TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp

Ngày đăng: 06 | 08 | 2018

Tại lễ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 2/8, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đại diện các ban, bộ, ngành đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, một số chỉ tiêu khó có khả năng đạt được trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết.

Chính vì những lý do này, Bộ Nông nghiệp và PTNT kiến nghị Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X; nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” và “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030. Đồng thời, Bộ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai (đề xuất sửa Luật Đất đai) để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông dân, nông thôn; ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra (5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước).

Trong 5 năm (2013 - 2017), chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét; tạo sự thống nhất cao của toàn xã hội về tính tất yếu khách quan và yêu cầu cấp bách phải thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng.

Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới (Ảnh TL) 63 tỉnh/thành phố đều đã phê duyệt và triển khai Đề án hoặc Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp trên địa bàn. Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản (nhất là tôm nước lợ), rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng (tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ) đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD). Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh; tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đã đề ra và đạt mức cao. GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.

Nông dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới; thu nhập ngày càng tăng, đời sống vật chất và tinh thần không ngừng được nâng cao; dân chủ được phát huy theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng lợi”.

Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm), nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn.

Một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp (DN). Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp (gấp gần 2 lần năm 2008).

Đặc biệt, số lượng DN nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007 (chiếm 1,61% DN cả nước) lên 7.033 DN năm 2017 (tăng 2,93 lần) với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều DN đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường.

Về việc thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết Trung ương 7 khóa X, Bộ Nông nghiệp và PTNT nhận định, đến năm 2020 các chỉ tiêu đạt và có khả năng đạt là: Nâng cao thu nhập của dân cư nông thôn gấp trên 2,5 lần so với hiện nay (năm 2017 đạt khoảng 32 triệu đồng/người, tăng 3,49 lần so với năm 2008); Lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội (năm 2017 đã giảm còn 40,1% và đến tháng 6/2018 còn 38,6%); Số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50% (dự kiến sẽ đạt trên 50%)…

Tuy nhiên, có một số chỉ tiêu khó đạt như: Tốc độ tăng trưởng đạt 3,5 - 4%/năm (giai đoạn 2008 - 2017 mới đạt 2,66%/năm); tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo đạt trên 50% (đến hết năm 2016 mới đạt 34,14% và trung bình chỉ tăng 3,11%/năm).

Nguồn: congluan.vn

NỘI DUNG KHÁC

Làm gì để FDI “đổ” vào nông nghiệp nhiều hơn?

6-8-2018

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng, nhất là bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng.

Cần xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn

4-8-2018

Một trong những hạn chế của chợ đầu mối là nguồn vốn đầu tư khá cao, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa... Vì vậy, việc xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn là cần thiết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hiện nay.

Gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-7-2018

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng trong buổi họp báo chuẩn bị Hội nghị toàn quốc thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 27/7 tại Hà Nội.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt hơn 22 tỷ USD

31-7-2018

Bộ NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

31-7-2018

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.

Bãi bỏ một loạt phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp

1-8-2018

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rà soát bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mở khóa thể chế để mở cánh cửa vào 4.0

11-6-2018

Thể chế được coi là ổ khóa lớn nhất đang giữ chân chúng ta bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá đuổi kịp các quốc gia phát triển.

Thay đổi tư duy sản xuất: Để không còn “nông nghiệp giải cứu”

1-6-2018

Nông nghiệp với những câu chuyện nhức nhối như “giải cứu nông sản”, “thẻ vàng”, sản xuất nông nghiệp bền vững,... trở thành điểm “nóng” của phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.

Nông sản Việt mất dần lợi thế xuất khẩu khi thiếu thương hiệu

5-6-2018

Hàng nông sản Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất thô, không có thương hiệu thương mại nên không tạo sự khác biệt sẽ mất dần lợi thế xuất khẩu.

Nông nghiệp công nghệ cao – thị trường đầu tư “màu mỡ”

24-4-2018

Thị trường nông nghiệp công nghệ cao ngày càng trở nên hấp dẫn khi hàng loạt “đại gia” nhảy vào cuộc chơi này.

FDI vào nông nghiệp bao giờ hết “còi cọc”?

24-5-2018

Hợp tác đầu tư vào nông nghiệp đang trở thành xu hướng, tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn “còi cọc”.

Chính phủ “gỡ khó” cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1-6-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp công nghệ cao.