TIN TỨC-SỰ KIỆN

Tăng cường quản lý tài nguyên nước

Ngày đăng: 22 | 08 | 2017

Trong khuôn khổ của Tuần lễ An ninh lương thực APEC 2017 tại TP Cần Thơ, các nước đặc biệt quan tâm tới vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu ảnh hưởng tới việc sử dụng, chia sẻ nguồn nước.

Nước là một trong những yếu tố sống còn cho sản xuất lương thực trên thế giới

Các nước cho rằng cần khẩn trương hợp tác quốc tế cùng nhau chia sẻ, sử dụng nguồn nước hợp lý.

Từ lâu, nước là một nguồn lực quan trọng và là một trong những yếu tố sống còn cho sản xuất lương thực (nông nghiệp hiện đang sử dụng 70% lượng tiêu thụ nước trên thế giới). Tuy nhiên nguồn nước này là có hạn và ngày càng trở nên khan hiếm do nhu cầu sản xuất lương thực và đáp ứng dân số ngày càng tăng và biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt. Tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và cho sản xuất lương thực đã xảy ra ở nhiều nền kinh tế trong khu vực APEC.

Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình BĐKH ngày càng khắc nghiệt, cùng với việc sử dụng chưa hợp lý, khiến nguồn nước ngày càng trở nên khan hiếm. Một số nước trong khu vực APEC đã và đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt, sản xuất lương thực. Với những nguyên nhân trên, trong Tuần lễ An ninh lương thực APEC năm 2017, các nước đặt vấn đề tại hội thảo “Thách thức đối với an ninh lương thực và tài nguyên nước trong bối cảnh BĐKH trong khu vực APEC” lên đầu tiên.

Tại hội thảo, các nền kinh tế thảo luận về việc chính phủ các nền kinh tế Úc, Philippines, Peru đưa ra chính sách và quản lý tài nguyên nước như thế nào; việc phân bổ cho các hệ thống chính trị, kinh tế, hành chính và xã hội mà có ảnh hưởng đến việc sử dụng tài nguyên nước như thế nào; những khoảng cách trong việc quản trị nguồn nước của các nền kinh tế APEC; tác động của BĐKH tại các nền kinh tế Việt Nam, Nhật Bản. Hàng loạt thách thức của các nền kinh tế được các chuyên gia phân tích chính sách của OECD nghiên cứu và cùng trao đổi như khan hiếm nước, biến đổi khí hậu, nhu cầu sản xuất nông nghiệp đồng thời là kinh nghiệm của các nền kinh tế với quản lý nguồn nước, với canh tác nông nghiệp tốt, tưới tiêu tiên tiến nuôi trồng thủy sản… được đưa ra trao đổi.

Ông Trần Kim Long, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT) cho rằng: “Nước không chỉ là tài nguyên của một quốc gia mà là tài nguyên xuyên biên giới của các nền kinh tế. Do đó, cần khẩn trương xây dựng và thực hiện các chiến lược quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong quản lý tài nguyên nước”.

Các đại biểu đến từ 21 nền kinh tế APEC đều thống nhất cho rằng, cần khẩn trương xây dựng, thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp, tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế trong quản lý tài nguyên nước.

Theo Nông nghiệp Việt Nam

NỘI DUNG KHÁC

Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường: “An ninh lương thực là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu”

23-8-2017

Năm nay chúng ta lựa chọn chủ đề an ninh lương thực và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu là một nội dung, chủ đề được các thành viên APEC rất đồng tình...

Để thực hiện mục tiêu: Cần định vị rõ lợi thế từng ngành hàng

21-8-2017

Trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, Chính phủ yêu cầu các ngành, các cấp chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,7%. Ngay sau đó, Thủ tướng đã chủ trì họp Thường trực Chính phủ với một số bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty nhằm rà soát lại kế hoạch năm 2017, đề ra các biện pháp để hoàn thành mục tiêu đề ra, trong đó tập trung vào tăng trưởng GDP.

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

22-8-2017

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng. Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Làm nông nghiệp công nghệ cao: "Đói" vốn và đất đai

16-8-2017

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt kết quả như kỳ vọng, trong nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.

Những giải pháp nâng tầm thương mại nông sản Việt - Trung

21-8-2017

Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất kể cả về kim ngạch cũng như khối lượng trong thương mại nông sản nguồn gốc thực vật của Việt Nam. Dù vậy, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều rủi ro, cần có giải pháp đồng bộ để kết nối giữa thị trường nội địa Việt Nam với thị trường Trung Quốc, giúp thương mại biên giới ngày càng phát triển.

Di cư tự do tại Tây Nguyên: Hệ lụy khó lường

16-8-2017

Những năm qua, người dân từ các tỉnh phía bắc vẫn có xu hướng rời quê hương vào các tỉnh Tây Nguyên - nơi có điều kiện thuận lợi, để tìm một cuộc sống mới. Vấn đề di cư tự do (DCTD) tiếp tục tiềm ẩn nhiều hệ lụy; nạn phá rừng, tình hình an ninh, trật tự... cần chính quyền nơi dân di cư đi và đến xem xét, xử lý thấu đáo.

TS Đặng Kim Sơn: Vay và cho vay nông nghiệp không dễ!

5-4-2017

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,thành viên HĐQT Tập đoàn PAN Group đã cuộc trò chuyện với phóng viên NDH xung quanh câu chuyện của ngành nông nghiệp năm 2017.

VPA: Thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường hồ tiêu Việt Nam

9-8-2017

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

7-8-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sửa Nghị định 210 để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

7-7-2017

Để doanh nghiệp tăng đầu tư vào nông nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ xác định việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là cần thiết và cấp bách.

Rào cản của "cú hích" 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

3-8-2017

Sự ra đời của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú hích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất.

Kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

31-7-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.