TIN TỨC-SỰ KIỆN

Thị trường bán lẻ: Hướng đi nào trong xu hướng hội nhập?

Ngày đăng: 03 | 09 | 2018

Theo đánh giá của các chuyên gia, năm 2018, thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của các doanh nghiệp. Song câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển và sánh vai được với các nước trong bối cảnh hội nhập?

Khách lựa chọn hàng hóa tại Fivimart Trần Quang Khải trong ngày khai trương. Ảnh Trần Việt – TTXVN

Nhiều “ông lớn” ngoại chen chân

Kết quả khảo sát và nghiên cứu đánh giá về thị trường bán lẻ Việt Nam được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố mới đây chỉ ra rằng, việc Chính phủ cho phép thành lập công ty bán lẻ 100% vốn nước ngoài từ năm 2015, cùng với các yếu tố như chính sách ưu đãi, đô thị hóa, dân số tương đối trẻ… khiến thị trường bán lẻ Việt Nam lọt vào danh sách thị trường hấp dẫn hàng đầu thế giới.

Hãng tư vấn A.T. Kearney cũng đánh giá, Việt Nam nằm trong số các thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á và là “miếng mồi” béo bở đối với các nhà đầu tư. Trên thực tế, nhiều “ông lớn” nước ngoài đã đầu tư hoặc đang xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ tại Việt Nam.

Riêng chuỗi Family Mart của Nhật Bản đã có tới 130 cửa hàng tại Việt Nam, và dự định mở thêm 700 cửa hàng nữa vào năm 2020. Một hãng bán lẻ đình đám khác từ Nhật Bản là 7-Eleven cũng đã “đổ bộ” vào Việt Nam tháng 6/2017 với kế hoạch phát triển 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng trong vòng 1 thập kỷ tới.

Lotte Mart (Hàn Quốc) cũng lên kế hoạch mở 60 cửa hàng tại Việt Nam đến năm 2020. Thêm vào đó, chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Hàn Quốc cũng đã bắt đầu “tấn công” thị trường Việt, với tham vọng mở 2.500 cửa hàng trên toàn quốc trong 10 năm tới.

Đáng chú ý, “gã khổng lồ” thương mại điện tử Amazon (Mỹ) đã chính thức đổ bộ vào Việt Nam, khởi đầu cho sự gia nhập thị trường bằng chương trình hỗ trợ xuất khẩu hàng hoá cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Việt Nam hiện là thị trường thu hút nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Trước Amazon, Tập đoàn Alibaba của tỷ phú Jack Ma (Trung Quốc) cũng lấn sâu hơn vào Việt Nam với việc mua lại Lazada.

Trong vòng một năm qua, có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớn được mở tại Việt Nam, chủ yếu do các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.

Theo thông tin trên tờ ASEAN Today, trong vòng một năm qua, có tới hơn 100 cửa hàng tiện lợi mới quy mô lớn được mở tại Việt Nam, chủ yếu do các công ty, tập đoàn nước ngoài sở hữu.

“Hiện có 800 siêu thị, 150 trung tâm mua sắm, 9.000 chợ truyền thống và khoảng 2,2 triệu nhà bán lẻ đang hoạt động trên thị trường Việt. Trong đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini có tiềm năng phát triển bởi thủ tục đăng ký kinh doanh đơn giản, vốn đầu tư không cao, khả năng thu hồi vốn nhanh”, hãng A.T. Kearney đánh giá.

Hướng đi nào cho doanh nghiệp nội?

Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư và nguồn nhân lực.

Savills Việt Nam đánh giá, nếu làm phép so sánh doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều sự khác biệt. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, doanh nghiệp Việt được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng.

“Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này”, Savills phân tích.

Chiến lược dài hơi trước làn sóng M & A

Theo Bộ Công Thương, những năm gần đây, hàng loạt các nhà bán lẻ nổi tiếng từ Nhật, Pháp, Thái Lan… đầu tư vào Việt Nam khiến thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt. Cùng với đó, hàng loạt các thương vụ M&A (sáp nhập, mua lại) cũng diễn ra sôi động, tạo nên sức hấp dẫn lớn của ngành bán lẻ Việt Nam.

Giới chuyên gia nhận định, làn sóng đầu tư cũng như M&A từ các nhà đầu tư “ngoại” sẽ là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước, song cũng là thời cơ để các nhà bán lẻ nội thay đổi, tăng sức cạnh tranh và đưa ra chiến lược đầu tư đúng đắn, nhất là khi thị trường bán lẻ là “miếng bánh” vô cùng hấp dẫn các “đại gia” nước ngoài. Thị trường bán lẻ đã có sự mở cửa nhưng cánh cửa này vẫn chưa thật sự đủ rộng để nhằm mục tiêu bảo vệ các nhà bán lẻ nội địa.

Nhận định về vấn đề này, TS. Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam, cho rằng, trong cuộc đua với làn sóng M&A có sự tham gia của các “đại gia” ngoại, các doanh nghiệp Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơi, xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và tận dụng triệt để những lợi thế sân nhà như thói quen, tâm lý tiêu dùng của người Việt,… Đó là những thế mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế hơn các “đối thủ”.

Cùng với đó, nhiều ý kiến cho rằng, khi lĩnh vực bán lẻ nói riêng và nhiều lĩnh vực kinh tế khác đang hình thành cuộc đua tranh của làn sóng M&A, ngoài sự nỗ lực, chủ động của bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng rất cần có sự hỗ trợ của nhà quản lý trong việc tạo điều kiện, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia về lĩnh vực bán lẻ, không thể lơ là trong việc phát triển thị trường bán lẻ. Xu hướng thương mại điện tử  đang rất mạnh mẽ, do đó, Chính phủ cần khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử vì đây là xu hướng tất yếu.

Để doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không bị tụt hậu, bà Đinh Thị Mỹ Loan cũng cho rằng: “Chúng ta cần thay đổi ngành bán lẻ hướng tới tiếp tục tăng trưởng và bảo đảm tính cạnh tranh. Mà muốn thay đổi thì nhất thiết phải có chiến lược cụ thể, thúc đẩy tăng trưởng thông qua sáng tạo và nếu ai chậm chân trong lĩnh vực này sẽ thua và ra khỏi thị trường.

Ngoài ra, cần áp dụng công nghệ cho phân phối bán lẻ bởi người tiêu dùng ngày càng có xu hướng dành nhiều ưu tiên cho mua sắm trực tuyến”.

Do sử dụng thành thạo công nghệ, người tiêu dùng có xu hướng đặt hàng qua mạng hoặc dùng các ứng dụng di động để tìm kiếm các đơn hàng giá tốt, các đợt giảm giá, khuyến mại…

Cùng đó, cần đầu tư hệ thống hậu cần mạnh với lượng hàng hóa dồi dào, có chất lượng. Bên cạnh đó, đề cao chữ Tín trong kinh doanh, vì với hình thức mua bán trực tuyến, uy tín là điều quan trọng nhất giúp giữ chân khách hàng.

Theo Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương xin ý kiến các bộ, ngành, tốc độ tăng bình quân hàng năm của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2020 ước khoảng 13%/năm, giai đoạn 2021-2025 đạt 14%/năm.

Xác định thị trường bán lẻ Việt Nam còn nhiều tiềm năng, mới đây, Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu, có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nước phát triển.

Các chuyên gia kỳ vọng, đây là giải pháp cấp thiết để nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Chủ động hội nhập

Để thị trường bán lẻ của Việt Nam có thể phát triển và sánh vai được với thị trường bán lẻ thế giới, ông Lê Phú Toàn, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại xuất nhập khẩu THT Việt Nam, cho rằng, cần có sự hỗ trợ về mặt chính sách vĩ mô, ưu tiên cho doanh nghiệp bán lẻ trong nước về mặt bằng, thuế suất để cân bằng với các doanh nghiệp nước ngoài. Các doanh nghiệp cần chủ động hội nhập, đầu tư chất lượng nhân sự, đầu tư công nghệ quản lý quản trị, quảng bá thương hiệu, nguồn cung cấp hàng hóa chất lượng...

Còn theo ông Vũ Vinh Phú, mặc dù ngành bán lẻ Việt Nam còn gặp vô số khó khăn trước sự đổ bộ ồ ạt của các nhà bán lẻ nước ngoài, nhưng không vì thế mà doanh nghiệp trong nước phải lo ngại và né tránh sức cạnh tranh trước các doanh nghiệp ngoại.

Ông Phú kiến nghị: Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, công khai, minh bạch trong cuộc đua bán lẻ, giữa trong nước và ngoài nước, giữa kênh bán lẻ truyền thống và hiện đại. Cần giảm chi phí cho các doanh nghiệp bán lẻ nội khi mà điều kiện kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn còn hạn chế. Bản thân các doanh nghiệp Việt phải tự vươn lên, liên kết lại, khắc phục những điểm yếu của mình để có thể chống chọi với sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài.

Đồng thời, ông Phú nhấn mạnh, trong bối cảnh hội nhập giữa các nền kinh tế, doanh nghiệp cần phải xây dựng đạo đức văn hóa kinh doanh, không buôn bán hàng cấm, hàng giả; giữ gìn thương hiệu, giữ chân, khách hàng, tăng cường hình thức bán hàng kể cả trực tiếp hay online; phải có sự gắn bó giữa sản xuất và phân phối và chia sẻ lợi nhuận giữa người sản xuất và người bán hàng”.

Theo KTNT

NỘI DUNG KHÁC

Nông nghiệp thông minh: Đừng làm nửa vời

4-9-2018

Trừ một vài doanh nghiệp lớn mạnh dạn đầu tư, cách làm nông nghiệp thông minh như hiện nay đang phản ánh sự thiếu đồng bộ và liên kết.

XK nông sản vào Trung Quốc giảm: Thiệt đơn thiệt kép vì đi tiểu ngạch

31-8-2018

Với rất nhiều chính sách nhập khẩu mới như quy định về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tăng thuế…, Trung Quốc không còn là một thị trường dễ tính. Vì vậy, muốn đi đường dài ở thị trường này, các doanh nghiệp cần hướng đến cách làm bài bản, thay vì chỉ xuất khẩu (XK) tiểu ngạch vốn đang gây thiệt hại cho cả Nhà nước và nông dân như hiện nay.

Xung đột thương mại Mỹ - Trung: Cơ hội nào cho nông sản Việt Nam?

29-8-2018

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, cuộc xung đột thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có nguy cơ kéo dài sẽ mở ra cho Việt Nam những cơ hội thuận lợi không nhỏ đối với nhiều mặt hàng nông sản chủ lực, nhưng cũng không phải là không có những nguy cơ lớn.

Sản xuất nông nghiệp Việt Nam lớn nhưng rất bấp bênh

18-8-2018

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Đầu tư xây dựng thương hiệu nông sản: Doanh nghiệp cần "sức bật"

28-8-2018

Đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nông nghiệp tại thị trường nước ngoài cần mức đầu tư từ hàng trăm cho đến cả nghìn tỷ đồng, tuy nhiên doanh nghiệp lại không được hưởng bất kỳ ưu đãi nào.

Tìm cơ hội 'cất cánh' cho nông sản Việt

28-8-2018

Trong khuôn khổ Tuần hàng và du lịch Việt Nam 2018, từ 22-26/8 tại thủ đô Bangkok,Thái Lan, đã diễn ra hội nghị kết nối giao thương giữa hơn 50 doanh nghiệp Việt Nam thuộc các ngành hàng tiêu dùng (cà phê, nước mắm, sữa, mỳ, kẹo); thủ công mỹ nghệ, giày dép…với các nhà nhập khẩu đến từ Tập đoàn Central Group, Thái Lan.

Không dễ hỗ trợ tích tụ đất đai

27-8-2018

Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Đồng Tháp là tỉnh sớm quan tâm đến vấn đề tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm đáp ứng đòi hỏi của tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp (SXNN).

Giúp nông sản Việt có “giấy thông hành” vào thị trường EU

21-8-2018

Việc áp dụng sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế chính là chìa khóa để các mặt hàng nông sản, thực phẩm có được “giấy thông hành” vào thị trường EU – thị trường tiềm năng nhưng cũng có yêu cầu rất cao về tiêu chuẩn chất lượng.

Tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập liên quan đến tích tụ đất đai

17-8-2018

Các Bộ, ngành tiếp tục rà soát, đánh giá những bất cập, tồn tại về chính sách, pháp luật liên quan đến quá trình tích tụ, tập trung đất đai để thể chế hóa đầy đủ nội dung theo tinh thần chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương qua quá trình sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.

"Cửa" nào cho nông sản Việt vào EU?

17-8-2018

Có tiềm năng về sản lượng tuy nhiên chất lượng sản phẩm mới là yếu tố then chốt giúp nông sản Việt vững vàng bước vào châu Âu.

Phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp: Cơ chế đã sẵn, chỉ việc triển khai

17-8-2018

Việc phát triển 15.000 HTX và liên hiệp HTX nông nghiệp không chỉ giải quyết đầu ra cho nông sản, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, mà qua đó còn kéo DN đầu tư trở lại lĩnh vực nông nghiệp.

Vì sao nhà đầu tư “thờ ơ” với danh mục đầu tư của địa phương?

15-8-2018

Xây dựng danh mục đầu tư như thế nào để hấp dẫn được nhà đầu tư và doanh nghiệp là “bài toán khó” đặt ra với các Sở Kế hoạch và đầu tư hiện nay.