TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tích tụ đất nông nghiệp: Gian nan gõ cửa... từng hộ dân!

Ngày đăng: 07 | 11 | 2018

Đàm phán với 2.000 hộ dân mới có được 180ha đất cho doanh nghiệp làm nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC)! Thực tế này ở tỉnh Hà Nam cho thấy, tích tụ đất – một trong những điều kiện tiên quyết để có thể hiện đại hóa nông nghiệp vẫn còn gặp quá nhiều khó khăn.

Sự manh mún cố hữu

Đất đai manh mún là một trong những cản trở để tỉnh Hòa Bình đẩy mạnh ứng dụng NNCNC. Theo bà Phạm Thị Mơ - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Hòa Bình, hiện trên địa bàn vẫn rất ít doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp nên tỉnh có chủ trương phát triển liên kết chứ không tích tụ. “Sẽ rất khó để tích tụ được ruộng đất khi ở huyện Tân Lạc, có hộ sở hữu tới hàng chục mảnh đất. Đó là chưa kể, cơ chế thỏa thuận giá và giá cho thuê đất nông nghiệp còn gặp khó khăn: Có dự án đã giải phóng mặt bằng gần xong (9/10ha) nhưng còn một số hộ đòi giá cao gấp 2 – 3 lần giá thị trường do người dân tính đến cả lợi ích được hỗ trợ khi chuyển đổi nghề nghiệp” – bà Mơ nói.

Tại Hà Nam, một trong những địa phương làm rất tốt việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp với 2 khu NNCNC ở huyện Lý Nhân đã đi vào hoạt động (diện tích 202,3ha, bước đầu giải quyết việc làm cho trên 400 lao động nông thôn), nhưng quá trình tích  tụ đất để giao đủ cho doanh nghiệp cũng rất gian nan.

“Để thu gom được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp, chúng tôi phải thu gom của hơn 2.000 hộ dân” - ông Ngô Mạnh Ngọc - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Hà Nam chia sẻ. Nguyên nhân là do bình quân đất đai của tỉnh này chỉ có khoảng 500m2/khẩu, đã qua 2 lần dồn điền đổi thửa để tập trung đất đai phục vụ cho cơ giới hoá, nhưng trung bình đến nay, mỗi hộ vẫn sở hữu 1,7 thửa. 

Để tích tụ được đất đai, Hà Nam có chủ trương chính quyền cấp huyện, xã đứng ra thuê đất của dân (20 năm), sau đó tỉnh ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê lại đúng như thời gian thuê đất và giá thuê đất của dân, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn do nông dân  giữ. “Sở dĩ chính quyền huyện, xã phải đứng ra thuê đất vì nông dân họ không muốn mất đi quyền sử dụng đất” – ông Ngọc nói.

Nhà nước cần thu hồi hoặc đánh thuế nặng những diện tích đất công không sử dụng, hoặc sử dụng kém hiệu quả, nhằm tạo quỹ đất cho thuê, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp”. - TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn

Sửa luật để gỡ rào cản

Theo kết quả nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), sở hữu đất nông nghiệp bình quân theo đầu người ở nước ta hiện đạt khoảng 0,07ha, chỉ bằng 1/4 so với Thái Lan (khoảng 0,27ha/người) và bằng 1/3 so với mức trung bình của thế giới (0,2ha/người). Trên 70% mảnh đất sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có diện tích nhỏ hơn 0,5ha. Mỗi nông hộ vẫn sở hữu trung bình 3,1 mảnh đất trồng cây hàng năm.

Ruộng đất manh mún, đất đai phân tán khiến quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất trên bình diện cả nước diễn ra rất chậm, khó thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Tính đến nay, cả nước mới có khoảng 49.600 doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chiếm gần 8% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Nếu tính riêng các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất nông lâm sản và thủy sản, số doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn trên 1%, tương ứng với khoảng 7.600 doanh nghiệp. Kéo theo đó, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cũng đạt rất thấp với khoảng 8 - 10% tổng nguồn vốn đầu tư toàn ngành kinh tế; trong đó, đầu tư sản xuất trực tiếp chỉ chiếm 1%.

TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Ipsard cho rằng, hiện các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn trong cả 3 hình thức thuê đất đầu tư phát triển nông nghiệp. Khi thuê đất trực tiếp của người dân thì chi phí giao dịch cao. Thuê đất của cơ quan quản lý nhà nước thì thuận lợi hơn về giá, tuy nhiên quỹ đất công hiện rất hạn chế và ngày càng khan hiếm. Trong khi, đối với hình thức mới nhất là Nhà nước thuê của người dân rồi cho doanh nghiệp thuê lại thì hiện vẫn thiếu khung pháp lý làm cơ sở thực hiện.

Từ thực tế này, bà Phạm Thị Mơ kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần xem xét, trình Quốc hội nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013. “Nếu phải làm việc với từng hộ dân thì sẽ rất khó để doanh nghiệp gom được diện tích đất cần thiết triển khai dự án” - bà Mơ nói.

Trong khi đó, ông Ngô Mạnh Ngọc cho rằng, trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai phải trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của người dân có đất, người dân không mất quyền sử dụng đất trong đó một bộ phận lao động được doanh nghiệp tuyển dụng, một số khác chuyển dịch lao động sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. “Đề nghị Quốc hội sớm sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2013 vì nếu để doanh nghiệp thỏa thuận với các hộ dân để thuê đất đầu tư phát triển NNCNC như quy định của luật sẽ rất khó thực hiện” – ông Ngọc nói. 

Để mở đường cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn đề nghị, các bộ, ngành cần sớm điều chỉnh khung giá đất quy định tại Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT, bảo đảm phù hợp với cơ chế thị trường. Đối với việc tích tụ đất đai, cần xây dựng “cơ chế đồng thuận” nhằm tránh tình trạng một số dự án thu hồi đất chịu phản ứng của một vài trong tổng số hàng trăm hộ dân, nhưng vẫn không thể triển khai.

Theo Nông thôn ngày nay

NỘI DUNG KHÁC

Truy xuất nguồn gốc nông sản: Ai giám sát, Ai kiểm chứng thông tin?

6-11-2018

Truy xuất nguồn gốc hàng hóa muốn thực sự hữu dụng cần thay đổi tư duy quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người sản xuất tạo ra sản phẩm.

Tìm hướng xuất khẩu nông sản bền vững sang Trung Quốc

3-11-2018

Nhằm tăng cơ hội XK sang thị trường Trung Quốc theo đường chính ngạch, Bộ NNN-PTNT phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị xúc tiến XK nông, lâm, thủy sản sang Trung Quốc.

Vào CPTPP: Cà phê, hồ tiêu, rau quả đang lợi thế lại biến thành yếu

5-11-2018

Sáng nay (5/11), tiếp tục kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các văn kiện liên quan.

Các rào cản trong phát triển thị trường đất nông nghiệp Việt Nam

30-10-2018

Ngày 30/10, tại Hà Nội, Viện Chính sách & Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức hội thảo "Các rào cản thể chế ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường đất nông nghiệp Việt Nam".

Đàm phán với 2.000 hộ mới có 180ha đất cho doanh nghiệp

31-10-2018

Để có được 180ha đất giao cho một doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, chính quyền tỉnh Hà Nam phải thương thảo, đàm phán với hơn 2.000 hộ dân mới đủ. Đây cũng là thực trạng tại nhiều địa phương khiến quá trình tích tụ đất đai gặp nhiều khó khăn.

Tăng nguồn vốn chính sách ưu đãi cho vay giải quyết việc làm

18-10-2018

Đó là ý kiến của các đại biểu đưa ra tại hội nghị đánh giá kết quả thực hiện hoạt động cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm giai đoạn 2016-2018. Hội nghị do Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tổ chức ngày 11.10 vừa qua, tại Hà Nội.

Nông sản có khi phải vào siêu thị bằng "cửa sau"

18-10-2018

Cho đến thời điểm này mới chỉ có khoảng 10% tỷ lệ nông sản sạch được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại. Đây là con số quá nhỏ bé so với tiềm năng sản xuất. Tỷ lệ chiết khấu cao, nhiều thủ tục rườm rà, tiền chậm được trả,… là những rào cản khiến chặng đường nông sản vào được siêu thị còn khá gian nan.

Liên tục "đụng hàng", nông sản Việt sẽ đi về đâu?

17-10-2018

Không chỉ nóng lên câu chuyện thanh long rớt giá, các chuyên gia cảnh báo nhiều loại nông sản khác của Việt Nam cũng có nguy cơ rơi vào tình cảnh tương tự.

“Nông nghiệp ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0"

11-10-2018

Phó Thủ tướng cho rằng, các nước ASEAN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào nông nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phát biểu khai mạc Hội nghị Bộ trưởng nông lâm nghiệp ASEAN (AMAF) lần thứ 40 tổ chức vào ngày 11/10 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh, sự trưởng thành và lớn mạnh của ASEAN có đóng góp quan trọng của ngành nông lâm nghiệp qua các thời kỳ.

Tái cơ cấu nông nghiệp: Những bước chuyển

17-10-2018

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, sau 5 năm thực hiện Đề án tái cơ cấu nông nghiệp (2013 - 2018), sức sản xuất trong nông nghiệp đã được tăng lên rõ rệt, thể hiện ở sản lượng các mặt hàng nông sản đều tăng. Kéo theo đó, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành tăng liên tục, năm 2017 đạt 36,3 tỷ USD, dự kiến năm 2018 đạt trên 40 tỷ USD. Ngành nông nghiệp đã trở thành trụ đỡ cho nền kinh tế.

Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0

17-9-2018

Ngày 17 tháng 9 năm 2018, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD) đã phối hợp với Viện Nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế (IFPRI) tổ chức hội thảo “Vốn cho nông dân: Cơ hội cho vay theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ 4.0” tại Hà Nội.

Không liên kết lớn, nông nghiệp 4.0 khó thành công

10-9-2018

Nếu không liên kết sản xuất lớn, phát triển nông nghiệp giai đoạn tới sẽ không thể thành công được. Đây là thông điệp mà Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra tại Hà Nội.