TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

Ngày đăng: 24 | 04 | 2018

Biến đổi khí hậu đang đe dọa quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam và chỉ hành động nhanh chóng mới có thể ngăn chặn những thiệt hại tồi tệ nhất. Kể từ khi bắt đầu những cải cách tự do hóa kinh tế vào thập niên 1980, Việt Nam đang dần cấu trúc lại nền kinh tế bị hủy hoại bởi cuộc chiến kéo dài tới gần 2 thập kỷ.

Trong 30 năm qua, những cải cách thị trường trong công cuộc Đổi mới đã đưa Việt Nam vượt lên nhóm dẫn đầu của thương mại khu vực, đặt ra nền tảng cho công cuộc đại cải tổ nền kinh tế thông qua tăng cường các đối tác thương mại và hội nhập vào nền kinh tế chính trị toàn càu. Tuy nhiên, đối với một đất nước phụ thuộc nặng vào ngành nông nghiệp cho tăng trưởng kinh tế, biến đổi khí hậu đặt ra những đe dọa có thể làm tiêu hao những thập kỷ tiến bộ kinh tế bởi rủi ro nghiêm trọng liên quan đến an ninh nguồn nước, thực phẩm và năng lượng, và qua đó là sức mạnh nền tảng của Việt Nam.

Việt Nam chia sẻ trái ngọt của hệ thống sông Mekong với các nước láng giềng Trung Quốc, Myanmar, Lào và Campuchia. Mỗi nước đều có lợi ích cần bảo tồn tại Mekong do vai trò của dòng sông này đối với sản xuất nông nghiệp và các tuyến thương mại Đông Nam mà con sông này chuyên chở. Tuy nhiên, do đặc điểm địa lý trũng thấp ven biển, vùng đồng bằng sông Cửu Long được coi là một trong những vùng đồng bằng dễ chịu tổn thương nhất trên thế giới. Nhiệt độ trung bình dự báo tăng ít nhất 2 độ C đến cuối thế kỷ này, với những thay đổi lớn về lượng mưa sẽ đe dọa lũ lụt tại hơn 40% đồng bằng sông Cửu Long và 3% tại đồng bằng sông Hồng. Ngoài ĐBSCL, biến đổi khí hậu cũng được cho là sẽ làm thay đổi tần suất và mức độ nghiêm trọng của các hình thái thời tiết cực đoan, bao gồm hạn hán trên diện rộng, lượng mưa biến động thất thường và bão lớn.

Các tác động của biến đổi khí hậu đã hiện rõ tại Việt Nam. Từ năm 2015 – 2017, ĐBSCL trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng nhất, gây thiệt hại lớn cho trồng trọt. Đồng thời, xâm mặn tại các khu vực khác của Việt Nam vào các nguồn nước uống, tiếp tục đe dọa an ninh nguồn nước của Việt Nam. Nếu các xu hướng này tiếp diễn, sản xuất nông nghiệp tại châu Á dự báo sẽ giảm mạnh trong 30 năm tới, đẩu kh vực nào vào rủi ro an ninh lương thực.

Một kịch bản xem xét các hàm ý thương mại của biến đổi khí hậu đối với sản xuất lúa gạo tại Việt Nam đến năm 2030 cho thấy rằng Việt Nam sẽ đối mặt với một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực là hệ quả trực tiếp của mất an ninh nguồn nước và quá trình chuyển đổi nền kinh tế định hướng xuất khẩu sang nền kinh tế phục thuộc lớn vào tiêu dùng để tăng trưởng. Các dự báo tương tự cung cho thấy biến đổi khí hậu có thể kích hoạt những đợt tăng giá thực phẩm mạnh trên phạm vi quốc gia đi kèm với sự suy giảm nghiêm trọng kim ngạch xuất khẩu, có thể dẫn tới các quyết định cấm xuất khẩu tương tự như quyết định cấm xuất khẩu gạo tạm thừoi vào năm 2008. Điều này lại kéo theo làm tăng rủi ro bất ổn nguồn lực và bất ổn xã hội – có thể gây ra đợt biến động lớn trên toàn khu vực tương tự như cuộc khủng hoảng giá thực phẩm năm 2007 – 2008.

Các nhà phân tích tin rằng thiệt hại gây ra bởi biến đổi khí hậu cho ngành nông nghiệp sẽ dẫn đến sự suy yếu của các ngành khác, dẫn đến tình trạng mất việc làm trên diện rộng. Điều này cũng có thể châm ngòi cho di cư nông thôn ra thành thị trên diện rộng, qua đó gây áp lực căng thẳng lớn lên cơ sở hạ tầng vốn đã yếu kém và làm cạn kiệt các nguồn lực tại các thành phố công nghiệp, đông dân nhất của Việt Nam. Tình trạng này cũng có thể làm tăng di cư xuyên biên giới do các cá nhân tìm kiếm cơ hội kinh tế tốt hơn và ổn định việc làm tại các nước láng giềng. Điều này không thể đe dọa làm suy yếu sự ổn định của nền kinh tế đang phát triển Việt Nam, mà còn là những mối đe dọa gây ra hỗn loạn các luồng di cư trên khắp châu Á Thái Bình dương, sẽ tác động lên ổn định toàn khu vực.

Trong khi chính phủ Việt nam đã phác thảo hàng loạt chính sách để chống lại biến đổi khí hậu, Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm rằng những nhượng bộ kinh tế nhân danh giảm thiểu biến đổi khí hậu nên phần lớn là trách nhiệm của các nước phát triển. Tâm lý này càng được cổ xúy bởi niềm tin rằng duy trì nền nông nghiệp hiện đại – mà phần lớn dựa vào nhiên liệu hóa thạch cho đầu vào năng lượng, là phần không thể thiếu của tăng trưởng kinh tế Việt Nam và thương mại khu vực, với lợi ích quốc gia “được đầu tư ngày càng tăng trong sự phát triển liên tục của mô hình hiện đại hóa này”.

Trong khi những tác động của biến đổi khí hậu có vẻ đã tác động tiêu cực lên những thành tựu phát triển và tình hình kinh tế xã hội trong thời gian gần đây nhưng điều này lại không được chú ý nhiều. Để thỏa hiệp với khát vọng tăng trưởng kinh tế với thiệt hại môi trường có thể xảy ra, chính phủ phải chuyển dịch theo hướng tiếp cận tổng thể và toàn diện hơn để giảm thiểu rủi ro, giảm thiệt hại và xây dựng năng lực đối phó với biến đổi khí hậu.

Điều này yêu cầu một lối tư duy mới, cũng như sự chuyển đổi đa ngành, bao gồm nông nghiệp, năng lượng và ngành nước. CÁc chính sách kinh tế theo hướng tự do hóa thương mại, trong bối cảnh một cuộc khủng hoảng an ninh lương thực, sẽ cho phép Việt Nam có nguồn ngoại tệ cần thiết để nhập khẩu thực phẩm trên thị trường thê giới, sẽ là rất quan trọng để ngăn chặn một sự kiện nhân đạo khẩn cấp. Đồng thời, giống cây trồng kháng lại biến đổi khí hậu và các biện pháp sản xuất nông nghiệp ít thâm dụng năng lượng hơn, qua đó tăng cường năng lực thích ứng của Việt Nam và giảm thiểu rủi ro. Cuối cùng, đa dạng hóa nguồn năng lượng sẽ không chỉ làm giảm sự phụ thuộc vào các năng lượng hóa thạch, mà còn thu hút đầu tư nước ngoài cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế của một đất nước đang trải qua quá trình chuyển dịch sâu rộng tới một tương lai bền vững hơn.

Theo The Diplomat (gappingworld.com)

 

 

NỘI DUNG KHÁC

Việt Nam – thành viên ASEAN ít rủi ro nhất trong cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ?

21-4-2018

Việt Nam – thành viên ASEAN ít rủi ro nhất trong cuộc chiến thương mại Trung Quốc – Mỹ?

Tập trung vào hoạt động thực chất, thấu hiểu tâm tư của nông dân

11-4-2018

Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) lần thứ 14 khóa VI diễn ra ngày 10.4 tại Hà Nội đã bầu bổ sung 8 đồng chí Ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thường vụ, bầu 1 nhân sự đảm nhận chức Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI, nhiệm kỳ 2013-2018. Hội nghị cũng thông qua đóng góp vào Dự thảo Đề cương báo cáo chính trị của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI nhiệm kỳ 2013-2018.

Các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp

10-4-2018

Theo Bộ NNPTNT, sau gần 05 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển phong trào hợp tác xã toàn quốc. Hiện nay cả nước có 11.668 HTX nông nghiệp; đến nay đã có 38% số HTX hoạt động có hiệu quả (con số này năm 2012 là 10%), doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vì sao nông nghiệp thành thị đang thay đổi tương lai ngành nông nghiệp?

6-4-2018

Trái đất đang sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết nhưng hàng triệu người vẫn đang chết đói trên toàn cầu. Người đói ở khắp nơi – ở nông thôn, ở ngoại ô. Nhưng ngày một tăng, một trong những tiền tuyến trong cuộc chiến chống đói là tại các thành phố. Do dân số thành thị tăng lên, ngày càng nhiều người nhận thấy hoàn cảnh thiếu ăn của mình tại các khu vực “hạn chế tiếp cận các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích hoặc các nguồn thực phẩm lành mạnh và có giá cả phải chăng”, theo một báo cáo của USDA.

Gỡ khó những vấn đề “nóng” tại phiên đối thoại Thủ tướng và nông dân

10-4-2018

Lần đầu tiên, các thành viên Chính phủ đã trực tiếp sẵn sàng trả lời những câu hỏi của nông dân; đồng thời đưa ra những thể chế, chính sách mới giải quyết nhiều vấn đề "nóng" của nông dân như thị trường, vốn và đất đai, công nghệ, đầu vào cho nông nghiệp.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thấm thía “thẻ vàng” EU

9-4-2018

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết, việc Việt Nam bị EU phạt “thẻ vàng” khiến họ và ngư dân bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề. Phía Việt Nam cũng đang cố gắng nỗ lực để EU thu hồi thẻ và phát triển thủy sản bền vững trong thời gian tới.

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

9-4-2018

Trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản.

Nông nghiệp vươn lên trong thách thức từ FTA

10-4-2018

Năm 2018, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển mình từ mọi góc độ, đáng chú ý là sự khởi sắc của hoạt động xuất - nhập khẩu với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn.

Đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác xã nông nghiệp

5-4-2018

Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh nhưng số HTX hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động phải giải thể theo Luật HTX cũng rất cao. Điều đó cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác điều hành và phát triển nguồn nhân lực HTX nông nghiệp hiện nay.

Sẽ có 600 đại biểu dự buổi Thủ tướng đối thoại với nông dân

4-4-2018

Theo thông tin từ Ban Tổ chức hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân, ngày 9.4 tới hội nghị sẽ diễn ra tại tỉnh Hải Dương với 600 đại biểu tham dự, gồm: nông dân, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương, các cơ quan ban, ngành tỉnh Hải Dương; lãnh đạo 63 hội nông dân tỉnh, thành; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Ngày 9.4, lần đầu tiên Thủ tướng đối thoại với nông dân

4-4-2018

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc đối thoại với nông dân. Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra vào ngày 9.4 tại tỉnh Hải Dương. “Đây là dịp để nông dân đề xuất, kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm phát triển nhanh, bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn” - nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, Phó Ban tổ chức cuộc đối thoại khẳng định.

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Phấn khởi và kỳ vọng

5-4-2018

Trao đổi với Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt, nhiều đại biểu nông dân Việt Nam xuất sắc bày tỏ phấn khởi và mong chờ được tham dự hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân.