TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tìm hướng xuất khẩu nông sản bền vững sang Trung Quốc

Ngày đăng: 03 | 11 | 2018

Nhằm tăng cơ hội XK sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, Bộ NNN-PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Hội nghị được tổ chức tại TP Móng Cái ngày 3/11 dưới dự chủ trì của Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam và lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh.

6 tỷ USD XK nông lâm thủy sản vào Trung Quốc

Theo Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ NN-PTNT), kim ngạch XK nông lâm thuỷ sản 9 tháng năm 2018 đạt 29,6 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2017.

Các thị trường XK lớn của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng nhanh, riêng thị trường Trung Quốc lớn nhất, tổng giá trị XK đạt 6 tỷ USD, tăng 5,7%. Trung Quốc nhập nhiều của Việt Nam gồm gạo, sắn, rau quả, cao su, gỗ, thuỷ sản…

Cụ thể, khối lượng XK gạo 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt gần 5 triệu tấn và 2,5 tỷ USD, tăng 8,5% về khối lượng và tăng 23,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Dù giảm về cả khối lượng và giá trị song Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường XK gạo của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2018 với 23,2% thị phần. 

Giá trị XK rau quả 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ năm 2017. Trung Quốc đứng vị trí thứ nhất về thị trường NK rau quả trong 8 tháng đầu năm 2018 với 74,1% thị phần. XK rau quả sang thị trường này trong 8 tháng đầu năm 2018 đạt gần 2 tỷ USD, tăng 11,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. 

Tương tự đối với mặt hàng điều và sắn. Khối lượng XK sắn và các sản phẩm từ sắn 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 1,86 triệu tấn và 708 triệu USD. Trong 8 tháng đầu năm 2018, Trung Quốc là thị trường NK chính, chiếm tới 86,3% thị phần. Trung Quốc cũng chiếm 10,6% tổng giá trị XK hạt điều 9 tháng vừa qua.

Đối với mặt hàng cao su, 9 tháng đầu năm 2018 XK ước đạt 1,06 triệu tấn và 1,45 tỷ USD trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất, chiếm thị phần lên đến 62,8%. 

Cùng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc là 1 trong 4 thị trường NK hàng đầu thuỷ sản của Việt Nam. Giá trị XK thủy sản 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 6,4 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong đó, riêng 4 thị trường này chiếm 54,1% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, yêu cầu về chất lượng hàng hóa NK vào thị trường Trung Quốc đang ngày càng nâng lên và đây cũng là xu hướng chung trên của thị trường thế giới. “Các nước XK nói chung và Việt Nam nói riêng cần có giải pháp để đáp ứng yêu cầu của các nước NK, giữ vững thị trường”, Thứ trưởng Nam nhấn mạnh.

Hàng hóa qua “Một cửa, một lần dừng”

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, mục đích của hội nghị là khai thác vai trò cầu nối của Quảng Ninh (Việt Nam) – Quảng Tây (Trung Quốc) trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và thị trường Việt Nam, các nước Asean với vùng Tây Nam của Trung Quốc; tạo cơ hội kết nối các đơn vị đầu mối XK các mặt hàng nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc theo hướng chính ngạch, đảm bảo tiêu chuẩn, nguồn gốc xuất xứ, bao bì, mẫu mã theo tiêu chuẩn của Trung Quốc.

Đồng thời, hội nghị còn cung cấp thông tin, hướng dẫn DN nhận diện các rào cản thương mại; đề xuất các giải pháp nhằm ổn định và phát triển thị trường Trung Quốc đối với hàng thủy sản và rau quả của Việt Nam qua các cửa khẩu của tỉnh Quảng Ninh. “Các đơn vị, DN có hoạt động thương mại với phía Trung Quốc sẽ có cơ hội nêu nên những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện hoạt động XK nông, lâm, thủy sản vào thị trường Trung Quốc”, Thứ trưởng Nam nói.

Đồng quan điểm trên, ông Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cho rằng, để tạo điều kiện tốt nhất cho DN XK hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông lâm thủy sản, tỉnh Quảng Ninh luôn xác định hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi nhất.

“Những năm qua, Quảng Ninh ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình là “cầu nối”, “cửa ngõ” trong việc thúc đẩy, kết nối giao thương XNK hàng hóa giữa hai nước và đang hướng tới xây dựng mô hình mẫu về thương mại biên giới, cảng biển, thông quan tại các cửa khẩu theo hướng “hàng hóa qua một cửa, một lần dừng”, tạo thuận lợi tối đa về thời gian cho XK của DN”, ông Hậu khẳng định.

Hơn 200 DN Việt Nam và Trung Quốc cũng kỳ vọng hội nghị sẽ là sự kiện quan trọng nhằm quảng bá, tăng cường tiêu thụ nông lâm thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc một cách bền vững. Đây cũng là dịp để DN, các nhà hoạch định chính sách và hiệp hội ngành hàng 2 bên trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm đồng thời đề xuất những giải pháp hiệu quả trong thời gian tới.

Trong khuôn khổ sự kiện, các biên bản hợp tác hỗ trợ tạọ điều kiện cho DN hoạt động XNK nông lân thủy sản giữa chính quyền TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh với Đông Hưng, Quảng Tây của Trung Quốc nói riêng; bản ghi nhớ hợp tác XNK của DN Việt Nam với Trung Quốc nói chung cũng đã được ký kết. Ngoài ra, Tuần OCOP Quảng Ninh và các sản phẩm nông, lâm, thủy sản một số tỉnh, TP cũng được khai mạc trong tối ngày 2/11/2018, tại sân Cửa khẩu Ka Long, TP Móng Cái.

Theo NNVN

NỘI DUNG KHÁC

Vào CPTPP: Cà phê, hồ tiêu, rau quả đang lợi thế lại biến thành yếu

5-11-2018

Sáng nay (5/11), tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan.

Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

30-10-2018

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo "Các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam".

Đàm phán với 2.000 hộ mới có 180ha đất cho doanh nghiệp

31-10-2018

Để có được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hà Nam phải thương thảo, đàm phán với hơn 2.000 hộ dân mới đủ. Đây cũng là thực trạng tại nhiều địa phương khiến quá trình tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn.

Tăng nguồn vốn chính sách ưu đãi cho vay giải quyết việc làm

18-10-2018

Đó là ý kiến của các đại biểu đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018. Hội nghị do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức ngày 11.10 vừa qua, tại Hà Nội.

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

18-10-2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Những bước chuyển

17-10-2018

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013 - 2018), sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Kéo theo đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng liên tục, năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD, dự kiến năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế.

Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0

17-9-2018

Ngày 17 tháng 9 năm 2018, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0” tại Hà Nội.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.

Thất thoát nông sản sau thu hoạch: Điểm nghẽn lớn của nông nghiệp

2-10-2018

Việt Nam có tiềm năng và đang nằm trong top đầu của một số ngành hàng xuất khẩu nông sản có giá trị, song công nghệ trong và sau thu hoạch vẫn còn những điểm yếu khiến tổn thất của các mặt hàng nông sản ở mức cao. Do đó, giảm tổn thất sau thu hoạch được xem là một trong những “điểm nghẽn” cần tháo gỡ trong nông nghiệp hiện nay.

Hợp tác công - tư là chìa khóa để phát triển nông nghiệp bền vững

12-9-2018

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, phương thức đầu tư công–tư là một trong các phương thức cốt lõi để phát triển nông nghiệp bền vững.