TIN TỨC-SỰ KIỆN

Liên kết chuỗi cần có sự bình đẳng

Ngày đăng: 07 | 07 | 2017

Tham luận trong buổi hội thảo "Cho vay theo chuỗi giá trị: Chính sách và thực trạng áp dụng", do Oxfam tổ chức, TS. Trần Công Thắng, Viện chính sách và chiến lược PTNNNT tho biết: Cần có cái nhìn bình đẳng hơn giữa người nông dân và doanh nghiệp.

Cần cái nhìn bình đẳng hơn với doanh nghiệp trong chuỗi liên kết

Chia sẻ trong buổi hội thảo, ông Thắng cho biết, có nhiều định nghĩa khác nhau về chuỗi giá trị, tuy nhiên, có một cách hiểu khá chung, đó là một hệ thống các hoạt động cần thiết để tạo ra một sản phẩm (hay dịch vụ) từ thiết kế đến sản phẩm cuối cùng phục vụ cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu khác nhau.

Tuy nhiên, cho đến hiện nay hộ liên kết có hợp đồng đầu ra với DN là rất ít: lúa (>10%), chè (10%), chăn nuôi (16% gia công, cổ phần). Cùng với đó liên kết giữa hộ nông dân cũng rất yếu. Tính đến cuối năm 2016 có 7.869 hợp tác xã đã đăng ký và tổ chức lại hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Nhưng chủ yếu hợp tác theo hoạt động cụ thể: chuyển giao kỹ thuật, áp dụng giống mới, dịch vụ thủy lợi mà rất ít tổ hợp tác có các hoạt động kinh doanh, nhất là sản xuất theo chuỗi (<10%).

Giải thích nguyên nhân cho vấn đề trên, ông Thắng cho rằng hiện nay còn có sự bất bình đẳng và hiểu sai về vai trò của doanh nghiệp với người nông dân.

Cam kết không chặt chẽ, không có trọng tài đang "tự do hoá" mối quan hệ giữa 2 bên. Và trong trường hợp này doanh nghiệp thường là người chịu thiệt, vì từ trước đến nay chỉ có nông dân kiện doanh nghiệp chứ không có doanh nghiệp kiện được nông dân bao giờ, ông Thắng nói.

Cùng với đó là những khó khăn cho doanh nghiệp như: vốn ít, đầu tư dàn trải, lĩnh vực có rủi ro cao; đến rập quán canh tác và thiếu chính sách thu hút thực sự doanh nghiệp trong liên kết với hộ nông dân.

Chia sẻ thêm về những câu chuyện thực tiễn, ông Thắng cho biết trước đây còn có hiện tượng thương lái vào thu mua nông sản cho người dân bị đuổi đánh vì có những định kiến nhất định với họ, cho rằng họ không làm gì cũng được hưởng lợi từ công sức lao động của bà con. Hay có doanh nghiệp về giúp đỡ người dân, đặt cả công hành xuất sang Nhật, nhưng đến ngày về thu mua thì người dân không đủ hàng cho một công để xuất bán. Vậy là doanh nghiệp dở khóc dở cười.

Theo đó, ông Thắng cho rằng, muốn phát triển chuỗi giá trị cần có sự ký kết thu mua trực tiếp giữa DN với các hộ sản xuất hoặc HTX; DN thuê đất của hộ sản uất và thuê lại nông dân làm sản xuất; DN biến hộ nông dân thành công nhân nông trường; trong chăn nuôi, bên cạnh liên kết qua HTX, tổ chăn nuôi an toàn, chăn nuôi gia công cũng rất mạnh.

Cùng với đó doanh nghiệp cần đóng vai trò đầu tàu, định hướng cho người nông dân; DN không chỉ chia sẻ lợi ích mà còn cần chia sẻ cả rủi ro với người nông dân; Chính quyền địa phương cần có vai trò kết nối trong chuỗi liên kết.

Cần có cơ chế xử phạt "đúng người đúng tội" với những người huỷ cam kết

Có cùng quan điểm với ông Thắng, tuy nhiên, theo ông Phạm Xuân Hoè, Viện Chiến lược ngân hàng, NHNN cho rằng chuỗi giá trị còn cần gắn với khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng, cần tìm được thị trường, ổn định thị trường, đến thời điểm dòng tiền quay trở lại sản xuất thì mới được coi là chuỗi giá trị khép kín.

Muốn vậy, DN và Hợp tác xã phải là nòng cốt của chuỗi giá trị. Theo ông Hoè, cần có sự thay đổi toàn bộ nhận thức của người nông dân, hiện nay còn manh mún, nhỏ lẽ. Muốn đàm phán được với doanh nghiệp, người nông dân phải tối thiểu 5ha đất nông nghiệp hoặc đến 120ha, như vậy cần sự liên kết. Và cũng như vậy các ngân hàng mới thiết kế được các sản phẩm cho nông nghiệp chứ không như bây giờ là chủ yếu cho vay chuỗi trong công nghiệp, xây dựng là chính.

Phân tích những khó khăn của cho vay theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp của Việt Nam hiện nay, ông Hoè cho rằng có vài vấn đề chính: 1 là cơ chế hợp tác, phân chia về lợi ích và chia sẻ rủi ro của người nông dân, các doanh nghiệp chủ chuỗi, các hợp tác xã, tổ hợp tác cũng như của các định chế tài chính tham gia trong chuỗi còn thiếu công khai, minh bạch.

Hai là việc quy hoạch vùng sản xuất, quy hoạch dự án nuôi trồng nông nghiệp để định hướng sản xuất phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp và quy hoạch mạng lưới thủy lợi để giảm ô nhiễm môi trường vẫn chưa được triển khai.

Ba là kết quả khảo sát cho thấy, cho vay chủ thể trong chuỗi (95,5%), dịch vụ thanh toán (85,5%), tiền gửi (75%), dịch vụ thẻ (55,5%), mua bán ngoại tệ (48,2%), tài trợ xuất nhập khẩu (47,3%), quản lý dòng tiền (44,6%) và thu hộ - chi hộ tiền mặt (32,7%); cho thuê tài chính: 10,9%; bao thanh toán: 17,3%, kết quả này là khiếm tốn, sản phẩm tài chính chưa đa dạng và đồng bộ.

Cuối cùng là chính sách đất đai, thời gian thuê đất, quy định về tích tụ ruộng đất, các thủ tục cấp giấy chứng nhận giao đất nông nghiệp cho chủ trang trại, hộ dân còn thực hiện với tỷ lệ thấp, các dự án lớn không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản trên đất.

Cùng với đó là sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong dịch vụ xác nhận giấy tờ, công nhận chuỗi còn hạn chế. Chưa có hành lang pháp lý đối với cơ chế dự phòng xử lý khi rủi ro xảy ra, đặc biệt là chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp.

Theo chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (QĐ 315/QĐ-TTg) áp dụng tại 20 tỉnh: số tiền bồi thường là 712,9 tỷ đồng, trong khi doanh thu phí bảo hiểm là 394 tỷ đồng. Trong đó, tổng số tiền bồi thường cho bảo hiểm thủy sản lên tới hơn 300% - chiếm tỷ lệ cao nhất.

Đưa ra các giải pháp, ông Hoè đề xuất cần có 1 Nghị định tổ chức lại sx nông nghiệp của Việt Nam theo chuỗi giá trị. Trên cơ sở đó Ngân hàng sẽ cụ thể hoá hơn trong cho vay chuỗi giá trị. Cùng với đó, cần xây dựng được quy trình để cho vay chuỗi giá trị; xây dựng được quy tắc thành viên trong chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp và HTX là nhân tố chính, trung tâm của chuỗi.

Tất cả các bên liên quan trong chuỗi giá trị đều cần thấy được quyền lợi, trách nhiệm và biện pháp xử phạt với mình khi phá bỏ cảm kết trong chuỗi. Cần có cơ chế hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình xử lý rủi ro.

Cuối cùng, ông Hoè nhận định, những người làm chính sách đối với nông nghiệp cũng cần phải thay đổi, đổi mới tư duy, "chúng là cần một cuộc cách mạng lần thứ 2 về thay đổi tư duy làm nông nghiệp nếu không chúng ta sẽ tự chết trên mảnh đất màu mỡ của mình".

Theo nhadautu.vn

 

NỘI DUNG KHÁC

Tiêu chí xác định DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

28-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2020 có 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả

27-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (Đề án).

Biết vì người khác, sẽ chẳng ai quên mình

1-5-2018

Khi bắt tay xây dựng sự nghiệp, tôi không hề nghĩ đến lợi nhuận. Lại càng không bao giờ nghĩ rằng mình phải đạt được mục đích này mục đích nọ.

Tri thức hóa nông dân mới là đích đến cuối cùng của nông thôn mới

1-5-2018

Xuất thân là một kiến trúc sư, ông Lê Minh Hoan từng làm Giám đốc Sở Xây dựng, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp. Hiện ông Lê Minh Hoan là UVTƯ Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Vốn không e ngại bày tỏ ý kiến, ông thường viết báo với bút danh… Xích Lô! Vì vậy, cuộc trò chuyện với ông cũng rất cởi mở và chân thành!

Có thể làm giàu từ nông nghiệp an toàn

30-4-2018

Các chuyên gia nông nghiệp cũng khẳng định: Làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm

19-4-2018

Tối 18/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những đổi mới trong an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững” với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB).

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

24-4-2018

Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.

Thảm họa phát triển sông Mekong đang diễn ra thế nào?

26-4-2018

Chiến lược lớn mà Trung Quốc dành cho sông Mekong sẽ tác động ra sao tới con sông và các nước hạ nguồn? Dòng sông Mekong từ lâu đã mang một màu sắc kỳ bí của những cuộc phiêu lưu, những chuyên gia về hoang dã, và các nhà khoa học luôn bị mê hoặc bởi dòng chảy và những thác nước của dòng sông này, cùng với những chú cá heo nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng, cá đuối khổng lồ và những con cá sấu Siamese. Sự đa dạng sinh học của dòng sông này chỉ đứng sau sông Amazon.

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

24-4-2018

Biến đổi khí hậu đang đe dọa quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam và chỉ hành động nhanh chóng mới có thể ngăn chặn những thiệt hại tồi tệ nhất. Kể từ khi bắt đầu những cải cách tự do hóa kinh tế vào thập niên 1980, Việt Nam đang dần cấu trúc lại nền kinh tế bị hủy hoại bởi cuộc chiến kéo dài tới gần 2 thập kỷ.

Việt Nam – thành viên ASEAN ít rủi ro nhất trong cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ?

21-4-2018

Việt Nam – thành viên ASEAN ít rủi ro nhất trong cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ?

Tập trung vào hoạt động thực chất, thấu hiểu tâm tư của nông dân

11-4-2018

Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) lần thứ 14 khóa VI diễn ra ngày 10.4 tại Hà Nội đã bầu bổ sung 8 đồng chí Ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thường vụ, bầu 1 nhân sự đảm nhận chức Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI, nhiệm kỳ 2013-2018. Hội nghị cũng thông qua đóng góp vào Dự thảo Đề cương báo cáo chính trị của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI nhiệm kỳ 2013-2018.

Các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp

10-4-2018

Theo Bộ NNPTNT, sau gần 05 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển phong trào hợp tác xã toàn quốc. Hiện nay cả nước có 11.668 HTX nông nghiệp; đến nay đã có 38% số HTX hoạt động có hiệu quả (con số này năm 2012 là 10%), doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.