TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tuần lễ APEC tại Cần Thơ: đối thoại và hợp tác về nông nghiệp

Ngày đăng: 28 | 08 | 2017

Ngày 24-8-2017, Tuần lễ APEC tại Cần Thơ tiếp tục ngày làm việc thứ 7 với cuộc đối thoại giữa các bộ trưởng 21 nền kinh tế thành viên APEC và lãnh đạo các doanh nghiệp APEC về sử dụng có trách nhiệm tài nguyên để tăng cường sản xuất lương thực và kinh doanh nông nghiệp bền vững.

Chủ trì đối thoại, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho rằng cuộc đối thoại này đã giúp khẳng định nhận thức chung về vai trò quan trọng của cộng đồng doanh nghiệp APEC, với những cam kết tăng cường hợp tác hơn nữa giữa các bên trong nỗ lực bảo đảm an ninh lương thực, ứng phó với tình trạng khan hiếm tài nguyên và tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH).

Riêng với Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Công Tuấn cho biết nông nghiệp Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và là ngành chịu tác động nặng nề do BĐKH. Việt Nam đang triển khai chương trình tái cơ cấu nền nông nghiệp, trong đó có các giải pháp trọng tâm là thúc đẩy ứng dụng khoa học kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất theo hướng tăng cường liên kết chuỗi giá trị, giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH.

Đại diện các nền kinh tế APEC nhấn mạnh rằng tham gia các chương trình này, khối doanh nghiệp sẽ giúp huy động được nhiều nguồn lợi xã hội, bao gồm nguồn nhân lực có chuyên môn cao, nguồn tài chính, để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm sử dụng nguồn lợi hiệu quả và tiết kiệm, giảm thất thoát và lãng phí lương thực.

Dịp này, tại cuộc gặp với bà Kundhavi Kadiresan, Phó tổng giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) kiêm Trưởng đại diện FAO châu Á–Thái Bình Dương, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh cho biết FAO là một đối tác quan trọng và là nguồn cung cấp chính các hỗ trợ kỹ thuật cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Ông Lê Quốc Doanh đề nghị FAO tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực về chính sách, thể chế (như hỗ trợ xây dựng Luật Trồng trọt và Chăn nuôi); phát triển nông thôn, xóa đói giảm nghèo gắn với sáng kiến “Zero hunger”; phòng chống dịch bệnh và an toàn vệ sinh thực phẩm; thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH, nhất là vùng miền núi phía Bắc.

Bà Kundhavi Kadiresan đánh giá cao những thành tựu của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian qua và đề nghị Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các nền kinh tế khác trong khu vực và tăng cường hợp tác Nam-Nam. Bà cũng nhấn mạnh FAO là đối tác kỹ thuật và mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam để phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với BĐKH đồng thời xây dựng khung hợp tác Việt Nam - FAO giai đoạn 2017-2021.

Việt Nam và Úc hợp tác về đánh cá và mua bán thanh long

Bên lề cuộc đối thoại chiều 24-8-2017, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên Úc, Thượng nghị sĩ Anne Ruston, đã ký kết “Bản ghi nhớ về phòng chống đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không theo quy định” nhằm tăng cường quan hệ song phương và đặt cơ sở cho việc hợp tác thường xuyên giữa hai chính phủ trong việc giải quyết vấn đề tàu thuyền mang cờ hai nước đánh bắt cá trái phép, không theo quy định và không báo cáo.

Cũng dịp này, hai bên đã tuyên bố về việc hoàn thiện các thủ tục mở cửa thị trường Úc cho trái thanh long của Việt Nam và mở cửa thị trường Việt Nam cho trái anh đào của Úc. Việt Nam đề nghị Úc hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm tại Việt Nam để xét nghiệm chất lượng tôm sống cho xuất khẩu. Hai bên cũng cam kết phối hợp chặt chẽ để đẩy nhanh các thủ tục tiếp cận cho các nông sản khác, góp phần tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước.

 

http://mobile.thesaigontimes.vn/tinbaichitiet/164022/

NỘI DUNG KHÁC

APEC ra Tuyên bố Cần Thơ

28-8-2017

Chiều 25-8-2017, các đại biểu đã thông qua “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm về ANLT và BĐKH”; “Kế hoạch hành động để thực hiện Chương trình khung nhiều năm của APEC về phát triển nông thôn - thành thị bền vững nhằm tăng cường ANLT và đảm bảo chất lượng tăng trưởng” và “Tuyên bố Cần Thơ về tăng cường ANLT và nông nghiệp bền vững thích ứng với BĐKH”.

Thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao

24-8-2017

Việc xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) đang là xu hướng và giải pháp để tạo ra đột biến, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương. Thực tế khẳng định hiệu quả của mô hình này, song để mở rộng vẫn cần nhiều giải pháp tháo gỡ các “nút thắt” như cơ chế chính sách, vốn, công nghệ…

Tăng cường quản lý tài nguyên nước

22-8-2017

Trong khuôn khổ của Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại TP Cần Thơ, các nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu ảnh hưởng tới việc sử dụng, chia sẻ nguồn nước.

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “An ninh lương thực là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu”

23-8-2017

Năm nay chúng ta lựa chọn chủ đề an ninh lương thực và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một nội dung, chủ đề được các thành viên APEC rất đồng tình...

Để thực hiện mục tiêu: Cần định vị rõ lợi thế từng ngành hàng

21-8-2017

Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Ngay sau đó, Thủ tướng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhằm rà soát lại kế hoạch năm 2017, đề ra các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào tăng trưởng GDP.

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

22-8-2017

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng. Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Làm nông nghiệp công nghệ cao: "Đói" vốn và đất đai

16-8-2017

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt kết quả như kỳ vọng, trong nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.

Những giải pháp nâng tầm thương mại nông sản Việt - Trung

21-8-2017

Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất kể cả về kim ngạch cũng như khối lượng trong thương mại nông sản nguồn gốc thực vật của Việt Nam. Dù vậy, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều rủi ro, cần có giải pháp đồng bộ để kết nối giữa thị trường nội địa Việt Nam với thị trường Trung Quốc, giúp thương mại biên giới ngày càng phát triển.

Di cư tự do tại Tây Nguyên: Hệ lụy khó lường

16-8-2017

Những năm qua, người dân từ các tỉnh phía bắc vẫn có xu hướng rời quê hương vào các tỉnh Tây Nguyên - nơi có điều kiện thuận lợi, để tìm một cuộc sống mới. Vấn đề di cư tự do (DCTD) tiếp tục tiềm ẩn nhiều hệ lụy; nạn phá rừng, tình hình an ninh, trật tự... cần chính quyền nơi dân di cư đi và đến xem xét, xử lý thấu đáo.

TS Đặng Kim Sơn: Vay và cho vay nông nghiệp không dễ!

5-4-2017

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,thành viên HĐQT Tập đoàn PAN Group đã cuộc trò chuyện với phóng viên NDH xung quanh câu chuyện của ngành nông nghiệp năm 2017.

VPA: Thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường hồ tiêu Việt Nam

9-8-2017

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

7-8-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.