TIN TỨC-SỰ KIỆN

Triển khai quyết liệt các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng

Ngày đăng: 22 | 08 | 2017

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các giải pháp bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng. Quan điểm chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017 đã được Quốc hội thông qua, đặc biệt là chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch, Tổng giám đốc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra theo các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,7% và các chỉ tiêu tăng trưởng của từng ngành, lĩnh vực theo kịch bản đã đề ra, coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ trong điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng; không được chủ quan trong điều hành; tập trung theo dõi sát tình hình quốc tế, trong nước để có đối sách phù hợp, kịp thời; chú ý những diễn biến nhanh, phức tạp về tình hình thế giới, khu vực ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta và tình hình thiên tai, bão lũ đang tiếp tục diễn biến phức tạp ở nhiều vùng, địa phương trong cả nước.

Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi; tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, quy định pháp luật để thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; kịp thời xử lý những rào cản, kiến nghị; rà soát, cắt giảm tối đa các khoản chi phí cả chính thức và không chính thức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Tập trung chỉ đạo bảo đảm tín dụng cho nền kinh tế, tập trung vào những lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng; phấn đấu tốc độ tăng trưởng tín dụng cả năm đạt 21%. Sử dụng linh hoạt các công cụ thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng đầu tư và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Xử lý kịp thời các vướng mắc về thuế, phí; tăng cường các hoạt động tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch.

Tăng cường kỷ luật tài chính - NSNN; tập trung chống thất thu, nợ đọng thuế, chuyển giá; triệt để tiết kiệm chi, bảo đảm hiệu quả và theo dự toán được duyệt, kể cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp; tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính về thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội...

Kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu

Đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu để giảm nhập siêu; tăng cường xuất khẩu dịch vụ tại chỗ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, trong đó lưu ý các mặt hàng và thị trường trọng điểm. Có các biện pháp hiệu quả kiểm soát nhập khẩu, nhất là áp dụng những rào cản kỹ thuật, đúng quy định của pháp luật và phù hợp các cam kết quốc tế.

Thúc đẩy tiêu dùng và thị trường phát triển trong nước; nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, tạo niềm tin cho người tiêu dùng; phát triển sản xuất và phân phối những hàng hóa trong nước có chất lượng tốt, thay thế hàng nhập khẩu. Tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn, bảo đảm hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, thoái vốn đã đề ra cho năm 2017; đề cao trách nhiệm người đứng đầu, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình trì hoãn, làm chậm cổ phần hóa, thoái vốn và những sai phạm.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, phân tích, đánh giá kỹ tình hình, có phương pháp tính GDP phù hợp, xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2018 và những năm tiếp theo trên nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ, khả thi và phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII.

Theo Kinh tế nông thôn

NỘI DUNG KHÁC

Làm nông nghiệp công nghệ cao: "Đói" vốn và đất đai

16-8-2017

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt kết quả như kỳ vọng, trong nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.

Những giải pháp nâng tầm thương mại nông sản Việt - Trung

21-8-2017

Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất kể cả về kim ngạch cũng như khối lượng trong thương mại nông sản nguồn gốc thực vật của Việt Nam. Dù vậy, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều rủi ro, cần có giải pháp đồng bộ để kết nối giữa thị trường nội địa Việt Nam với thị trường Trung Quốc, giúp thương mại biên giới ngày càng phát triển.

Di cư tự do tại Tây Nguyên: Hệ lụy khó lường

16-8-2017

Những năm qua, người dân từ các tỉnh phía bắc vẫn có xu hướng rời quê hương vào các tỉnh Tây Nguyên - nơi có điều kiện thuận lợi, để tìm một cuộc sống mới. Vấn đề di cư tự do (DCTD) tiếp tục tiềm ẩn nhiều hệ lụy; nạn phá rừng, tình hình an ninh, trật tự... cần chính quyền nơi dân di cư đi và đến xem xét, xử lý thấu đáo.

TS Đặng Kim Sơn: Vay và cho vay nông nghiệp không dễ!

5-4-2017

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,thành viên HĐQT Tập đoàn PAN Group đã cuộc trò chuyện với phóng viên NDH xung quanh câu chuyện của ngành nông nghiệp năm 2017.

VPA: Thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường hồ tiêu Việt Nam

9-8-2017

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

7-8-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sửa Nghị định 210 để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

7-7-2017

Để doanh nghiệp tăng đầu tư vào nông nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ xác định việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là cần thiết và cấp bách.

Rào cản của "cú hích" 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

3-8-2017

Sự ra đời của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú hích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất.

Kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

31-7-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.

Mở cửa Trung tâm phân phối nông sản an toàn đầu tiên trên cả nước

31-7-2017

Để tăng cường liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, sáng (29.7), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu trên cả nước chính thức mở cửa Trung tâm trưng bày, giới thiệu và phân phối nông sản thực phẩm an toàn đầu tiên trên cả nước

Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Điều

31-7-2017

Liên quan đến việc Hiệp hội Điều kêu khó vì bị ách tắc hàng ở cửa khẩu, ngày 27/7, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã ký công văn chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp là “đầu tàu” của chuỗi giá trị

17-7-2017

Trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần có chính sách tăng cường phổ biến kiến thức, năng lực quản trị cho người nông dân.