2018, từ 22-26/8 tại thủ đô Bangkok,Thái Lan, đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành hàng tiêu dùng (cà phê, nước mắm, sữa, mỳ, kẹo); thủ công mỹ nghệ, giày dép…với các nhà nhập khẩu đến từ Tập đoàn Central Group, Thái Lan.

Không dễ hỗ trợ tích tụ đất đai

27-8-2018

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp là tỉnh sớm quan tâm đến vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (SXNN).

Giúp nông sản Việt có “giấy thông hành” vào thị trường EU

21-8-2018

Việc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế chính là chìa khóa để các mặt hàng nông sản, thực phẩm có được “giấy thông hành” vào thị trường EU – thị trường tiềm năng nhưng cũng có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng.

Tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập liên quan đến tích tụ đất đai

17-8-2018

Các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập, tồn tại về chính sách, pháp luật liên quan đến quá trình tích tụ, tập trung đất đai để thể chế hóa đầy đủ nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương qua quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

"Cửa" nào cho nông sản Việt vào EU?

17-8-2018

Có tiềm năng về sản lượng tuy nhiên chất lượng sản phẩm mới là yếu tố then chốt giúp nông sản Việt vững vàng bước vào châu Âu.

Phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp: Cơ chế đã sẵn, chỉ việc triển khai

17-8-2018

Việc phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp không chỉ giải quyết đầu ra cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, mà qua đó còn kéo DN đầu tư trở lại lĩnh vực nông nghiệp.

Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

15-8-2018

Xây dựng danh mục đầu tư như thế nào để hấp dẫn được nhà đầu tư và doanh nghiệp là “bài toán khó” đặt ra với các Sở Kế hoạch và đầu tư hiện nay.

“Giải mã” bước chuyển biến lớn về “tam nông”

14-8-2018

Thực tế triển khai đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết số 26 của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chiến lược “hút” FDI vào nông nghiệp 4.0

10-8-2018

Hơn 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập tồn tại.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được ưu tiên tối đa về vốn

6-8-2018

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp

6-8-2018

Tại lễ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 2/8, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đại diện các ban, bộ, ngành đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, một số chỉ tiêu khó có khả năng đạt được trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết.