TIN TỨC-SỰ KIỆN

FDI vào nông nghiệp bao giờ hết “còi cọc”?

Ngày đăng: 24 | 05 | 2018

Hợp tác đầu tư vào nông nghiệp đang trở thành xu hướng, tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn “còi cọc”.

Cách đây không lâu, trong hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư giữa doanh nghiệp Việt Nam – Nga, ông Robert Kurilo - Trưởng Văn phòng đại diện Trung tâm Xuất khẩu Nga tại TP Hồ Chí Minh xác nhận: “Bên cạnh những lĩnh vực hợp tác truyền thống, nông nghiệp sẽ trở thành một trong những xu hướng hợp tác đầu tư mới giữa doanh nghiệp hai bên”.

Trong dự thảo lần 2 Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030, nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút FDI và nông nghiệp chính là một trong những giải pháp được xem là trọng tâm. (Doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư trồng rau xà lách tại xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: T.L)

Chưa vượt quá 2% tổng thu hút FDI

Bên cạnh nhà đầu tư Nga, các dòng vốn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Ba Lan, Hà Lan... đầu tư vào Việt Nam cũng có mong muốn tương tự. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài muốn hoàn thiện hơn chuỗi cung ứng nông nghiệp nhằm tận dụng ưu đãi thuế quan, chủ động đặt hàng các sản phẩm nông nghiệp và xuất khẩu quay lại thị trường của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, điều đáng nói là những dự án đã, đang và sẽ triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp so với các lĩnh vực khác hoặc so với tổng dòng vốn đầu tư FDI của Việt Nam vẫn còn rất “còi cọc”.

Nếu lãnh đạo địa phương có kế hoạch dành hẳn một quỹ đất nông nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quyết định đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn.”

Cụ thể, tỷ trọng đầu tư của dòng vốn FDI vào lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp còn thấp, chỉ chiếm khoảng 1,6% vốn đăng ký, trong đó số dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng rất nhỏ.

Đây cũng chính là một trong những điều “chưa được” của hoạt động thu hút FDI được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu tại báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết của Quốc hội về hoạt động chất vấn, trong đó có yêu cầu đánh giá toàn diện về thu hút đầu tư nước ngoài, mới đây.

Thực tế, những năm gần đây, hoạt động thu hút đầu tư vào nông nghiệp chưa khi nào vượt quá 2% trên tổng vốn đầu tư FDI. Cụ thể, tính đến tháng 4/2018, có 499 dự án đầu tư vào nông nghiệp, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 3,4 tỷ USD, xếp vị trí 10 trên tổng số ngành thu hút đầu tư FDI nhiều nhất. Trong khi đó, số dự án hoạt động kinh doanh bất động sản là 673 dự án, tuy nhiên số vốn đăng ký lên tới 51,3 tỷ USD. Như vậy, chỉ cần so sánh con số một cách đơn giản đã có thể thấy mức chênh lệch giữa giá trị các dự án và tổng giá trị đầu tư vào nông nghiệp chỉ bằng 6,6% của hoạt động kinh doanh bất động sản và bằng 1,6% tổng vốn thu hút FDI của toàn ngành.

Làm nền cho tăng trưởng đầu tư FDI thế hệ mới

Theo lý giải của Cục đầu tư nước ngoài, thu hút FDI vào nông nghiệp chỉ ở những dự án nhỏ lẻ, tập trung vào chế biến thủy sản, hoa quả tại một số địa phương. Chưa có “đại gia” ngoại nào nhảy vào lĩnh vực nông nghiệp bằng việc bỏ vốn trồng rau quả quy mô lớn tại Việt Nam theo hình thức đầu tư công nghệ cao, hữu cơ.

Đề xuất một trong những phương án có thể giúp doanh nghiệp FDI dễ dàng quyết định đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn, đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) đề nghị, nếu lãnh đạo địa phương quan tâm và có kế hoạch dành hẳn một quỹ đất nông nghiệp cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quyết định đầu tư vào ngành nông nghiệp hơn.

Trong dự thảo lần 2 Chiến lược thu hút FDI giai đoạn 2018-2030, nâng cao hiệu quả hoạt động thu hút FDI vào nông nghiệp chính là một trong những giải pháp trọng tâm. Theo đó, ngành nông nghiệp sẽ tập trung thu hút nhiều hơn các hoạt động đầu tư sử dụng công nghệ cao, kỹ năng và tối đa hoá giá trị gia tăng nhằm “lấp đầy” chỗ trống trong chuỗi cung ứng, tạo ra số lượng lớn việc làm, thu hẹp khoảng cách phát triển kinh tế giữa các tỉnh, thành và làm nền cho tăng trưởng đầu tư FDI thế hệ mới.

Theo enternews.vn

NỘI DUNG KHÁC

Chính phủ “gỡ khó” cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1-6-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp công nghệ cao.

Chuẩn hóa quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu

30-5-2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành trong triển khai áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia.

"Giải cứu nông sản": Tái cơ cấu ba nhóm sản phẩm đi đúng hướng

25-5-2018

“Tại sao có nhiều hội thảo, hội nghị bàn cách giải cứu nông sản, mà không bàn cách không giải cứu nông sản - đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài trong tiến trình cơ cấu ngành nông nghiệp”.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: “Liều thuốc” cho lúa gạo và cà phê

16-5-2018

Được triển khai từ năm 2015, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng vốn 301 triệu USD (tương đương 6.472 tỷ đồng), trong đó có 237 triệu USD là nguồn vốn vay ưu đãi do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tập trung vào hai ngành hàng nông sản chủ lực lúa gạo và cà phê. Đây được coi là “liều thuốc” tăng lực để tái cơ cấu 2 ngành hàng này.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: Liên kết chuỗi - “con át chủ bài”

15-5-2018

Để tái cơ cấu (TCC) nền nông nghiệp theo hướng hiện đại và phát triển bền vững, yêu cầu đặt ra cho các bộ, ngành là phải xây dựng được chuỗi liên kết, từ đó tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng, có sức cạnh tranh… Sau 5 năm, những kết quả đạt được rất khả quan.

Cần tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản Việt để tăng cơ hội xuất khẩu

12-5-2018

Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu nông sản, thực phẩm chính là ở chỗ rất ít coi trọng tiêu chuẩn chất lượng.

Những mô hình tích tụ ruộng đất hiệu quả

11-5-2018

Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về đất đai trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất,...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trực tiếp đi kết nối mở cửa thị trường Nhật

27-4-2018

Nhận lời mời của Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản Ngài Ken Saito, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 23 – 24/4/2018. Tham gia Đoàn công tác có đại diện của 7 tỉnh, thành phố và hơn 20 doanh nghiệp.

Liên kết chuỗi cần có sự bình đẳng

7-7-2017

Tham luận trong buổi hội thảo "Cho vay theo chuỗi giá trị: Chính sách và thực trạng áp dụng", do Oxfam tổ chức, TS. Trần Công Thắng, Viện chính sách và chiến lược PTNNNT tho biết: Cần có cái nhìn bình đẳng hơn giữa người nông dân và doanh nghiệp.

Tiêu chí xác định DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

28-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2020 có 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả

27-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (Đề án).

Biết vì người khác, sẽ chẳng ai quên mình

1-5-2018

Khi bắt tay xây dựng sự nghiệp, tôi không hề nghĩ đến lợi nhuận. Lại càng không bao giờ nghĩ rằng mình phải đạt được mục đích này mục đích nọ.