TIN TỨC-SỰ KIỆN

Đàm phán với 2.000 hộ mới có 180ha đất cho doanh nghiệp

Ngày đăng: 31 | 10 | 2018

Để có được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hà Nam phải thương thảo, đàm phán với hơn 2.000 hộ dân mới đủ. Đây cũng là thực trạng tại nhiều địa phương khiến quá trình tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn.

Khó do manh mún

Tại hội thảo về các rào cản trong tích tụ đất nông nghiệp do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) tổ chức, ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam cho biết, hiện nay Hà Nam đang là một trong những tỉnh đi đầu về tích tụ đất nông nghiệp, giao diện tích lớn cho doanh nghiệp để thu hút đầu tư vào nông nghiệp, sản xuất hàng hoá với quy mô lớn. 

Tuy nhiên, quá trình tích tụ gặp nhiều khó khăn do diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ. “Để thu gom được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp, chúng tôi phải thu gom của hơn 2.000 hộ dân” - ông Ngọc chia sẻ và nêu dẫn chứng: bình quân đất đai của tỉnh này chỉ có khoảng 500m2 trên một khẩu, đã qua 2 lần dồn điền đổi thửa để tập trung đất đai phục vụ cho cơ giới hoá, nhưng trung bình đến nay, mỗi hộ vẫn sở hữu 1,7 thửa. 

Công nhân chăm sóc rau tại VinEco Hà Nam. Ảnh: I.T

Đến thời điểm này, Hà Nam đặt ra mục tiêu tích tụ khoảng 350ha đất nông nghiệp, trong đó đã giao cho 4 doanh nghiệp 210ha. 

Theo bà Trần Thị Thanh Nhàn, Trưởng nhóm khảo sát về tình hình chuyển nhượng, tích tụ đất đai thuộc Ipsard, hiện nay hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam chỉ có diện tích dưới 0,5ha nên quá trình tích tụ đất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.

Hình thức tích tụ hiện nay chủ yếu là mua bán giữa người dân với người dân và cho thuê giữa doanh nghiệp với người nông dân. “Tuy nhiên nhiều nơi người ta mua bán, chuyển nhượng chủ yếu là để đầu cơ, mua rồi bỏ hoang vì chờ đợi doanh nghiệp vào sẽ trả với giá cao hơn nhưng diện tích vẫn là manh mún” - bà Nhàn chia sẻ. 

Mặc dù chủ trương tích tụ đất đai đã có từ nhiều năm nay song sở dĩ chậm, theo bà Nhàn, giải pháp là nhà nước phải có cơ chế, quy định pháp lý rõ ràng để người dân có thể yên tâm chuyển nhượng hoặc cho doanh nghiệp thuê mà không lo bị mất tài sản hoặc bị thiệt thòi; còn doanh nghiệp thì yên tâm khi thuê đất lâu dài, được bảo đảm về tài sản khi đầu tư trên đất, có thủ tục pháp lý chắc chắn, tránh tình trạng bị bể hợp đồng. 

"Hơn 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5 ha. Điều này khác biệt khá lớn so với các nước trong khu vực, khi từ năm 2012, Thái-lan với 1,4 triệu mảnh ruộng có quy mô hơn 22 ha. Tại Trung Quốc, từ năm 2013, 8,82% diện tích có quy mô hơn ba ha/mảnh. Cùng với đất đai manh mún, quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất diễn ra chậm. Vấn đề đất nông lâm trường chưa giải quyết triệt để… Điều này cản trở không ít đến sự phát triển của thị trường đất đai", bà Nhàn nói.

Gỡ bỏ những rào cản theo hướng bỏ hạn điền

Phân tích về thị trường đất đai nông nghiệp, bà Nhàn cho rằng: Chỉ nói riêng về thị trường chuyển quyền sử dụng đất được diễn ra dưới ba hình thức: Nông dân với nông dân diễn ra khá trầm lắng. Đối với giao dịch chuyển quyền sử dụng đất giữa nông dân và DN, ở giao dịch này gặp khó khăn khi khung giá đất không phù hợp giá thị trường. Về thị trường chuyển quyền sử dụng đất bằng hình thức góp vốn, thực tế không phổ biến.

Cần gỡ bỏ hạn điền để tích tụ ruộng đất. Ảnh: I.T.

Đối với thị trường cho thuê quyền sử dụng đất, ở hình thức giao dịch nông dân và nông dân chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng. Dưới hình thức DN thuê đất, hiện đã phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, do việc nếu doanh nghiệp thuê trực tiếp đất của dân sẽ rất khó khăn do chi phí giao dịch cao, rủi ro cho cả hai bên. Còn nếu doanh nghiệp thuê đất của Nhà nước, hình thức này đang gặp khó vì hiện quỹ đất ngày càng hạn chế.

Hình thức thứ ba đó Nhà nước thuê của dân và cho DN thuê lại đã được triển khai ở Hà Nam, Lâm Đồng. Hình thức này đã đạt được một số kết quả nhưng hiện đang vướng ở thể chế và pháp luật, rủi ro nếu DN không thực hiện hợp đồng.

Đề xuất những giải pháp tháo gỡ rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp hiện nay, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng IPSARD, cho rằng: Đất đai là khâu đầu tiên trong đột phá phát triển nông nghiệp nhất là khi chúng ta chuyển sang giai đoạn mới, nền nông nghiệp có chức năng mới – đó là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh việc sử dụng khoa học công nghệ, thu hút DN làm chuỗi. Để làm được điều này phải để thị trường đất đai hoạt động.

Do đó, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho rằng: Cần điều chỉnh theo hướng bỏ hạn điền, giới hạn đối tượng giao dịch. Ngoài ra, cần có dữ liệu, thông tin hồ sơ đất đai rõ ràng, thúc đẩy cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều chỉnh vấn đề định giá đất, thủ tục giao dịch, thẩm định. Đồng thời, gắn chặt với thu hút đầu tư DN, tạo việc làm phi nông nghiệp cho hộ nông thôn.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Tăng nguồn vốn chính sách ưu đãi cho vay giải quyết việc làm

18-10-2018

Đó là ý kiến của các đại biểu đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018. Hội nghị do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức ngày 11.10 vừa qua, tại Hà Nội.

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

18-10-2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Những bước chuyển

17-10-2018

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013 - 2018), sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Kéo theo đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng liên tục, năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD, dự kiến năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế.

Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0

17-9-2018

Ngày 17 tháng 9 năm 2018, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0” tại Hà Nội.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp

2-10-2018

Việt Nam có tiềm năng và đang nằm trong top đầu của một số ngành hàng xuất khẩu nông sản có giá trị, song công nghệ trong và sau thu hoạch vẫn còn những điểm yếu khiến tổn thất của các mặt hàng nông sản ở mức cao. Do đó, giảm tổn thất sau thu hoạch được xem là một trong những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong nông nghiệp hiện nay.

Hợp tác công - tư là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

12-9-2018

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, phương thức đầu tư công–tư là một trong các phương thức cốt lõi để phát triển nông nghiệp bền vững.

Hội Nông dân Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác về nông nghiệp công nghệ cao

10-9-2018

Chiều ngày 10/9, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Thào Xuân Sùng và đại diện lãnh đạo các ban, đơn vị đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc do ông Huh Chang Son, Chủ tịch HĐQT Liên đoàn công nghiệp Hàn Quốc làm trưởng đoàn.

Việt Nam được ghi nhận đạt nhiều kết quả tốt trong PPP nông nghiệp

11-9-2018

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) diễn ra từ ngày 11-13/9 tại Hà Nội với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0.”

Để không bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên công nghệ số

10-9-2018

Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018) do Việt Nam và Diễn đàn Kinh tế Thế giới tổ chức sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 13/9/2018. Đây là một trong những hội nghị lớn và quan trọng của Diễn đàn Kinh tế Thế giới trong khu vực, đồng thời là sự kiện đối ngoại lớn của nước ta trong năm 2018.