TIN TỨC-SỰ KIỆN

Gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

Ngày đăng: 27 | 07 | 2018

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng trong buổi họp báo chuẩn bị Hội nghị toàn quốc thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 27/7 tại Hà Nội.

Nông nghiệp là lĩnh vực đặc biệt quan trọng, tạo sự ổn định xã hội và nâng cao chất lượng sống cho người nông dân, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Việt Nam là nước có nhiều lợi thế và tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay chúng ta đã trở thành nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Hàng nông sản của Việt Nam gồm các mặt hàng truyền thống như: Gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, hạt điều, rau quả và các mặt hàng thủy sản (cá tra, cá ba sa, cá ngừ, tôm, mực...). Thủy sản là ngành có giá trị xuất khẩu cao nhất (đạt 8,3 tỷ USD), tiếp đến là hạt điều (3,516 tỷ USD), rau quả (3,502 tỷ USD), cà phê (3,24 tỷ USD), gạo (2,6 tỷ USD)... Để đạt được các thành tựu đó thì các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng.

Tính đến hết quý II năm 2018, ước tính cả nước có khoảng 49.600 DN đầu tư vào nông nghiệp, chiếm khoảng 8% tổng số DN đang hoạt động trên cả nước. Tuy nhiên, các DN đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ và siêu nhỏ 92,35%, DN quy mô vừa 2,06%, DN quy mô lớn cũng chỉ chiếm 5,59%.

Theo nhận định của Thứ trưởng Vũ Đại Thắng, các DN này có đặc thù phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên như thiên tai, rủi ro dịch bệnh, dẫn đến đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp chịu rất nhiều rủi ro so với các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, các DN còn phản ánh gặp khó khăn ở một số vấn đề chính như quỹ đất nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất của DN. Ngành công nghiệp cơ khí hỗ trợ cho nông nghiệp còn hạn chế. Nhiều thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh trong nông nghiệp còn bất hợp lý; Ứng dụng khoa học và công nghệ, liên kết chuỗi giá trị sản xuất trong nông nghiệp rất hạn chế...

Với mục tiêu tìm giải pháp hiệu quả cho phát triển nông nghiệp, mở đường cho DN trong và ngoài nước đầu tư nhiều hơn nữa vào lĩnh vực này, Bộ KH&ĐT được Thủ tướng Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ NN&PTNT, các bộ, ngành, cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị toàn quốc về thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Bộ KH&ĐT cho biết đã có nhiều hiệp hội doanh nghiệp của Mỹ, châu Âu, trong khu vực ASEAN đăng ký tham dự Hội nghị lần này.

Hội nghị được tổ chức nhằm 5 mục tiêu: Thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo đối với nông nghiệp Việt Nam (lĩnh vực còn nhiều dư địa để phát triển). Truyền tải những điểm mới của Nghị định số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn tới cộng đồng doanh nghiệp. Hội nghị cũng sẽ lắng nghe ý kiến của DN, chuyên gia, hiệp hội về những khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị đối với Chính phủ. Tại hội nghị, các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ sẽ đối thoại với doanh nghiệp, hiệp hội và các chuyên gia. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ sẽ trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn của DN và đề ra hành động của Chính phủ thông qua một Nghị quyết của Chính phủ, nhằm thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp.

Theo kế hoạch, hội nghị sẽ do Thủ tướng Chính phủ chủ trì diễn ra vào ngày 30/7 tại Lâm Đồng.

Nguồn: Kinh tế & Đô Thị

NỘI DUNG KHÁC

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt hơn 22 tỷ USD

31-7-2018

Bộ NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

31-7-2018

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.

Bãi bỏ một loạt phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp

1-8-2018

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rà soát bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mở khóa thể chế để mở cánh cửa vào 4.0

11-6-2018

Thể chế được coi là ổ khóa lớn nhất đang giữ chân chúng ta bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá đuổi kịp các quốc gia phát triển.

Thay đổi tư duy sản xuất: Để không còn “nông nghiệp giải cứu”

1-6-2018

Nông nghiệp với những câu chuyện nhức nhối như “giải cứu nông sản”, “thẻ vàng”, sản xuất nông nghiệp bền vững,... trở thành điểm “nóng” của phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.

Nông sản Việt mất dần lợi thế xuất khẩu khi thiếu thương hiệu

5-6-2018

Hàng nông sản Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất thô, không có thương hiệu thương mại nên không tạo sự khác biệt sẽ mất dần lợi thế xuất khẩu.

Nông nghiệp công nghệ cao – thị trường đầu tư “màu mỡ”

24-4-2018

Thị trường nông nghiệp công nghệ cao ngày càng trở nên hấp dẫn khi hàng loạt “đại gia” nhảy vào cuộc chơi này.

FDI vào nông nghiệp bao giờ hết “còi cọc”?

24-5-2018

Hợp tác đầu tư vào nông nghiệp đang trở thành xu hướng, tuy nhiên, dòng vốn FDI vào lĩnh vực này vẫn “còi cọc”.

Chính phủ “gỡ khó” cho doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao

1-6-2018

Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tháo gỡ vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận tài sản hình thành trên đất nông nghiệp công nghệ cao.

Chuẩn hóa quy trình kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu

30-5-2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa có ý kiến về chuẩn hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa xuất, nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ, ngành trong triển khai áp dụng Cơ chế một cửa quốc gia.

"Giải cứu nông sản": Tái cơ cấu ba nhóm sản phẩm đi đúng hướng

25-5-2018

“Tại sao có nhiều hội thảo, hội nghị bàn cách giải cứu nông sản, mà không bàn cách không giải cứu nông sản - đó mới là giải pháp căn cơ, lâu dài trong tiến trình cơ cấu ngành nông nghiệp”.

5 năm tái cơ cấu nông nghiệp: “Liều thuốc” cho lúa gạo và cà phê

16-5-2018

Được triển khai từ năm 2015, dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT) có tổng vốn 301 triệu USD (tương đương 6.472 tỷ đồng), trong đó có 237 triệu USD là nguồn vốn vay ưu đãi do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ tập trung vào hai ngành hàng nông sản chủ lực lúa gạo và cà phê. Đây được coi là “liều thuốc” tăng lực để tái cơ cấu 2 ngành hàng này.