TIN TỨC-SỰ KIỆN

Làm nông nghiệp công nghệ cao: "Đói" vốn và đất đai

Ngày đăng: 16 | 08 | 2017

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chưa đạt kết quả như kỳ vọng, trong nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Chính phủ quyết định thực hiện từ năm 2012. Tuy nhiên đến nay, sau 5 năm triển khai, Chương trình này chưa gặt hái kết quả như kỳ vọng, trong số nhiều nguyên nhân thì có khó khăn về đất đai và vốn.

Làm nông nghiệp có thể cho doanh thu 9 tỷ đồng/ha/năm

Là địa phương đang dẫn đầu cả nước về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh Lâm Đồng đã có gần 50.000 ha đất sản xuất ứng dụng công nghệ cao (CNC), chiếm 18% diện tích đất canh tác, với 9 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp nông nghiệp CNC (chiếm 31% số doanh nghiệp CNC của cả nước).

Nhiều sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được trưng bày tại Hội nghị toàn quốc về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, diễn ra tại Đà Lạt sáng 14/8/2017.

Theo ông Phạm S, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, có được kết quả như hiện nay là nhờ tỉnh đã xác định nông nghiệp ứng dụng CNC là khâu đột phá trong sản xuất, do đó tỉnh đã triển khai chương trình nông nghiệp ứng dụng CNC từ năm 2003. Tỉnh đã và đang triển khai quy hoạch 1 khu nông nghiệp ứng dụng CNC, 1 khu công nghiệp nông nghiệp, 7 khu nông nghiệp CNC tập trung và 19 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC.

Đặc biệt, hiện nay, tại Lâm Đồng, đã có mô hình sản xuất rau cao cấp đạt 400 triệu đến 500 triệu đồng/ha/năm, cá biệt có doanh nghiệp sản xuất rau thủy canh đạt từ 8 đến 9 tỷ đồng/ha/năm; hoa đạt đến 1,2 tỷ đồng/ha/năm; chè chất lượng cao đạt 250 triệu đồng/ha/năm và cà phê đạt 240 triệu đồng/ha/năm. Nhiều sản phẩm đã được chứng nhận nhẵn hiệu, liên kết sảnxuất theo chuỗi và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Toàn tỉnh Lâm Đồng cũng đã có 19 nông sản được công nhận nhãn hiệu, bên cạnh đó tỉnh đang xây dựng và phát triển thương hiệu "Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành" giai đoạn 2017-2020 với nguồn ngân sách đầu tư khoảng 11 tỷ đồng.

Đến nay, tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC của tỉnh đạt 30% giá trị sản xuất ngành nông nghiệp toàn tỉnh; lợi nhuận cho người sản xuất đạt trên 30% so với doanh thu. Hiện giá trị sản xuất năm 2016 của tỉnh Lâm Đồng đạt bình quân hơn 160 triệu đồng/ha/năm, trong đó có khoảng 14.000 ha đạt từ 250 - 500 triệu/ha/năm; khoảng 12.000 ha đạt từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm; 1.500 ha đạt từ 1-2 tỷ/ha/năm.

Vẫn khó khăn về vốn và đất đai

Dù kết quả làm nông nghiệp ứng dụng CNC của Lâm Đồng được đánh giá là hình mẫu trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước. Tuy nhiên, bản thân địa phương này cũng đang gặp nhiều rào cản, trong đó có rào cả về đất đai và nguồn vốn tín dụng.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, cho biết tỉnh đã thực hiện nhiều cách tích tụ ruộng đất, như: nhà nước giải phóng mặt bằng, thuê đất của dân ổn định và xây dựng hạ tầng rồi cho doanh nghiệp thuê lại; doanh nghiệp tự làm dự án, tỉnh duyệt và giao đất cho doanh nghiệp (từ 20-50 năm); doanh nghiệp tự thỏa thuận mua đất hoặc thuê đất của dân, nhà nước hỗ trợ làm thủ tục để nhà đầu tư thỏa thuận đền bù, giải tỏa mặt bằng.

Tuy nhiên, cái khó trong quá trình tích tụ ruộng đất là việc giải phóng mặt bằng do giá đất đền bù cho nhân dân thấp hơn giá thị trường; một số lô đất có tổng tiền bồi thường, hỗ trợ san ủi khá lớn nên khó thực hiện việc thu hút đầu tư. 

Còn về chính sách tín dụng, ông Sơn cho biết, tuy đã có hạn mức vốn cho nông nghiệp ứng dụng CNC, nhưng việc tiếp cận vốn còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nội dung về thế chấp, xác nhận tài sản đầu tư cho nông nghiệp. 

Chia sẻ sự khó khăn này, ông Trần Văn Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cũng cho rằng, việc triể khai cho vay làm nông nghiệp ứng dụng CNC còn nhiều khó khăn. Bởi đây là lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro khi triển khai dự án, trong khi lại thiếu các công cụ phòng ngừa rủi ro, nhất là chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp. 

Hơn nữa, vốn đầu tư cho dự án nông nghiệp CNC rất lớn (theo thực tế tại Lâm Đồng, đầu tư ứng dụng nhà kính trong sản xuất tốn 1,3-3,0 tỷ đồng/ha) và giá thành trên một đơn vị sản phẩm khá cao. Nhưng hầu hết sản phẩm đầu ra chưa có được thị trường tiêu thụ ổn định, thiếu các chế tài cần thiết để bảo vệ và thông tin đến người dùng nên hiệu quả đầu tư còn hạn chế.

Hơn nữa, theo ông Tần, hiện nay các công trình sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC như nhà kính, nhà lưới... chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp gây khó khăn  cho doanh nghiệp khi làm thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo, thế chấp vay vốn ngân hàng./.

Theo VOV

NỘI DUNG KHÁC

Những giải pháp nâng tầm thương mại nông sản Việt - Trung

21-8-2017

Đến thời điểm này, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất kể cả về kim ngạch cũng như khối lượng trong thương mại nông sản nguồn gốc thực vật của Việt Nam. Dù vậy, việc xuất khẩu sang thị trường này cũng gặp nhiều rủi ro, cần có giải pháp đồng bộ để kết nối giữa thị trường nội địa Việt Nam với thị trường Trung Quốc, giúp thương mại biên giới ngày càng phát triển.

Di cư tự do tại Tây Nguyên: Hệ lụy khó lường

16-8-2017

Những năm qua, người dân từ các tỉnh phía bắc vẫn có xu hướng rời quê hương vào các tỉnh Tây Nguyên - nơi có điều kiện thuận lợi, để tìm một cuộc sống mới. Vấn đề di cư tự do (DCTD) tiếp tục tiềm ẩn nhiều hệ lụy; nạn phá rừng, tình hình an ninh, trật tự... cần chính quyền nơi dân di cư đi và đến xem xét, xử lý thấu đáo.

TS Đặng Kim Sơn: Vay và cho vay nông nghiệp không dễ!

5-4-2017

Tiến sỹ Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn,thành viên HĐQT Tập đoàn PAN Group đã cuộc trò chuyện với phóng viên NDH xung quanh câu chuyện của ngành nông nghiệp năm 2017.

VPA: Thương lái Trung Quốc đang lũng đoạn thị trường hồ tiêu Việt Nam

9-8-2017

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đề nghị doanh nghiệp thận trọng khi giao dịch mua bán với doanh nghiệp Trung Quốc để tránh hiện tượng gom hàng, làm giá.

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

7-8-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sửa Nghị định 210 để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

7-7-2017

Để doanh nghiệp tăng đầu tư vào nông nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ xác định việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là cần thiết và cấp bách.

Rào cản của "cú hích" 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

3-8-2017

Sự ra đời của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú hích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất.

Kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

31-7-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.

Mở cửa Trung tâm phân phối nông sản an toàn đầu tiên trên cả nước

31-7-2017

Để tăng cường liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, sáng (29.7), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu trên cả nước chính thức mở cửa Trung tâm trưng bày, giới thiệu và phân phối nông sản thực phẩm an toàn đầu tiên trên cả nước

Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Điều

31-7-2017

Liên quan đến việc Hiệp hội Điều kêu khó vì bị ách tắc hàng ở cửa khẩu, ngày 27/7, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã ký công văn chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp là “đầu tàu” của chuỗi giá trị

17-7-2017

Trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần có chính sách tăng cường phổ biến kiến thức, năng lực quản trị cho người nông dân.

Đầu tư vào nông nghiệp loay hoay trong giấc mơ ngàn tỷ

24-7-2017

Các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam đang loay hoay mơ giấc mơ ngàn tỷ bởi những rào cản chính sách khó vượt qua.