TIN TỨC-SỰ KIỆN

Nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu

Ngày đăng: 07 | 08 | 2017

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Mục tiêu đến năm 2020, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu; giá trị gia tăng của các mặt hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu chủ lực tăng bình quân 20% so với hiện nay. Tăng dần tỷ trọng xuất khẩu nông, thủy sản vào thị trường các nền kinh tế phát triển (như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…); phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 8%/năm thời kỳ 2016 - 2020.

Các mặt hàng ưu tiên nâng cao năng lực cạnh tranh gồm nhóm hàng nông, thủy sản, trong đó các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Gạo, cà phê, cao su, thủy sản, hạt tiêu... Nhóm hàng công nghiệp chế biến có các mặt hàng đang có lợi thế xuất khẩu: Dệt may; giày dép; đồ gỗ; điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện...; các mặt hàng sẽ có lợi thế xuất khẩu: Nguyên phụ liệu dệt may, da giày; nhựa và sản phẩm nhựa; phân bón; hóa chất.

Giải pháp chủ yếu thực hiện Đề án là tổ chức lại sản xuất thông qua chuyển đổi phương thức sản xuất và xuất khẩu, trong đó, đối với nông sản, chuyển từ sản xuất nhỏ phân tán sang sản xuất tập trung quy mô lớn, quản lý chất lượng từ nuôi trồng đến vận chuyển, chế biến, bảo quản, tiêu thụ; đối với sản phẩm công nghiệp, chuyển từ gia công thuần túy sang các phương thức sản xuất có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị hàng hóa.

Về chuyển đổi phương thức xuất khẩu, chuyển từ xuất khẩu qua trung gian sang xuất khẩu trực tiếp; chuyển từ xuất khẩu theo điều kiện giao hàng FOB sang xuất khẩu theo điều kiện giao hàng CIF.

Bên cạnh đó, là giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng sản phẩm có giá trị gia tăng cao; nâng cao chất lượng đối với sản phẩm xuất khẩu; phát triển công nghiệp hỗ trợ đối với các ngành có lợi thế xuất khẩu; tăng cường vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh hàng xuất khẩu Việt Nam; củng cố và mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu; tăng cường xây dựng thương hiệu quốc gia, thương hiệu sản phẩm xuất khẩu và thương hiệu doanh nghiệp.

Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp; nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao năng lực của các hiệp hội ngành hàng.

Nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu

Trong đó, về nâng cao năng lực của doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu, đặc biệt doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ và đổi mới quy trình sản xuất sản phẩm đạt chất lượng, tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng chuyển sang phương thức sản xuất và phương thức quản trị tiên tiến theo các hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa phù hợp với từng thị trường và năng lực của doanh nghiệp; tham gia vào mạng lưới sản xuất, phân phối ở nước ngoài và các chuỗi giá trị toàn cầu.

Khuyến khích, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tăng cường các mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối, giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến – bảo quản - tiêu thụ, giữa nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học (trong nông nghiệp), giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin thị trường và xúc tiến thương mại thông qua phát triển hệ thống thông tin thương mại thị trường và tăng cường công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường hỗ trợ doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp trong đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người lao động trực tiếp); cung cấp thông tin tư vấn và hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo Chinhphu.vn

NỘI DUNG KHÁC

Sửa Nghị định 210 để thu hút đầu tư vào nông nghiệp

7-7-2017

Để doanh nghiệp tăng đầu tư vào nông nghiệp, qua đó thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Chính phủ xác định việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn là cần thiết và cấp bách.

Rào cản của "cú hích" 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp công nghệ cao

3-8-2017

Sự ra đời của gói tín dụng 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại để cho vay phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch được cho là một cú hích lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư, sản xuất.

Kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp

31-7-2017

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về việc Báo cáo tình hình hoạt động Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty năm 2016 và kế hoạch năm 2017.

Mở cửa Trung tâm phân phối nông sản an toàn đầu tiên trên cả nước

31-7-2017

Để tăng cường liên kết giữa người sản xuất, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng, sáng (29.7), Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn tiêu biểu trên cả nước chính thức mở cửa Trung tâm trưng bày, giới thiệu và phân phối nông sản thực phẩm an toàn đầu tiên trên cả nước

Tháo gỡ vướng mắc liên quan đến kiến nghị của Hiệp hội Điều

31-7-2017

Liên quan đến việc Hiệp hội Điều kêu khó vì bị ách tắc hàng ở cửa khẩu, ngày 27/7, Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan Vũ Ngọc Anh đã ký công văn chính thức lên tiếng về vấn đề này.

Nông nghiệp công nghệ cao: Doanh nghiệp là “đầu tàu” của chuỗi giá trị

17-7-2017

Trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cần có chính sách tăng cường phổ biến kiến thức, năng lực quản trị cho người nông dân.

Đầu tư vào nông nghiệp loay hoay trong giấc mơ ngàn tỷ

24-7-2017

Các doanh nghiệp nông nghiệp của Việt Nam đang loay hoay mơ giấc mơ ngàn tỷ bởi những rào cản chính sách khó vượt qua.

TTCK phái sinh đã sẵn sàng

24-7-2017

Dự kiến đầu tháng 8 tới đây, thị trường chứng khoán (TTCK) phái sinh sẽ chính thức đi vào hoạt động. Trải qua một chặng đường khá dài chuẩn bị về cơ sở vật chất, điều kiện thị trường cũng như trình độ nhân lực, đến thời điểm này, có thể thấy tất cả mọi thứ đã đạt đến điểm chín muồi cho sự ra đời của TTCK phái sinh.

Mục tiêu 250 triệu USD và 10.000 tỷ đồng của ngành chè

14-7-2017

Mục tiêu ngành chè Việt Nam năm 2017 là xuất khẩu chính ngạch đạt trên 150.000 tấn với kim ngạch trên 250 triệu USD, đồng thời chiếm lĩnh được thị trường trong nước với sản lượng khoảng 50.000 tấn và doanh thu khoảng 10.000 tỷ đồng.

Cải cách kiểm tra chuyên ngành: còn khoảng cách rất lớn với yêu cầu của Chính phủ

14-7-2017

TS Nguyễn Đình Cung cho rằng “danh mục hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành quá nhiều, thông thường cứ dài ra, nhiều lên”.

VCCI đề nghị tiếp tục giảm quy định về xuất khẩu gạo

13-7-2017

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị thay đổi nhiều điểm trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo do Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo và đang đưa ra lấy ý kiến.

Những "sự thật" mới về thị trường nông thôn

13-7-2017

22,5 triệu người đang sử dụng mạng xã hội Facebook; tăng trưởng của dòng sản phẩm cao cấp tới 38,5%... là hai trong những “sự thật” đáng chú ý về thị trường nông thôn vừa được một công ty nghiên cứu thị trường chỉ ra buộc các nhà sản xuất phải có cái nhìn khác về thị trường luôn được đánh giá là tiềm năng này.