TIN TỨC-SỰ KIỆN

Hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn Kết nối nghiên cứu với thực tiễn

Ngày đăng: 01 | 11 | 2006

Trong các ngày từ 19-25/10/2006, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Viện CS&CL PTNNNT) đã cử cán bộ nghiên cứu đi thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc, phối hợp với các cán bộ lãnh đạo và chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho công tác hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn của địa phương trong thời gian tới.

Kết quả của hoạt động này đã được hai đơn vị trình bày trong cuộc hội thảo về chủ đề Nông nghiệp, Nông thôn và Nông dân Vĩnh Phúc: Thực trạng và giải pháp phát triển diễn ra trong ngày 31/10/2006 tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Là tỉnh đồng bằng thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, giáp với thủ đô Hà Nội và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trong những năm vừa qua, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội nói chung và trong nông nghiệp, phát triển nông thôn nói riêng. Từ một tỉnh thuần nông, hiện nay Vĩnh Phúc là một trong số ít các tỉnh của cả nước có cơ cấu kinh tế công nghiệp-dịch-nông nghiệp. Bên cạnh đó, các quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề mới trong nông nghiệp, nông thôn và nông dân của địa phương, trong đó đặc biệt là các vấn đề đất đai; lao động, việc làm; quy hoạch nông nghiệp, nông thôn; hiệu quả sản xuất nông nghiệp; chế biến và tiêu thụ nông sản; môi trường sinh thái, v.v….

Những vấn đề mà Vĩnh Phúc gặp phải, một mặt, có tính chất đặc thù địa phương, mặt khác, cũng có những nét chung với các địa phương khác của cả nước trong quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế. Do vậy, yêu cầu được đặt ra trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc là phải làm rõ được những vấn đề bức xúc trước mắt với những vấn đề lâu dài, những vấn đề có tính chất đặc thù của địa phương với những vấn đề mà những địa phương khác trong vùng và của cả nước cũng gặp phải… trên cơ sở đó, xác định những giải pháp chính sách mà địa phương có thể giải quyết được và những giải pháp chính sách cần có sự chỉ đạo, giúp đỡ từ các cơ quan quản lý trung ương. Hai báo cáo về “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Vĩnh Phúc: Thực trạng, vấn đề và yêu cầu đổi mới chính sách” của Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, và về “Tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng” của Viện CS&CL PTNNNT về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu này.

Hội thảo cũng đã được nghe nhiều ý kiến tham luận của các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý, nghiên cứu trong và ngoài ngành. Đại diện các cơ quan Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Nông nghiệp&PTNNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên-Môi trường, Bộ Xây dựng, v.v… đã đề cập đến những góc độ khác nhau trong phát triển nông nghiệp, nông thôn của Vĩnh Phúc nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần làm rõ các vấn đề được đặt ra cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn.

Trên thực tế, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn có phạm vi đối tượng rất rộng, bao gồm phần lớn dân số, địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế cơ bản của người dân nước ta hiện nay. Hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì vậy, đòi hỏi một cách khách quan sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị quản lý, nghiên cứu và tư vấn trung ương và địa phương, cả trong và ngoài ngành. Những kết quả ban đầu của sự phối hợp giữa Viện CS&CL PTNNNT và Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc đã mở ra một hướng đi mới trong công tác hoạch định chính sách nông nghiệp và phát triển nông thôn ở nước ta, góp phàn kết nối nghiên cứu khoa học với thực tiễn đời sống và công tác quản lý kinh tế-xã hội.

Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Agroinfo)

NỘI DUNG KHÁC

Phát triển nông nghiệp Lào Cai sau hội nhập WTO

30-10-2006

Ngày 20/10/2006, UBND Tỉnh Lào Cai tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất nông nghiệp Lào Cai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, với mục đích thu nhận những thông tin mới nhất về những tác động có thể của sự kiện Việt Nam gia nhập WTO tới sự phát triển của Lào Cai nói chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng.

Chế biến xuất khẩu đồ gỗ: Đột phá sau hội nhập?

26-10-2006

Ngành chế biến xuất khẩu đồ gỗ đang hướng đến mục tiêu đến năm 2010 phải đạt kim ngạch xuất khẩu (XK) 5,5 tỷ USD. Liệu mục tiêu này có đạt được, khi hiện nay vấn đề nguyên liệu và nhân lực vẫn còn nhiều chuyện phải bàn…

Tìm hướng phát triển cho Lâm nghiệp

24-10-2006

Trong buổi làm việc của Nguyên Phó Thủ Tướng Nguyễn Công Tạn với Viện Chính sách Chiến Lược Phát triển nông nghiệp nông thôn ngày 13 tháng 10 năm 2006, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn đã trao đổi về “ Tìm hướng phát triển cho Lâm nghiệp” trong thời gian tới.

Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Kỳ II

23-10-2006

Trợ cấp xuất khẩu. Trong giai đoạn 1998 trở về trước, Việt Nam không trợ cấp trực tiếp xuất khẩu từ ngân sách Nhà nước.
Nhưng trong giai đoạn 1999-2001, sau khủng hoảng tài chính Châu Á, làm đồng tiền các nước này mất giá, kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, giá nông sản trên thị trường thế giới giảm mạnh, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nông dân, Chính phủ đã phải tăng cường trợ cấp xuất khẩu, thông qua bù lỗ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu.

Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam - Kỳ 1

20-10-2006

Trong điều kiện các vòng đàm phán đa phương gặp khó khăn và sự tăng cường các thoả thuận hợp tác song phương và khu vực, Việt Nam cần có những điều chỉnh chính sách, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp sao  phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng đảm bảo tăng cường khả năng cạnh tranh, duy trì phát triển nông nghiệp nông thôn.

Diễn đàn Chính sách huy động tri thức của tập thể.

11-10-2006

Trong 20 năm đổi mới, những đột phá chính sách trong nông nghiệp nông thôn đóng vai trò quyết định, thúc đẩy tăng trưởng nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở đường cho công cuộc đổi mới toàn diện tạo nên những thành công về phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Nông sản Trung Quốc “làm mưa làm gió” thị trường.

11-10-2006

Chỉ sau 2 năm có mặt chính thức tại thị trường Tp.HCM, nông sản của Trung Quốc đã bắt đầu “làm mưa làm gió”. Theo Ban quản lý chợ đầu mối Thủ Đức, nếu tháng 8/2005 lượng hàng nông sản của Trung Quốc về chợ chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng hàng rau củ quả, trái cây hàng đêm, thì đến ngày 3/10/2006, lượng hàng này đã chiếm 30%-35%.

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ II)

9-10-2006

Khu vực ASEAN là khu vực “đất chật, người đông” bởi diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người trên tổng dân số hoạt động trong nông nghiệp là rất thấp: 0,36 ha. Mức này thấp hơn mức chung của thế giới: 0,52 ha (2003).

Nông nghiệp Việt Nam trong ASEAN (Kỳ I)

5-10-2006

ASEAN hiện có 10 nước thành viên (gồm 5 nước sáng lập viên năm 1967 là Indonêxia, Malaixia, Philipine, Singapore và Thái Lan, và 5 nước kết nạp sau là Brunây năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Myanma năm 1997, Campuchia năm 1999).

Hồ tiêu Việt Nam: một năm thắng lớn.

4-10-2006

Dù còn 4 tháng nữa mới hết năm 2006, nhưng cả nông dân và doanh nghiệp đã có thể khẳng định, đây là một năm thành công lớn của hồ tiêu Việt Nam. Đến những ngày cuối tháng 8/2006, giá hạt tiêu đen thu mua trong nước, loại 500 g/l đã ở mức 31.500 đ/kg xuất khẩu, cao gần gấp đôi so với mức giá thu mua bình quân của cả năm 2005.

Thái Lan: Lo ngại Việt Nam trở thành đối thủ xuất khẩu gạo đáng gờm (Kỳ I).

2-10-2006

Trong những năm gần đây, Việt Nam và Thái Lan đã trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp tại thị trường Trung Quốc trong một số lĩnh vực như trái cây, thuỷ sản. Đặc biệt, trong lĩnh vực xuất khẩu gạo, theo giới truyền thông Thái Lan, Việt Nam đang là mối lo ngại lớn và trong một thời gian không xa có thể trở thành đối thủ cạnh trạnh lớn trực tiếp với Thái Lan.

Cần một hướng đi mới cho giám sát cung cà phê (Kỳ III)

26-9-2006

Điều tra năng suất. Cũng theo kết quả điều tra, năng suất cà phê có xu hướng tăng dần theo tuổi cây cho đến khi cây khoảng 15 tuổi và sau đó có xu hướng giảm dần.

©2025 Viện Chiến lược Chính sách Nông nghiệp và Môi trường
Số 16 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
Tel: 04-39722067, Fax: 84-4-39711062, Email: vienclcs@mae.gov.vn