TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tập trung vào hoạt động thực chất, thấu hiểu tâm tư của nông dân

Ngày đăng: 11 | 04 | 2018

Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) lần thứ 14 khóa VI diễn ra ngày 10.4 tại Hà Nội đã bầu bổ sung 8 đồng chí Ủy viên BCH, Ủy viên Ban Thường vụ, bầu 1 nhân sự đảm nhận chức Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI, nhiệm kỳ 2013-2018. Hội nghị cũng thông qua đóng góp vào Dự thảo Đề cương báo cáo chính trị của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI nhiệm kỳ 2013-2018.

Tránh quan liêu, phải đi vào thực chất

Tại hội nghị, ông Lều Vũ Điều - Phó Chủ tịch Thường trực BCH T.Ư Hội NDVN đã trình bày Dự thảo Đề cương báo cáo chính trị của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII.

Các đại biểu bỏ phiếu bầu Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam khóa VI, nhiệm kỳ 2013 - 2018. Ảnh: Trần Quang

Theo ông Điều, kỳ họp BCH T.Ư Hội lần thứ 12 đã biểu quyết và thông qua bố cục, đề cương báo cáo. Đề cương báo cáo cũng đã được gửi tới các tỉnh, thành Hội để tham khảo và có thêm căn cứ xây dựng báo cáo chính trị của BCH Hội ND cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều địa phương băn khoăn về bố cục báo cáo thay đổi so với nghị quyết của đại hội đề ra, dẫn tới khó khăn trong xây dựng báo cáo, và khó giải trình với cấp ủy khi duyệt báo cáo chính trị của đại hội.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Thào Xuân Sùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN cho rằng, báo cáo phải đi sâu vào thực chất, những mục tiêu rõ ràng và cụ thể chứ không chỉ nói chung chung. Chủ tịch Thào Xuân Sùng lấy ví dụ: “Khi thăm mô hình nông dân sản xuất giỏi ở địa phương, các đơn vị cơ sở chỉ cho đứng trên bờ, ngắm cá, ngắm vịt bơi lội dưới ao. Mô hình rất đẹp, rất hay. Nhưng khi tôi đi vào trong tận chuồng nuôi, mới thấy được những vấn đề còn tồn tại như vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải. Chủ trang trại thấy mình sâu sát như vậy mới chủ động đưa ra những vướng mắc của mình, đề đạt tới cấp trên. Đối với công tác hội cũng vậy, phải đi sâu đi sát mới thấu hiểu được hoàn cảnh, tâm tư của nông dân. Từ đó mới đề xuất, tham mưu được các chính sách để gỡ khó cho nông dân”.

Thể hiện tiếng nói của nông dân

Các đại biểu tham dự sau khi nghiên cứu báo cáo của BCH T.Ư Hội NDVN đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý. Đại diện cho doanh nghiệp, ông Lê Quốc Phong – Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền cho rằng, hoạt động của Hội NDVN trong giai đoạn tới cần nhấn mạnh vào sự liên kết giữa doanh nghiệp - nông dân - cơ quan nhà nước. Trước đây đã có nhiều nghị quyết được triển khai nhưng hiệu quả vẫn chưa được như mong muốn.

Ủy viên T.Ư Đảng, Bí Thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH T.Ư Hội ND Việt Nam Thào Xuân Sùng phát biểu tại hội nghị. Ảnh: T.Q

“Hoạt động hội cần có thêm nhiều tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của người nông dân. Đặc biệt là việc người nông dân bị ảnh hưởng trước những chính sách của các cơ quan, bộ ngành khác. Đơn cử như Bộ Công Thương vừa qua đã áp thuế tự vệ đối với phân bón, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của người nông dân. Với mỗi tấn phân, nông dân phải gánh thêm 2 triệu đồng. Hoặc việc không đánh thuế đối với phân bón dẫn đến không được khấu trừ giảm thuế, làm giá phân bón cao cũng ảnh hưởng trực tiếp tới người nông dân. Do vậy thời gian tới rất cần có những tiếng nói để hỗ trợ bà con” – ông Phong cho hay.

Ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng Ban kinh tế T.Ư Hội NDVN cho rằng qua thực tế nông nghiệp nông thôn hiện nay, tư tưởng, khát vọng của người nông dân rất cao. Họ cũng đã chủ động đề đạt, trao đổi ý kiến, nguyện vọng tới các cơ quan cấp trên. Trong thời gian tới, hoạt động hội cần tiếp tục đổi mới, để đáp ứng kỳ vọng của nông dân.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp của các đại biểu, kết luận hội nghị, Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh trong thời gian tới cần tập trung triển khai Chỉ thị 08 của Ban Bí thư về lãnh đạo Hội ND các cấp với 3 nội dung chính là tuyên truyền chủ đề của đại hội và vận dụng sáng tạo ở từng địa phương. Có địa phương nông nghiệp là chủ yếu, nhưng có địa phương công nghiệp là chủ yếu nên phải có sự linh hoạt. Lựa chọn, xây dựng BCH, Ban thường trực Hội ND các cấp đảm bảo tiêu chuẩn, tiêu chí theo Quyết định 79 – 80 của Bộ Chính trị, đảm bảo đủ cơ cấu về tuổi, giới tính, dân tộc thiểu số, nhà khoa học, người trẻ tuổi…; tập trung cao cho báo cáo chính trị, bám sát sự lãnh đạo của Ban thường vụ, BCH; Xây dựng một trong những đề án quan trọng là xây dựng bộ máy bên trong của Hội ND các cấp; tập trung triển khai Quyết định 347 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phối hợp giữa Chính phủ, Hội NDVN, Hội LHPN Việt Nam về  tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020.

Hội nghị đã thông qua Dự thảo Đề cương báo cáo chính trị của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI trình Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN. Tiêu đề của báo cáo sẽ được thay đổi là “Xây dựng Hội ND và giai cấp nông dân Việt Nam vững mạnh; thực hiện có hiệu quả vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Chủ đề của đại hội sẽ là “Dân chủ - Đoàn kết - Đổi mới - Hội nhập - Phát triển”.

Theo Nông thôn ngày nay

 

NỘI DUNG KHÁC

Các giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp

10-4-2018

Theo Bộ NNPTNT, sau gần 05 năm triển khai Luật Hợp tác xã năm 2012, khu vực kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã bước đầu thể hiện chuyển biến về chất lượng, hiệu quả, chứng tỏ ngày càng rõ nét hơn vai trò quan trọng và có ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đã có những tín hiệu mới trong công cuộc phát triển phong trào hợp tác xã toàn quốc. Hiện nay cả nước có 11.668 HTX nông nghiệp; đến nay đã có 38% số HTX hoạt động có hiệu quả (con số này năm 2012 là 10%), doanh thu và thu nhập của người lao động trong HTX được cải thiện, tác động tích cực đến kinh tế hộ thành viên, đóng góp cho tăng trưởng GDP của cả nước, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Vì sao nông nghiệp thành thị đang thay đổi tương lai ngành nông nghiệp?

6-4-2018

Trái đất đang sản xuất ra nhiều thực phẩm hơn bao giờ hết nhưng hàng triệu người vẫn đang chết đói trên toàn cầu. Người đói ở khắp nơi – ở nông thôn, ở ngoại ô. Nhưng ngày một tăng, một trong những tiền tuyến trong cuộc chiến chống đói là tại các thành phố. Do dân số thành thị tăng lên, ngày càng nhiều người nhận thấy hoàn cảnh thiếu ăn của mình tại các khu vực “hạn chế tiếp cận các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng tiện ích hoặc các nguồn thực phẩm lành mạnh và có giá cả phải chăng”, theo một báo cáo của USDA.

Gỡ khó những vấn đề “nóng” tại phiên đối thoại Thủ tướng và nông dân

10-4-2018

Lần đầu tiên, các thành viên Chính phủ đã trực tiếp sẵn sàng trả lời những câu hỏi của nông dân; đồng thời đưa ra những thể chế, chính sách mới giải quyết nhiều vấn đề "nóng" của nông dân như thị trường, vốn và đất đai, công nghệ, đầu vào cho nông nghiệp.

Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thấm thía “thẻ vàng” EU

9-4-2018

Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cho biết, việc Việt Nam bị EU phạt “thẻ vàng” khiến họ và ngư dân bị tổn thất, ảnh hưởng nặng nề. Phía Việt Nam cũng đang cố gắng nỗ lực để EU thu hồi thẻ và phát triển thủy sản bền vững trong thời gian tới.

Chỉ dẫn địa lý cho nông sản: Làm đã khó, duy trì càng khó hơn

9-4-2018

Trong cạnh tranh thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm hiện nay, chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa sống còn đối với nông sản.

Nông nghiệp vươn lên trong thách thức từ FTA

10-4-2018

Năm 2018, kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ chuyển mình từ mọi góc độ, đáng chú ý là sự khởi sắc của hoạt động xuất - nhập khẩu với việc nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực hoặc tiếp tục được triển khai trên phạm vi rộng hơn.

Đầu tư nguồn nhân lực chất lượng cao cho hợp tác xã nông nghiệp

5-4-2018

Số lượng HTX thành lập mới tăng mạnh nhưng số HTX hoạt động kém hiệu quả và ngừng hoạt động phải giải thể theo Luật HTX cũng rất cao. Điều đó cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác điều hành và phát triển nguồn nhân lực HTX nông nghiệp hiện nay.

Sẽ có 600 đại biểu dự buổi Thủ tướng đối thoại với nông dân

4-4-2018

Theo thông tin từ Ban Tổ chức hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân, ngày 9.4 tới hội nghị sẽ diễn ra tại tỉnh Hải Dương với 600 đại biểu tham dự, gồm: nông dân, lãnh đạo các Bộ, ban, ngành của Trung ương, các cơ quan ban, ngành tỉnh Hải Dương; lãnh đạo 63 hội nông dân tỉnh, thành; các chuyên gia, nhà khoa học; đại diện các doanh nghiệp; phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.

Ngày 9.4, lần đầu tiên Thủ tướng đối thoại với nông dân

4-4-2018

Lần đầu tiên, Thủ tướng Chính phủ sẽ có cuộc đối thoại với nông dân. Cuộc đối thoại dự kiến diễn ra vào ngày 9.4 tại tỉnh Hải Dương. “Đây là dịp để nông dân đề xuất, kiến nghị trực tiếp với người đứng đầu Chính phủ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm phát triển nhanh, bền vững lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn” - nhà báo Lưu Quang Định, Tổng Biên tập Báo NTNN/Dân Việt, Phó Ban tổ chức cuộc đối thoại khẳng định.

Hội nghị Thủ tướng đối thoại với nông dân: Phấn khởi và kỳ vọng

5-4-2018

Trao đổi với Báo Nông Thôn Ngày Nay/Dân Việt, nhiều đại biểu nông dân Việt Nam xuất sắc bày tỏ phấn khởi và mong chờ được tham dự hội nghị đối thoại giữa Thủ tướng với nông dân.

Con đường phát triển nông nghiệp bền vững - Bài 2: Chưa đạt hiệu quả như mong muốn

4-4-2018

Phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng đi đã rõ, nhưng những năm qua, quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở đây vẫn còn nhiều bất cập, chưa tạo động lực mạnh mẽ để nhân rộng các mô hình phát triển nông nghiệp giá trị cao và bền vững.

Con đường phát triển nông nghiệp bền vững - Bài 1: Đang ở “bước chuyển đổi lịch sử”

30-3-2018

Qua tìm hiểu thực tế tại Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, một vấn đề lớn cần phải tập trung giải quyết để phát triển ngành nông nghiệp bền vững. Đó chính là tổ chức sản xuất phải được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa để đẩy doanh nghiệp, hợp tác xã hình thành liên kết chặt chẽ trong tất cả các ngành hàng, các khâu sản xuất đến lưu thông trong mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu vùng và toàn vùng.