TIN TỨC-SỰ KIỆN

Cần tiêu chuẩn hóa chất lượng nông sản Việt để tăng cơ hội xuất khẩu

Ngày đăng: 12 | 05 | 2018

Điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu nông sản, thực phẩm chính là ở chỗ rất ít coi trọng tiêu chuẩn chất lượng.

Nhiều chuyên gia cho rằng, điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia xuất khẩu nông sản, thực phẩm chính là ở chỗ rất ít coi trọng và chưa thực hành nhiều về tiêu chuẩn chất lượng, chưa biết cách nâng cao giá trị của thương hiệu và giá trị gia tăng từ nguyên liệu là tài nguyên bản địa, chưa có sự hỗ trợ của khoa học công nghệ.

Trong khi đó, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất - nhập khẩu luôn được các thị trường thế giới quy định, coi đó chính là “luật chơi” phổ quát với những quy định chung. Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng của mỗi sản phẩm, chính là những yếu tố căn cơ cho quá trình thúc đẩy nông sản, thực phẩm an toàn của Việt Nam ra với thị trường thế giới. 

Kênh xuất khẩu qua hệ thống siêu thị nước ngoài

Ông Nguyễn Thái Dũng, Phó Tổng Giám đốc Big C Thăng Long cho biết, hệ thống siêu thị Big C không chỉ phân phối hơn 90% sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại hệ thống ở thị trường nội địa, Big C còn tham gia xuất khẩu nhiều sản phẩm nông sản Việt Nam tại hệ thống Big C ở nước ngoài.

Tuy nhiên, để có thể nâng cao giá trị hàng hóa xuất khẩu thông qua các kênh phân phối hiện đại, doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt coi trọng chất lượng gắn với mẫu mã, bao bì sản phẩm…

Đại diện cơ quan quản lý nhà nước, bà Vũ Thị Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho rằng, cơ hội của ngành thực phẩm Việt Nam vào thị trường thế giới rất lớn. Năm 2017, Việt Nam đã xuất được 66 triệu USD hàng hóa sang hệ thống của Centre Group của Thái Lan; Aeon cũng đã xuất khẩu trực tiếp được 200 triệu USD hàng Việt Nam sang chuỗi siêu thị của hãng này.

“Bản thân các hệ thống siêu thị nước ngoài đã kết hợp với Bộ Công Thương tổ chức những khóa đào tạo, tập huấn kĩ năng chi tiết về các tiêu chí, tiêu chuẩn cùng các phương thức bán hàng vào hệ thống của họ tại Việt Nam cũng như xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống phân phối của họ tại nước ngoài”, bà Nga cho biết.

Cũng theo bà Nga, để thúc đẩy hơn nữa việc đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống các siêu thị nước ngoài, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm và nông sản an toàn, Bộ Công Thương đã và đang thực hiện nhiều chương trình kết nối cung cầu, marketing giới thiệu hàng hóa để đưa đến cho các nhà sản xuất cũng như các nhà nhập khẩu biết được nhu cầu của các hệ thống phân phối; các chính sách pháp luật cần quan tâm.

“Để đẩy mạnh việc thông tin, giới thiệu các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn của Việt Nam ra thị trường nước ngoài, Bộ Công Thương vẫn duy trì phổ biến các cẩm nang sản phẩm cho các cơ quan thương vụ của Việt Nam tại nước ngoài để quảng bá, đồng thời phổ biến đến các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu nâng cao chất lượng hàng hóa nông sản, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như quá trình hội nhập kinh tế tốt nhất”, bà Nga cho biết.

Thêm công cụ quản lý được chất lượng

Theo ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ KH&CN, gần đây qua theo dõi việc xuất khẩu hàng hóa nông sản và thực phẩm an toàn nhận thấy liên tiếp thời gian qua có tồn tại việc “giải cứu” hàng hóa nông sản và chăn nuôi.

Thực tế nông sản và thực phẩm an toàn của Việt Nam vẫn xuất khẩu chủ yếu vào thị trường Trung Quốc (chiếm khoảng 77%), trong khi đối với các thị trường xuất khẩu khác lại vẫn có phản ánh tình trạng nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về vì dư lượng thuốc kháng sinh, tạp chất…

Chính vì thế theo ông Tạc, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Công Thương, Bộ KH&CN bắt buộc phải có một công cụ quản lý được chất lượng các sản phẩm nông sản và thực phẩm an toàn tại thị trường trong nước cũng như tại thị trường nước ngoài, đây là điều bắt buộc, nếu không sẽ gây thiệt hại và mất uy tín rất lớn đối với các sản phẩm này trong quá trình xuất khẩu.

“Hiện các tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) do Tổng cục Đo lường chất lượng xây dựng liên quan đến nông sản thực phẩm có đến tất cả 1.536 tiêu chuẩn, riêng với lĩnh vực an toàn thực phẩm có đến 884 tiêu chuẩn, đây là những con số rất lớn thể hiện việc các cơ quan quản lý nhà nước đã quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng nông sản và thực phẩm an toàn. Tuy nhiên, để phục vụ cho việc bán hàng trong nước, đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất khẩu thực tế vẫn cần nhiều bộ tiêu chuẩn hơn nữa”, ông Tạc cho biết.

Do đó, ông Tạc đề xuất, các cơ quan quản lý nhà nước muốn giúp cho những sản phẩm nông sản, thực phẩm có thêm cơ hội xuất khẩu, cần có một tiêu chuẩn để cho người bán - mua trong nước cũng như người mua nước ngoài có sự tin cậy lẫn nhau. Đây có thể được coi là một trong những công cụ tạm thời, vì để làm được điều này cần hết sức lưu ý đến yếu tố văn hóa, đạo đức nghề nghiệp…việc này đòi hỏi cần có thời gian hết sức lâu dài./.

Theo VOV.vn

NỘI DUNG KHÁC

Những mô hình tích tụ ruộng đất hiệu quả

11-5-2018

Những năm gần đây, chính sách, pháp luật về đất đai trong nông nghiệp ngày càng được hoàn thiện, phù hợp hơn với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Qua đó, góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả sử dụng đất,...

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường trực tiếp đi kết nối mở cửa thị trường Nhật

27-4-2018

Nhận lời mời của Bộ trưởng Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản Ngài Ken Saito, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và PTNT do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đã thăm và làm việc tại Nhật Bản từ ngày 23 – 24/4/2018. Tham gia Đoàn công tác có đại diện của 7 tỉnh, thành phố và hơn 20 doanh nghiệp.

Liên kết chuỗi cần có sự bình đẳng

7-7-2017

Tham luận trong buổi hội thảo "Cho vay theo chuỗi giá trị: Chính sách và thực trạng áp dụng", do Oxfam tổ chức, TS. Trần Công Thắng, Viện chính sách và chiến lược PTNNNT tho biết: Cần có cái nhìn bình đẳng hơn giữa người nông dân và doanh nghiệp.

Tiêu chí xác định DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

28-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định quy định tiêu chí, thẩm quyền, trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2020 có 15.000 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả

27-4-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (Đề án).

Biết vì người khác, sẽ chẳng ai quên mình

1-5-2018

Khi bắt tay xây dựng sự nghiệp, tôi không hề nghĩ đến lợi nhuận. Lại càng không bao giờ nghĩ rằng mình phải đạt được mục đích này mục đích nọ.

Tri thức hóa nông dân mới là đích đến cuối cùng của nông thôn mới

1-5-2018

Xuất thân là một kiến trúc sư, ông Lê Minh Hoan từng làm Giám đốc Sở Xây dựng, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch tỉnh Đồng Tháp. Hiện ông Lê Minh Hoan là UVTƯ Đảng - Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp. Vốn không e ngại bày tỏ ý kiến, ông thường viết báo với bút danh… Xích Lô! Vì vậy, cuộc trò chuyện với ông cũng rất cởi mở và chân thành!

Có thể làm giàu từ nông nghiệp an toàn

30-4-2018

Các chuyên gia nông nghiệp cũng khẳng định: Làm nông nghiệp hoàn toàn có thể làm giàu.

Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm tới vấn đề an toàn thực phẩm

19-4-2018

Tối 18/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự Hội nghị trực tuyến với chủ đề “Những đổi mới trong an toàn thực phẩm vì sự phát triển bền vững” với lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB).

Tăng cường kết nối cung cầu giúp nông sản Việt đỡ “bí” đầu ra

24-4-2018

Việc tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản đang là bài toán đặt ra đối với cả ngành nông nghiệp và công thương.

Thảm họa phát triển sông Mekong đang diễn ra thế nào?

26-4-2018

Chiến lược lớn mà Trung Quốc dành cho sông Mekong sẽ tác động ra sao tới con sông và các nước hạ nguồn? Dòng sông Mekong từ lâu đã mang một màu sắc kỳ bí của những cuộc phiêu lưu, những chuyên gia về hoang dã, và các nhà khoa học luôn bị mê hoặc bởi dòng chảy và những thác nước của dòng sông này, cùng với những chú cá heo nước ngọt đang có nguy cơ tuyệt chủng, cá đuối khổng lồ và những con cá sấu Siamese. Sự đa dạng sinh học của dòng sông này chỉ đứng sau sông Amazon.

Giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu tại Việt Nam

24-4-2018

Biến đổi khí hậu đang đe dọa quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam và chỉ hành động nhanh chóng mới có thể ngăn chặn những thiệt hại tồi tệ nhất. Kể từ khi bắt đầu những cải cách tự do hóa kinh tế vào thập niên 1980, Việt Nam đang dần cấu trúc lại nền kinh tế bị hủy hoại bởi cuộc chiến kéo dài tới gần 2 thập kỷ.