TIN TỨC-SỰ KIỆN

Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

Ngày đăng: 15 | 08 | 2018

Xây dựng danh mục đầu tư như thế nào để hấp dẫn được nhà đầu tư và doanh nghiệp là “bài toán khó” đặt ra với các Sở Kế hoạch và đầu tư hiện nay.

Một trong những điểm mới của Nghị định 57/2018-NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã được Chính phủ thông qua ngày 17/4/2018 đó chính là quy định xây dựng danh mục đầu tư thay cho chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, các danh mục đầu tư này đang bị “ế”.

Khó xây dựng danh mục đầu tư đang được xem là "nút thắt" khiến nhà đầu tư, doanh nghiệp chưa mặn mà với hoạt động đầu tư vào nông nghiệp.

Nhìn chung, các Sở KH & ĐT cho rằng, rất khó để xây dựng danh mục đầu tư. Trong trường hợp có xây dựng được thì cũng không đúng với mong muốn, nguyện vọng đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, kể cả trong trường hợp xây dựng được danh mục đầu tư rồi, tuy nhiên không biết dùng nguồn vốn nào để hỗ trợ.

Cụ thể, tại Hội nghị triển khai chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đại diện Sở KH & ĐT Cao Bằng đã đưa ra 3 thắc mắc và đồng thời thừa nhận: “Thứ nhất, rất khó để xây dựng danh mục các dự án đầu tư. Ngoài ra, thông thường, việc xây dựng danh mục đầu tư là do cơ quan Nhà nước triển khai. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại không đầu tư theo danh mục đầu tư cơ quan nhà nước đã lập ra trước đó. Vì vậy, rõ ràng để thu hút được nhà đầu tư, doanh nghiệp vào các dự án nông nghiệp, các danh mục đầu tư này chắc chắn phải sửa đi, sửa lại nhiều lần. Sẽ rất khó để lập được danh mục đầu tư nếu như các Sở KH&ĐT không được hướng dẫn một cách chi tiết và cụ thể”.

Thứ hai, đại diện Sở KH&ĐT Cao Bằng cũng thắc mắc rẳng: “Việc lồng ghép các nguồn vốn ở đây có phân ra, vốn Trung ương, vốn địa phương để hỗ trợ. Tuy nhiên, phân loại dự án như thế nào để được hỗ trợ từ nguồn vốn địa phương và vốn Trung ương thì chưa có hướng dẫn.

Thứ ba, những nội dung hỗ trợ này chắc chắn không phải là dùng vốn đầu tư công hết mà có rất nhiều danh mục được hỗ trợ từ vốn chi thường xuyên và nguồn hỗ trợ phát triển kinh tế. Các Sở KH và ĐT cho rằng phân bổ nguồn hỗ trợ này như thế nào cho hợp lý? Cần có những định lượng hướng dẫn rõ ràng. Bởi, thông thường các Sở sẽ tham mưu dùng nguồn vốn đầu tư công.

Nhìn ở góc độ lạc quan hơn, đại diện một Sở KH và ĐT khác cho rằng, sẽ xây dựng được danh mục đầu tư, tuy nhiên để triển khai được danh mục đầu tư này câu hỏi vẫn quay trở về bài toán vốn ở đâu? Tiến độ đầu tư hàng năm như thế nào?

Giải đáp những khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư, các Sở KH &ĐT, ông Đinh Ngọc Minh, Phó Vụ trưởng Vụ kinh tế Nông nghiệp (Bộ KHĐT) cũng thừa nhận xây dựng danh mục đầu tư không bao giờ là dễ. Bởi đây là nội dung quy định mới. Tuy nhiên, chỉ cần sau một thời gian khi đã làm quen việc này sẽ đơn giản hơn.

Theo đó, việc xây dựng danh mục đầu tư sẽ làm giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Cụ thể, bình thường một dự án là một chủ trương đầu tư, phải cần 10 loại văn bản, giấy tờ, tuy nhiên nếu lập danh mục đầu tư cho 10 dự án thì chỉ cần 1 văn bản.

Mặc dù thừa nhận là khó khăn, song ông Minh cho rằng: “Khó nhưng không khó đến mức không làm được, danh mục này là dự kiến, tuy nhiên dự kiến dựa trên cơ sở trình tự thủ tục hướng dẫn và trong đó có lấy ý kiến của doanh nghiệp. Như vậy, danh mục đầu tư này gần như là của doanh nghiệp rồi. Ngoài ra, có thể điều chỉnh dần danh mục đầu tư theo hướng phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư”.

Được biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ ra kế hoạch hành động cho các tỉnh, hàng năm đều phải tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư vào địa phương mình. Theo đó, các danh mục đầu tư sẽ hoàn thiện hơn thông qua hoạt động này. Ngoài ra, cũng  sẽ có Ban chỉ đạo của Chính phủ về hoạt động này trong thời gian tới.

Theo enternews.vn

NỘI DUNG KHÁC

“Giải mã” bước chuyển biến lớn về “tam nông”

14-8-2018

Thực tế triển khai đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết số 26 của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Chiến lược “hút” FDI vào nông nghiệp 4.0

10-8-2018

Hơn 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập tồn tại.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được ưu tiên tối đa về vốn

6-8-2018

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp

6-8-2018

Tại lễ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 2/8, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đại diện các ban, bộ, ngành đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, một số chỉ tiêu khó có khả năng đạt được trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết.

Làm gì để FDI “đổ” vào nông nghiệp nhiều hơn?

6-8-2018

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng, nhất là bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng.

Cần xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn

4-8-2018

Một trong những hạn chế của chợ đầu mối là nguồn vốn đầu tư khá cao, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa... Vì vậy, việc xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn là cần thiết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hiện nay.

Gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-7-2018

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng trong buổi họp báo chuẩn bị Hội nghị toàn quốc thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 27/7 tại Hà Nội.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt hơn 22 tỷ USD

31-7-2018

Bộ NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

31-7-2018

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.

Bãi bỏ một loạt phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp

1-8-2018

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rà soát bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mở khóa thể chế để mở cánh cửa vào 4.0

11-6-2018

Thể chế được coi là ổ khóa lớn nhất đang giữ chân chúng ta bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá đuổi kịp các quốc gia phát triển.

Thay đổi tư duy sản xuất: Để không còn “nông nghiệp giải cứu”

1-6-2018

Nông nghiệp với những câu chuyện nhức nhối như “giải cứu nông sản”, “thẻ vàng”, sản xuất nông nghiệp bền vững,... trở thành điểm “nóng” của phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.