TIN TỨC-SỰ KIỆN

Giá cà phê, cao su, điều… tăng cao, xuất khẩu nông sản “ghi điểm”

Ngày đăng: 28 | 08 | 2017

Theo số liệu thống kê mới nhất của Bộ NNPTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản tháng 8 ước đạt 3,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu 8 tháng qua đạt 23,66 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 12,6 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2016; Giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 5,07 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Bốc xếp gạo xuất khẩu tại cảng Sài Gòn.

Đối với mặt hàng gạo, trong tháng 8 nước ta đã xuất khẩu khoảng 504 nghìn tấn với giá trị đạt 220 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 3,96 triệu tấn và 1,75 tỷ USD, tăng 19,8% về khối lượng và tăng 17,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng năm 2017 đạt 441,4 USD/tấn, giảm 2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với 40,9% thị phần.

Xuất khẩu cà phê tháng 8 năm 2017 ước đạt 88 nghìn tấn với giá trị đạt 210 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cà phê 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 1,02 triệu tấn và 2,33 tỷ USD, giảm 19,9% về khối lượng nhưng tăng 3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cà phê xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 2.273,2 USD/tấn, tăng tới 29,6% so với cùng kỳ năm 2016. Đức và Hoa Kỳ tiếp tục là hai thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017 với thị phần lần lượt là 15,4% và 13,9%. Các thị trường có giá trị xuất khẩu cà phê trong 7 tháng đầu năm 2017 tăng mạnh là: Hàn Quốc (70,3%), Bỉ (29,8%), Hoa Kỳ (20%), Italia (16,7%), Angieri (13,1%) và Đức (10,2%).

Trong tháng 8, mặt hàng cao su tăng tới 52% giá trị xuất khẩu. 

Đáng chú ý, mặt hàng cao su tăng tới 52% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2016. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu cao su tháng 8 năm 2017 đạt 160 nghìn tấn với giá trị đạt 243 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 795 nghìn tấn và 1,36 tỷ USD, tăng 11,2% về khối lượng và tăng 52% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Giá cao su xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 1.765,2 USD/tấn, tăng 41,2% so với cùng kỳ năm 2016. Trung Quốc, Malaysia và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2017, chiếm thị phần lần lượt 61,6%, 5,5% và 4,4%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu hạt điều cũng có sự tăng trưởng về kim ngạch, do giá xuất khẩu tăng, dù khối lượng trong 8 tháng giảm 1,1%. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu hạt điều 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 223 nghìn tấn và 2,2 tỷ USD, tăng 24,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm 2017 đạt 9.842,5 USD/tấn, tăng 27,2% so với cùng kỳ năm 2016.

Mặt hàng thuỷ sản, rau quả vẫn giữ vững phong độ, khi giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 8 ước đạt 749 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu thủy sản 8 tháng ước đạt 5,13 tỷ USD, tăng 18,1%; xuất khẩu rau quả tháng 8 năm 2017 ước đạt 296 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu hàng rau quả 8 tháng đầu năm 2017 ước đạt 2,32 tỷ USD, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm 2016.

Ở chiều ngược lại, giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong tháng 8 năm 2017 ước đạt 2,69 tỷ USD, đưa giá trị nhập khẩu nông, lâm, thủy sản trong 8 tháng đạt 19,17 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, ước tính nhập khẩu các mặt hàng nông sản chính đạt 14,92 tỷ USD, tăng khoảng 32,6% so với cùng kỳ năm 2016.

Theo Dân Việt

NỘI DUNG KHÁC

Doanh nghiệp gặp khó với các quy định an toàn thực phẩm

28-8-2017

Nhiều hiệp hội thực phẩm, tổ chức vừa gửi kiến nghị lên Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị sửa đổi Nghị định 38/2012 (Nghị định 38) hướng dẫn một số điều của Luật An toàn thực phẩm (ATTP).

Thuế tiêu thụ: có thực sự mang tính lũy thoái?

28-8-2017

Khi Bộ Tài chính đề xuất nâng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ mức 10% lên 12%, nhiều chuyên gia cảnh báo cần phải xem xét quyết định này một cách cẩn trọng vì thuế GTGT có bản chất lũy thoái, tức đánh vào người có thu nhập thấp nhiều hơn người có thu nhập cao.

Sáu hệ lụy từ sự vô lý của nhiều điều kiện kinh doanh

28-8-2017

Những tác động tiêu cực từ yếu kém của quy định về điều kiện kinh doanh đang đi ngược lại và cản trở quyết tâm, giải pháp của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Sở Nông nghiệp là nơi cấp chứng nhận hữu cơ

28-8-2017

Để tạo thuận lợi và khuyến khích cho người dân, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) các tỉnh, thành sẽ là nơi cấp giấy chứng nhận hữu cơ và chứng nhận này chỉ bán ở thị trường trong nước.

Tuần lễ APEC tại Cần Thơ: đối thoại và hợp tác về nông nghiệp

28-8-2017

Ngày 24-8-2017, Tuần lễ APEC tại Cần Thơ tiếp tục ngày làm việc thứ 7 với cuộc đối thoại giữa các bộ trưởng 21 nền kinh tế thành viên APEC và lãnh đạo các doanh nghiệp APEC về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cường sản xuất lương thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững.

APEC ra Tuyên bố Cần Thơ

28-8-2017

Chiều 25-8-2017, các đại biểu đã thông qua “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm về ANLT và BĐKH”; “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về phát triển nông thôn - thành thị bền vững nhằm tăng cường ANLT và đảm bảo chất lượng tăng trưởng” và “Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH”.

Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

24-8-2017

Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang là xu hướng và giải pháp để tạo ra đột biến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Thực tế khẳng định hiệu quả của mô hình này, song để mở rộng vẫn cần nhiều giải pháp tháo gỡ các “nút thắt” như cơ chế chính sách, vốn, công nghệ…

Tăng cường quản lý tài nguyên nước

22-8-2017

Trong khuôn khổ của Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại TP Cần Thơ, các nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu ảnh hưởng tới việc sử dụng, chia sẻ nguồn nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “An ninh lương thực là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu”

23-8-2017

Năm nay chúng ta lựa chọn chủ đề an ninh lương thực và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một nội dung, chủ đề được các thành viên APEC rất đồng tình...

Để thực hiện mục tiêu: Cần định vị rõ lợi thế từng ngành hàng

21-8-2017

Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Ngay sau đó, Thủ tướng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhằm rà soát lại kế hoạch năm 2017, đề ra các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào tăng trưởng GDP.

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

22-8-2017

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng. Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Làm nông nghiệp công nghệ cao: "Đói" vốn và đất đai

16-8-2017

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt kết quả như kỳ vọng, trong nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.