TIN TỨC-SỰ KIỆN

Bước chuyển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp

Ngày đăng: 07 | 09 | 2018

Sau 10 năm (2008 - 2017), tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, thu hút hơn 7.000 doanh nghiệp.

Sáng ngày 7/9, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn tại Hà Nội.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm. Ảnh: Thy Hằng.

Quyết tâm của hệ thống chính trị

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Chưa bao giờ ngành nông nghiệp đón nhận được sự chỉ đạo của cả hệ thống chính trị như vừa qua. Nhờ đó, chỉ trong 2 năm gần đây, số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn đã tăng gấp hai lần trước đây.” 

Cùng với đó, chưa bao giờ ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp mạnh mẽ như thời gian vừa qua. “Cho phép chúng ta có bước chuyển và cơ hội lớn trong tổ chức sản xuất, trong nâng cao giá trị và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Tuy nhiên, Vị Tư lệnh ngành nông nghiệp cũng thẳng thắn chỉ ra những thách thức trong vấn đề tổ chức lại sản xuất trên nền tảng quy mô sản xuất hộ nhỏ lẻ. Cùng với đó, trước quá trình hội nhập sâu rộng, nông nghiệp Việt còn phải đối mặt với thách thức về ứng dụng khoa học công nghệ, trình độ quản trị...đây là những vấn đề lớn đặt ra.

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết, trong 10 năm qua, nông nghiệp luôn duy trì được tăng trưởng (mặc dù chưa đạt mục tiêu đề ra) và phát triển khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn. Tiếp tục khẳng định được vị thế quan trọng trong nền kinh tế.

Sản xuất hướng nâng cao giá trị

"Sản xuất chuyển mạnh theo hướng chất lượng và giá trị gia tăng, giá trị và sản lượng nhiều nông sản đều tăng mạnh, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ được quan tâm phát triển. Góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giải quyết việc làm, giảm nghèo và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế", Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nói.

Trong 5 năm (2013-2017), chủ trương cơ cấu lại được ngành tổ chức thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và xuyên suốt, đang tạo chuyển biến tích cực, rõ nét. Cụ thể, đã tạo được sự thống nhất cao của toàn xã hội về tính tất yếu khách quan và yêu cầu cấp bách phải thay đổi căn bản nền sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyển mạnh mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng (63 tỉnh/thành phố đều đã phê duyệt và triển khai Đề án hoặc Kế hoạch cơ cấu lại nông nghiệp trên địa bàn).

Cơ cấu ngành hàng, sản phẩm xuất khẩu thể hiện rõ kết quả tăng tỷ trọng các ngành, sản phẩm có lợi thế và thị trường như thủy sản, nhất là tôm nước lợ, rau, hoa, quả, cây công nghiệp giá trị cao, đồ gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

“Nhờ đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, tạo nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp phần giảm nhập siêu cho cả nước”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh nhấn mạnh. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm (2008 - 2017) đạt 261,28 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm; riêng năm 2017 đạt 36,52 tỷ USD, tăng 20,05 tỷ so với năm 2008 và dự kiến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 40 tỷ USD.

“Đã có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên, trong đó có 5 mặt hàng tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cho biết. Trước đó, năm 2008 chỉ có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1,0 tỷ USD trở lên và 2 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD.

Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 thế giới.

Riêng 6 tháng đầu năm 2018, sản xuất toàn ngành tiếp tục tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng vượt mục tiêu đã đề ra và đạt mức cao, GDP nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm tăng 3,93%, đạt mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đây.

“Cùng với đó, nông dân đã phát huy vai trò chủ thể, tích cực thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia chuỗi giá trị, nhất là trong xây dựng nông thôn mới”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Thu nhập bình quân hộ gia đình ở nông thôn tăng từ 75,8 triệu đồng năm 2012 lên khoảng 130 triệu đồng năm 2017, đã góp phần quan trọng xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn (bình quân 1,5%/năm), nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn.

Thứ trưởng Lê Quốc Doanh cũng cho biết, một trong những chuyển biến tích cực là việc đổi mới và xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất, dịch vụ có hiệu quả ở nông thôn, trong đó chú trọng vào xây dựng các mô hình HTX kiểu mới, thu hút đầu tư doanh nghiệp.

Nhờ vậy, đến hết năm 2017 có 11.668 HTX nông nghiệp, gấp gần 2 lần năm 2008. “Đặc biệt, số lượng doanh nghiệp nông nghiệp tăng từ 2.397 năm 2007, chiếm 1,61% doanh nghiệp cả nước lên 7.033 doanh nghiệp năm 2017, tăng 2,93 lần, với số vốn 213.394,9 tỷ đồng. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành nòng cốt của chuỗi giá trị nông sản và sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, phát triển thị trường”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhấn mạnh.

Sửa đổi Luật Đất đai

Tuy nhiên, với những thách thức phải đối mặt, Bộ NN&PTNT kiến nghị ,Bộ Chính trị có Nghị quyết hoặc Kết luận và thông báo chỉ đạo về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X. Nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp quan điểm phát triển “nông nghiệp toàn diện” và “bảo đảm an ninh lương thực quốc gia” trong bối cảnh nước ta đã hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

Bộ Chính trị giao Ban Cán sự Đảng Chính phủ xây dựng đề án tiếp tục triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2030.

Đồng thời, Bộ kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu và hoàn thiện cơ chế chính sách, nhất là chính sách về Đất đai mà đề xuất cụ thể là sửa Luật Đất đai để tạo động lực mới cho tăng trưởng nông nghiệp và phát triển nông dân, nông thôn. Ưu tiên nguồn lực tương xứng với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 7 khóa X đã đề ra là 5 năm sau tăng gấp 2 lần 5 năm trước

Theo enternews.vn

NỘI DUNG KHÁC

Tập trung phát triển 15.000 HTX hoạt động có hiệu quả

6-9-2018

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Hội nghị trực tuyến triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP... Và Quyết định số 461/QĐ-TTg về phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Thị trường bán lẻ: Hướng đi nào trong xu hướng hội nhập?

3-9-2018

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2018, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp. Song câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển và sánh vai được với các nước trong bối cảnh hội nhập?

Nông nghiệp thông minh: Đừng làm nửa vời

4-9-2018

Trừ một vài doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư, cách làm nông nghiệp thông minh như hiện nay đang phản ánh sự thiếu đồng bộ và liên kết.

XK nông sản vào Trung Quốc giảm: Thiệt đơn thiệt kép vì đi tiểu ngạch

31-8-2018

Với rất nhiều chính sách nhập khẩu mới như quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng thuế…, Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính. Vì vậy, muốn đi đường dài ở thị trường này, các doanh nghiệp cần hướng đến cách làm bài bản, thay vì chỉ xuất khẩu (XK) tiểu ngạch vốn đang gây thiệt hại cho cả Nhà nước và nông dân như hiện nay.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội nào cho nông sản Việt Nam?

29-8-2018

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo dài sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi không nhỏ đối với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, nhưng cũng không phải là không có những nguy cơ lớn.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

18-8-2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản: Doanh nghiệp cần "sức bật"

28-8-2018

Đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tại thị trường nước ngoài cần mức đầu tư từ hàng trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Tìm cơ hội 'cất cánh' cho nông sản Việt

28-8-2018

Trong khuôn khổ Tuần hàng và du lịch Việt Nam 2018, từ 22-26/8 tại thủ đô Bangkok,Thái Lan, đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành hàng tiêu dùng (cà phê, nước mắm, sữa, mỳ, kẹo); thủ công mỹ nghệ, giày dép…với các nhà nhập khẩu đến từ Tập đoàn Central Group, Thái Lan.

Không dễ hỗ trợ tích tụ đất đai

27-8-2018

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp là tỉnh sớm quan tâm đến vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (SXNN).

Giúp nông sản Việt có “giấy thông hành” vào thị trường EU

21-8-2018

Việc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế chính là chìa khóa để các mặt hàng nông sản, thực phẩm có được “giấy thông hành” vào thị trường EU – thị trường tiềm năng nhưng cũng có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng.

Tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập liên quan đến tích tụ đất đai

17-8-2018

Các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập, tồn tại về chính sách, pháp luật liên quan đến quá trình tích tụ, tập trung đất đai để thể chế hóa đầy đủ nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương qua quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

"Cửa" nào cho nông sản Việt vào EU?

17-8-2018

Có tiềm năng về sản lượng tuy nhiên chất lượng sản phẩm mới là yếu tố then chốt giúp nông sản Việt vững vàng bước vào châu Âu.