TIN TỨC-SỰ KIỆN

“Giải mã” bước chuyển biến lớn về “tam nông”

Ngày đăng: 14 | 08 | 2018

Thực tế triển khai đã khẳng định tính đúng đắn của Nghị quyết số 26 của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Để chuẩn bị cho chương trình Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mới đây, Ban Kinh tế Trung ương đã làm việc với Bộ NN&PTNT về chương trình này.

Qua thực tế triển khai, tính đúng đắn của một Nghị quyết mang tầm chiến lược của Đảng đối với một khu vực chiếm gần 70% dân số và khoảng 40% lực lượng lao động của cả nước đã được khẳng định. Sản xuất nông nghiệp bứt phá tăng trưởng, nông thôn mới khởi sắc, nhiều vấn đề về đời sống nông dân được giải quyết và ngày một nâng cao. Sau 10 năm, chặng đường không phải là dài nhưng một lần nữa đã chứng tỏ các chủ trương, nghị quyết của Đảng thành công khi ý Đảng hợp với lòng dân.

Khởi sắc nông thôn mới ở Di Linh, Lâm Đồng (Ảnh: Báo Lâm Đồng)

Có thể nói, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Khi nước ta còn là nước thuộc địa, đường lối của Đảng ta ngay từ những năm 1930 đã xác định: giải phóng dân tộc trước hết phải giải phóng nông dân, và tiến hành cuộc cách mạng để “dành ruộng đất cho dân cày”. Sau khi nhà nước Việt Nam non trẻ mới giành được độc lập, Bác Hồ tiếp tục khẳng định vị trí trọng yếu của nông nghiệp, nông dân: “Nông dân ta bền thì nước ta bền, nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh”. Vì thế, nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, bảo vệ tổ quốc. 

Nhiều năm qua, các chính sách để phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn luôn được Đảng, Nhà nước đề ra thích ứng với từng thời kỳ lịch sử của đất nước. Những quyết sách lớn, mang dấu ấn sâu sắc tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân như Chỉ thị 100 của Ban Bí thư khóa IV, năm 1981, và đặc biệt là Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI năm 1988 về Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ruộng đất được khai phá dưới sức sáng tạo của nông dân. Ngay năm đó, nước ta đã không phải nhập khẩu lương thực, thậm chí, chỉ ít năm sau, nước ta đã sản xuất dư thừa lương thực, trở thành nước hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Chính xuất phát từ thực tiễn sản xuất và biết dựa vào dân, phù hợp với nguyện vọng của dân mà một Nghị quyết của Đảng đã nhanh chóng đi vào cuộc sống một cách “thần kỳ” như thế!

Bước vào thời kì đổi mới, thực tế cuộc sống đòi hỏi phải tiếp tục có những điều chỉnh trong đường lối, chính sách lãnh đạo, quản lý phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành TW Đảng khóa X, từ bài học kinh nghiệm của quá trình 20 năm đổi mới kinh tế đất nước, bên cạnh những thành quả đã được ghi nhận, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những nguyên nhân chủ quan khiến nông nghiệp còn chậm phát triển, nông dân còn đói nghèo. Đó là “nhận thức về vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; cơ chế, chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá; một số chủ trương, chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi…”. Vì thế, để khắc phục những thiếu sót đó, cũng như không để nông thôn, nông dân không bị tụt lại phía sau trong quá trình đi lên của đất nước thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Ban Chấp hành TW Đảng khóa X đã ban hành riêng một Nghị quyết số 26 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. 

Mục tiêu được nêu ra hết sức rõ ràng, ngắn gọn nhưng cũng là nhiệm vụ hết sức nặng nề: “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn. Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả. Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại…”. Và những điều này cũng chính là mong ước, nguyện vọng của đông đảo người dân nông thôn. 

Sau 10 năm, đến nay, ý Đảng trong Nghị quyết 26 đã được toàn Đảng, toàn dân đồng lòng ủng hộ, nỗ lực, quyết tâm thực hiện để đưa Nghị quyết vào cuộc sống, đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Như khẳng định của vị tư lệnh ngành nông nghiệp - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng và phát triển toàn diện, thậm chí gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc trong xuất khẩu nông sản. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản năm 2017 đã tăng hơn 20 tỷ USD, gấp 6 lần so với năm 2008, và dự kiến năm nay đạt con số kỷ lục 40 tỷ USD. 

Bức tranh nông thôn mới trong Nghị quyết mới chỉ là nét phác thảo sơ khai thì đến nay đã được hiện thực hóa một cách rõ nét, với nhiều màu sắc tươi mới ở hầu khắp các địa phương. Hiện đã có trên 3.400 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm gần 40% tổng số xã trong cả nước), nhiều huyện đạt huyện nông thôn mới và nhiều xã còn sáng tạo, đi đầu, với bước phát triển cao hơn ở mô hình nông thôn mới kiểu mẫu. Thu nhập của người dân nông thôn hiện nay đạt 32 triệu đồng/người, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2008. Rõ ràng, khi sản xuất phát triển, cho thu nhập cao; khi nông thôn trở nên tươi đẹp, hiện đại, văn minh thì tất yếu những người dân - chủ thể của những làng quê ấy sẽ cảm thấy hài lòng, và hào hứng, tự chủ, đồng thuận dựng xây chính làng quê mình. 

Sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm được rút ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26 nhưng những chuyển biến lớn, tích cực trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn hôm nay sẽ tạo đà, thổi luồng gió mới để lĩnh vực này tiếp tục bứt phá, vươn lên trong tương lai./. 

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Chiến lược “hút” FDI vào nông nghiệp 4.0

10-8-2018

Hơn 30 năm qua, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã có những đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập tồn tại.

Doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sẽ được ưu tiên tối đa về vốn

6-8-2018

Việt Nam hiện là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp mới chỉ dừng lại ở con số khá khiêm tốn và chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có.

Tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp

6-8-2018

Tại lễ tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn tổ chức ngày 2/8, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đại diện các ban, bộ, ngành đã thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, một số chỉ tiêu khó có khả năng đạt được trong việc triển khai và thực hiện Nghị quyết.

Làm gì để FDI “đổ” vào nông nghiệp nhiều hơn?

6-8-2018

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò rất quan trọng, nhất là bổ sung nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa có chất lượng.

Cần xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn

4-8-2018

Một trong những hạn chế của chợ đầu mối là nguồn vốn đầu tư khá cao, cơ chế chính sách chưa hoàn thiện, không có chứng nhận xuất xứ hàng hóa... Vì vậy, việc xây dựng chợ đầu mối nông sản an toàn là cần thiết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ hiện nay.

Gỡ khó cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp

27-7-2018

Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Vũ Đại Thắng trong buổi họp báo chuẩn bị Hội nghị toàn quốc thúc đẩy DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra chiều 27/7 tại Hà Nội.

Xuất khẩu nông lâm thủy sản 7 tháng đạt hơn 22 tỷ USD

31-7-2018

Bộ NN&PTNT cho biết kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 7/2018 ước đạt 2,85 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2018 đạt 22,2 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2017.

10 điểm nghẽn trong phát triển nông nghiệp

31-7-2018

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận đất đai, quá trình tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất là những vướng mắc lớn đang hạn chế hoạt động phát triển của ngành nông nghiệp.

Bãi bỏ một loạt phí, lệ phí trong lĩnh vực nông nghiệp

1-8-2018

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã rà soát bãi bỏ hoặc trình cấp có thẩm quyền bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.

Mở khóa thể chế để mở cánh cửa vào 4.0

11-6-2018

Thể chế được coi là ổ khóa lớn nhất đang giữ chân chúng ta bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam có thể bứt phá đuổi kịp các quốc gia phát triển.

Thay đổi tư duy sản xuất: Để không còn “nông nghiệp giải cứu”

1-6-2018

Nông nghiệp với những câu chuyện nhức nhối như “giải cứu nông sản”, “thẻ vàng”, sản xuất nông nghiệp bền vững,... trở thành điểm “nóng” của phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIV.

Nông sản Việt mất dần lợi thế xuất khẩu khi thiếu thương hiệu

5-6-2018

Hàng nông sản Việt Nam chủ yếu vẫn là xuất thô, không có thương hiệu thương mại nên không tạo sự khác biệt sẽ mất dần lợi thế xuất khẩu.